Tác giả - Tác phẩm

Suy niệm Tĩnh tâm năm 2024 : kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa đích thực(1)

  • In trang này
  • Lượt xem: 336
  • Ngày đăng: 10/12/2024 07:45:18

                               SUY NIỆM TĨNH TÂM NĂM 2024

           KINH NGHIỆM GẶP GỠ THIÊN CHÚA ĐÍCH THỰC[1]

 

Giới thiệu:

Sau đây là 4 bài suy niệm sáng trong dịp tĩnh tâm năm 2024 của linh mục đoàn giáo phận Long Xuyên. 4 bài đều theo cùng một chủ đề: kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa đích thực và cũng là gặp gỡ con người đích thực của mình.

Đây là những bài đã đăng rồi. Tuy nhiên, có những bài đôi khi được thêm giải thích hoặc câu chuyện minh hoạ giúp cho rõ nghĩa hơn.

                           Linh mục Mỹ Sơn giáo phận Long Xuyên

 

 

BÀI MỘT

KINH NGHIỆM GẶP GỠ THIÊN CHÚA

TRONG THINH LẶNG CỦA ÊLIA   

 

Lời Chúa: Trích sách Các Vua quyển 1

Êlia vào một cái hang và nghỉ đêm tại đó. Có lời ĐỨC CHÚA phán với ông: “Ê-li-a ngươi làm gì ở đây?”10 Ông thưa: “Lòng nhiệt thành đối với ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các đạo binh nung nấu con, vì con cái Ít-ra-en đã bỏ giao ước với Ngài, phá hủy bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài. Chỉ còn sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng sống con.”11 Người nói với ông: “Hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt ĐỨC CHÚA. Kìa ĐỨC CHÚA đang đi qua.” Gió to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan ĐỨC CHÚA, nhưng ĐỨC CHÚA không ở trong cơn gió bão. Sau đó là động đất, nhưng ĐỨC CHÚA không ở trong trận động đất.12 Sau động đất là lửa, nhưng ĐỨC CHÚA cũng không ở trong lửa. Sau lửa có tiếng gió hiu hiu.13 Vừa nghe tiếng đó, ông Ê-li-a lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Bấy giờ, có tiếng hỏi ông: “Ê-li-a, ngươi làm gì ở đây?”14 Ông thưa: “Lòng nhiệt thành đối với ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các đạo binh, nung nấu con, vì con cái Ít-ra-en đã bỏ giao ước với Ngài, phá hủy bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài. Chỉ sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng con.” (1 V 19, 9-14)

 

Biến cố núi Carmen và hành trình đến núi Horeb tìm Chúa cho thấy Êlia đã trải qua những cung bậc khác nhau trong kinh nghiệm gặp gỡ Chúa. Hai biến cố đó cũng giúp ông hiểu rõ ông sẽ gặp gỡ Chúa cách đích thực thế nào. Đó cũng là hành trình và kinh nghiệm gặp gỡ Chúa của mỗi người chúng ta. Vậy cuộc gặp gỡ giữa Chúa và Êlia diễn ra thế nào?

Xin ơn: biết năng tìm vào thinh lặng để gặp Chúa.

 

1. “Trước hết, một cơn bão mạnh xẻ núi non ập tới, nhưng Chúa không ở trong cơn bão.” (1 V 19, 10).

Cơn bão dữ dội xẻ núi non ở đây tượng trưng cho lòng nhiệt thành. Một lúc nào đó, Chúa có thể hoàn toàn chiếm hữu chúng ta và làm bừng cháy nơi chúng ta một cơn bão nhiệt tâm. Hãy cảnh giác, dè chừng vì rất có thể chúng ta đang lẫn lộn những cảm xúc của mình với Chúa. Đồng hoá Chúa với những cảm xúc của mình khiến chúng ta không gặp Chua mà là gặp những cảm xúc của ta, những ảo tưởng của ta. Hậu quả là chúng ta vẫn khép kín vào chính mình.

 

Êlia là tấm gương cho chúng ta. Sau những cảm xúc mãnh liệt của vinh quang, oai phong trên núi Carmen là sự trốn chạy trong cô đơn, chán nản của cuộc hành trình dài đăng đẳng, đầy mệt nhọc đến núi Horeb. Ông đã không thực sự gặp Chúa trên núi Carmen trong sự kỳ diệu phi thường của ngọn lửa thiêu đốt lễ vật, mà chỉ gặp những cảm xúc mãnh liệt, chiến thắng của chính mình.

 

Chúng ta cũng vậy. Có những lúc chúng ta nghĩ rằng mình gặp Chúa nhưng thực ra, rất có thể chúng ta chỉ gặp những cảm xúc, những tình cảm của lòng sốt sắng trong các giờ cầu nguyện và trong những việc đạo đức, mục vụ mình thực hiện. Vì thế, rất cần hiểu rõ kinh nghiệm gặp gỡ Chúa thực sự là gì.

 

2. “Sau cơn bão. Là một trận động đất, nhưng Chúa không ở trong trận động đất.” (1 V 19, 11).

Trận động đất tượng trưng cho việc coi Chúa là một bậc thầy ma thuật có thể làm được mọi sự. Chỉ cần tin vững chắc vào Chúa, thế là có thể chiến thắng mọi định luật tự nhiên. Ngài sẽ chữa lành mọi chứng bệnh dù ngặt nghèo, dù nan y. Sức mạnh của Thần Khí sẽ lay chuyển mọi tâm hồn, giúp họ hoán cải, đổi mới hoàn toàn đời sống như một trận động đất biến đổi mọi sự.

 

Đó là trường hợp của những người sau khi tham dự một tuần tĩnh tâm, một khoá linh thao, hay một khoá Cursilô… thấy mình hoàn toàn thay đổi, thoát khỏi tật nghiện rượu hay cờ bạc; hoặc thoát khỏi tình trạng trì trệ, chán nản, thất vọng … Đúng thật là một phép lạ Chúa làm! Họ tin như vậy.

 

Tuy nhiên, đây có đúng là một phép lạ không? Vì có thể sự lệ thuộc này lại được thay thế bằng một sự lệ thuộc khác. Ví dụ, sau khi tham dự khoá Cursilô, một người được giải thoát khỏi tật nghiện rượu; từ đó trở đi, anh hoàn toàn thay đổi, hết sức tin tưởng vào Chúa. Anh cũng thường xuyên tham dự thánh lễ, tham dự hết khoá Cursilô này đến khoá khác. Anh luôn nuôi ý đinh hoán cải mọi người xung quanh để họ biết “trận động đất” trời long đất lở mà Chúa đã thực hiện nơi anh.

 

Anh không nhận ra rằng mình chỉ đang đi tìm quyền lực, uy tín và sự nhìn nhận của mọi người phản chiếu qua Thiên Chúa mà anh cho rằng mình đã gặp gỡ. Thực ra, đây không phải là một kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa đích thực, vì Chúa không ở trong “trận động đất” dữ dội của sự hoán cải mãnh liệt nơi anh.

Rất có thể chúng ta cũng đã trải qua kinh nghiệm tương tự.

 

3. “Sau trận động đất là lửa, Chúa cũng không ở trong lửa.” (1 V 19, 12a)

Lửa là biểu tương rất phong phú. Lửa có thể tượng trưng cho đam mê, cho tình dục, cho bản năng. Lửa cũng có thể tượng trưng cho cơn giận bừng bừng của Thiên Chúa khi thiêu huỷ hai thành Sôđôma và Gômôra ngập tràn tội lỗi. Tuy nhiên, lửa còn có thể tượng trưng cho tình tình yêu Thiên Chúa. Ngọn lửa tình yêu ấy có thể thiêu huỷ những yếu đuối, những dơ nhớp, những tội lỗi trong tâm hồn chúng ta.

 

Có người cho rằng một khi đã gặp được Chúa, tự khắc Ngài sẽ tẩy xoá mọi khía cạnh tối tăm, mờ ám nơi ta. Điều này không đúng. Nên biết rằng là người phàm, chúng ta luôn có đó những thiếu sót, những yếu đuối.

 

Hình ảnh bụi gai bốc cháy mà Môsê gặp, cũng trên núi Horeb này, cho thấy điều đó. Dù lửa cháy bừng bừng, bụi gai vẫn không bị thiêu rụi. Nó vẫn khô khốc với những cành trơ trụi, vô giá trị. Bụi gai khô khốc đó là nhình ảnh những gì vô ích, hư hỏng, khô khan nơi mỗi người chúng ta.

 

Vì ngọn lửa nhiệt thành yêu mến Chúa mà một người nào đó muốn chống lại bóng tối nơi mình và nơi người khác; thì người ấy không biết rằng làm như vậy chỉ đánh thức sự phản kháng còn dữ dội hơn nơi bản thân và nơi người khác. Hãy thành thực và can đảm chấp nhận chính mình với mặt sáng, mặt tối của mình, vì chúng ta chỉ là người phàm, không phải là thiên thần, hay thần linh.

 

Đâu là mặt trái, mặt tối của tôi? Tôi có can đảm chân thành đón nhận mặt tối, mặt trái là những khuyết điểm, thiếu sót … của tôi không? Hay tôi lại tìm mọi cách né tránh, làm như không có, và rất có thể, từ trong vô thức hoặc tiềm thức, òn ảo tưởng vẽ ra hình ảnh một con người hoàn thiện, không một khuyết điểm nào để che đậy?

 

4. “Sau lửa là một cơn gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng gió, Êlia lấy áo choàng che mặt, đi ra và đứng ở cửa hang.” (1 V 19, 12b-13).

Tiếng gió nhẹ, hiu hiu tượng trưng cho bầu khí thinh lặng. Êlia đi ra đứng ở cửa hang. Ông biết Chúa đến trong làn gió nhẹ, hiu hiu này, một cơn gió im lặng khó có thể nhận ra, và bất cứ một tiếng động nhỏ nào cũng có thể làm nó tan biến.

 

Truyền thống linh đạo rất coi trọng kinh nghiệm của Êlia, và coi thinh lặng là nơi tuyệt hảo để gặp Chúa. Đây không chỉ là bầu khí thinh lặng bên ngoài như: khung cảnh yên ắng; không tiếng nói, không ồn ào, náo động; mà còn là thinh lặng nội tâm như: không lo âu, buồn phiền; không bận tâm lo lằng về bất cứ điều gì; không xúc động bởi bất cứ tình cảm nào …

 

Sự thinh lặng không chỉ làm cho những xáo trộn tâm hồn tan biến, và không chỉ giúp ta thoát khỏi những bất an, những xáo trộn của đời ta, mà quan trọng hơn cả, còn giúp ta ngừng suy tư về Thiên Chúa. Chỉ như vậy, ta mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa cách đích thực. nếu không, ta vẫn bị gắn chặt vào những tư tưởng, những hình ảnh định sẵn về Ngài.

 

Êlia lấy áo choàng che mặt rồi ra đứng ở cửa hang. Ông che mặt không dám nhìn Chúa. Ông sợ cái nhìn của ông làm méo mó hình ảnh về Chúa. Ông không thể có một hình ảnh, một tư tưởng chắc chắn nào về Ngài. Ông chỉ có thể cởi mở trọn vẹn tâm hồn để đón nhận những gì ông cảm thấy mà thôi. Bởi vì, tuy ông gặp Chúa đó, nhưng Ngài vẫn ở trong bóng tối. Ông không thể thấy, và cũng không thể diễn tả được. Vì thế, một gặp gở Thiên Chúa đích thực là một gặp gỡ diễn ra trong thinh lặng tuyệt đối và chúng ta chỉ có thể rụt rè nói về nó.

 

Theo Eckhart, một bậc thầy về linh đạo, thì thinh lặng là hành vi cao cả nhất của con người. Ở trọng tâm của thinh lặng, nơi mà không một tư tưởng nào tới được; nơi mà chúng ta ngừng suy nghĩ, ngừng soạn thảo những chương trình, những dự định; nơi mà chúng ta không còn nghĩ đến người khác để xét đoán họ; đồng thời cũng không lo họ xét đoàn ta; nơi mà chúng ta không còn cho mình là quan trọng; thì chính ở nơi đó, Chúa sẽ sinh ra và ở với chúng ta.

 

Mặt khác, Êlia lấy áo choàng che mặt và che kín thân thể, không phải chỉ vì ông không dám nhìn Chúa như vừa nói trên đây, mà còn để không một vướng bận nào làm ông lo nghĩ. Giờ đây, ông toàn tâm toàn ý nhìn vào chính mình; nhờ đó, ông ý thức về mình, về những gì ông cảm nhận được, lắng nghe được.

 

Như Êlia, trong thinh lặng tuyệt đối, chúng ta gặp Chúa, nhưng đồng thời cũng gặp gỡ chính mình, trải qua kinh nghiệm về cái TÔI đích thực của mình. Vì Chúa giải thoát tôi khỏi những hình ảnh, những tư tưởng mà chính tôi đã vẽ ra về mình. Ngài cho tôi biết một hình ảnh không méo mó Ngài có về tôi, một hình ảnh chân thực, giải thoát tôi khỏi cần thiết phải chứng mình, phải biện hộ, phải giải thích cho mình. Tôi che giấu mặt tôi trong Chúa. Tôi ẩn giấu mình trước mặt người khác, kể cả trước những tư tưởng riêng của mình, để Thiên Chúa giúp tôi tham dự vào đời sống ẩn giấu thần linh của Ngài.

 

Lạy Chúa, xin đạy và giúp con tìm gặp được Chúa trong thinh lặng của đời sống hàng ngày. Xin giải thoát con khỏi mọi ồn ào náo động của thế gian, xác thịt và ma quỉ. Amen.

 


[1] Các bài suy niệm tĩnh tâm 2024 đều được chuyển ngữ từ Anselm Grun, “Ouvre tes sens à Dieu”, Mediaspaul, Paris, 2006.

 

Bài cùng chuyên mục:

Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh(phần 1) (24/11/2024 14:16:50 - Xem: 287)

Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu.

Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (06/11/2024 08:54:01 - Xem: 400)

Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.

Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh  (24/10/2024 10:17:21 - Xem: 477)

Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1) (30/09/2024 07:47:47 - Xem: 959)

Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý.

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải  (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 506)

Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.

Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3) (08/09/2024 07:45:34 - Xem: 490)

Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.

Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 507)

Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.

Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri  (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 574)

Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.

Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 536)

Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta

Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3) (03/07/2024 08:26:58 - Xem: 597)

Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7