Văn hóa - Lẽ sống

Tại sao ngày Chúa Giêsu ra đời được gọi là Christmas?

  • In trang này
  • Lượt xem: 404
  • Ngày đăng: 14/12/2024 08:42:21

TẠI SAO NGÀY CHÚA GIÊSU RA ĐỜI

ĐƯỢC GỌI LÀ CHRISTMAS?

 

Thuật từ tiếng Anh cho ngày sinh của Chúa Giêsu rất độc đáo, vì từ này không hề liên quan đến cách chúng ta thường gọi ngày sinh nhật của một người.

 

 

Suốt tháng 12, có thể bạn nghe thấy cụm từ "Merry Christmas!" (Giáng sinh vui vẻ!). Đây là cụm từ mà nhiều kitô hữu hiện nay đang đấu tranh để sử dụng, nhưng “Christmas” thực sự nghĩa là gì?

 

Từ tiếng Anh này độc nhất vô nhị, khác biệt rất nhiều so với các nhóm ngôn ngữ khác nói về ngày sinh của Chúa Giêsu.

 

Ví dụ, người Ý nói "Buon Natale", bắt nguồn từ tiếng Latin là "natus", có nghĩa là "sinh ra" (ám chỉ đến sự ra đời của Chúa Kitô). Người nói tiếng Tây Ban Nha có một cụm từ tương tự, "Feliz Navidad", cũng có cùng gốc từ Latin.

 

Ngày lễ của Chúa Kitô

Một truyền thống khác, ở Anh, xuất hiện vào thế kỷ 11, đính tên ngày sinh của Chúa Giêsu. Theo từ điển Bách khoa Công giáo, "Từ dùng để chỉ "Christmas" trong tiếng Anh cổ là Cristes Maesse, Thánh lễ của Chúa Kitô, lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1038, và từ Cristes-messe, vào năm 1131".

 

Trong tiếng Anh hiện đại, nó trở thành "Christmas" và theo thói quen từ "Mass" kết hợp với trọng tâm chính của một ngày lễ cụ thể.

 

Trong suốt năm phụng vụ ở Anh, có lễ "Michaelmas" (để tôn vinh Thánh Michael); "Candlemas" (ngày lễ nến); và "Marymas" (các thánh lễ liên quan đến Đức Trinh Nữ Maria).

 

Ngày 25 tháng 12 sau đó được gọi là "ngày Lễ của Chúa Kitô", một ngày lễ được cử hành để tôn vinh ngày Chúa Kitô ra đời.

 

Christmas là một thuật ngữ rất phổ biến được sử dụng trong tiếng Anh. Đôi khi cũng nên lùi lại một bước và tìm hiểu nguồn gốc của hạn từ phổ biến này, vốn cũng được dùng trong văn hóa thế tục.

 

G. Võ Tá Hoàng

Chuyển ngữ từ: aleteia.org

Bài cùng chuyên mục:

Giá trị của việc nói “Không” (18/12/2024 10:37:10 - Xem: 135)

Học cách nói “không” cho phép chúng ta tôn vinh thánh ý Chúa về một cuộc sống mà nơi đó chúng ta phát triển không chỉ về mặt nghề nghiệp mà còn về cá nhân và tinh thần.

Lời khuyên của một Giáo phụ sa mạc để tháo gỡ mối dây oán hận (07/12/2024 09:32:39 - Xem: 307)

Các Giáo Phụ Sa Mạc khuyên chúng ta điều gì để hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong những hoàn cảnh rất cụ thể của cuộc sống chúng ta?

Viết cho các tân linh mục (04/12/2024 07:34:58 - Xem: 455)

Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao chức trọng, nhưng vì anh em được mời gọi trở thành những người cha thiêng liêng, dẫn dắt và chăm sóc đoàn chiên của Chúa.

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 419)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 313)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 211)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 996)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 392)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 460)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 574)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7