Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3)
- In trang này
- Lượt xem: 552
- Ngày đăng: 03/07/2024 08:26:58
THIÊN CHÚA CỦA SỰ SỐNG, CHÚA GIÊSU
VÀ HÌNH ẢNH CỦA CHÚNG TA VỀ THIÊN CHÚA[1]
Giới thiệu
Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta khi chỉ lấy một phương diện nào đó của Thiên Chúa và coi là tất cả. Hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa sẽ đưa đến hậu quả là có cái nhìn sai lạc và tai hại về con người. Vì thế, theo ông, rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người. Cái nhìn đúng đó sẽ giúp chúng ta đón nhận cuộc sống như nó vốn có và đạt được bình an và tự do nội tâm.
Linh mục Mỹ Sơn, giáo phận Long xuyên
Phần ba
- Hình ảnh Thiên Chúa và đau khổ của con người.
“Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” Rồi Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.” (Mt 16,21-25).
- Hình ảnh sai lệch của Phêrô về Thiên Chúa
Chúa Giêsu khen Phêrô vì đã tuyên xưng đức tin. Phêrô đã hiểu những gì Chúa Giêsu muốn truyền đạt cho chúng ta qua lời nói và hành động của Ngài. Nhưng chỉ giây lát nau, tình thế đã thay đổi. Chúa Giêsu biết chúng ta có thể lạm dụng hình ảnh lạc quan về Thiên Chúa. Chúng ta có thể tâm thường hoá Thiên Chúa, sử dụng Ngài cho mục đích của mình, để cá nhân mình sống thoải mái, sung túc hơn. Vì thế, Chúa ngừa trước mối nguy muốn chiếm hữu Thiên Chúa khi loan báo những đau khổ Người phải chịu ở Giêrusalem mà hệ quả là cái chết kinh khiếp của Người. Phêrô liền đứng lên chống lại: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” Phêrô đã loại bỏ đau khổ khỏi hình ảnh về Thiên Chúa. J.B.Metz nghĩ rằng hình ảnh Thiên Chúa mà chúng ta có trong tâm trí hiện nay gần giống với một Thiên Chúa “vô cảm với khổ đau”. Chúng ta nhào nặn một hình ảnh Thiên Chúa của riêng mình, hình ảnh đó hợp với sở thích của chúng ta. Vì thế, ngay khi chúng ta bị đau khổ, ngay khi đau đớn không thể chịu đựng nổi tấn công chúng ta, và chúng ta không còn biết suy nghĩ thế nào, nên nói rằng: “Không thể được! Thiên Chúa là Đấng thương xót sao Ngài có thể để điều đó xảy đến?” Và khi ấy, thường là hình ảnh chúng ta có về Thiên Chúa sụp đổ. Như Phêrô, chúng ta tự vệ chống lại việc đặt câu hỏi về hình ảnh Thiên Chúa của mình. Khi ấy, chúng ta cũng khám phá ra rằng mình đã sử dụng Thiên Chúa theo mục đích của riêng mình, rằng chúng ta đã vẽ ra một hình ảnh Thiên Chúa theo mong ước của chúng ta. Và khi Thiên Chúa không như vậy, chúng ta quay lưng lại. Điểm chính yếu là chúng ta gán cho Ngài hai phẩm tính sau: Ngài là Đấng Toàn Năng và là Người Cha yêu thương. Nghĩ như vậy, nên khi đau khổ ập đến, hình ảnh Thiên Chúa đó bị vỡ vụn: Làm sao Thiên Chúa có thể để điều đó xảy đến vì Ngài yêu thương chúng ta? Ngài có thể can thiệp vì Ngài toàn năng. Bởi đó, khi chỉ nói đến hai phẩm tính này, chúng ta đã giới hạn Thiên Chúa theo những hiểu biết sai lệch của chúng ta. Nên nhớ, Ngài còn là Đấng Toàn Biệt (Tout Autre). Ngài có những khía cạnh chúng ta không thể hiểu thấu. Chúa Giêsu muốn Phêrô biết những khía cạnh xa lạ và không dễ chịu của Thiên Chúa; nếu không, chính Người cũng không nói không đúng về Thiên Chúa.
- Chúa Giêsu chỉnh sửa quan niệm sai lệch của Phêrô.
Chúa Giêsu đã mắng Phêrô và bác bỏ những gì ông nói một cách không khoan nhượng: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” Điều đã xảy đến cho Phêrô chắc chắn cũng sẽ xảy đến với tất cả chúng ta. Có những lúc chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là ai. Chúng ta đụng chạm đến mầu nhiệm Thiên Chúa và cảm thấy bình an sâu xa trong tâm hồn. Nhưng chỉ giây lát sau, chúng ta lại có những tư tưởng sai lạc về Ngài: chúng ta lén lút ghép những ý niệm, những mong ước cá nhân của chúng ta vào hình ảnh về Thiên Chúa. Chúng ta không nghĩ như Thiên Chúa, nhưng theo những gì thích hợp với thân phận người phàm của chúng ta. Những tư tưởng đó không đến từ Thiên Chúa, mà đến từ những chờ đợi, mong ước, những ngoại xuất hoàn toàn xuất phát từ tính loài người. Nếu Thiên Chúa còn tỏ ra như chúng ta mong muốn, thì như Phêrô, chúng ta sẽ tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa yêu thương, giải thoát và cứu độ chúng ta. Nhưng ngay khi đau khổ xảy đến, hình ảnh đẹp này về Thiên Chúa sẽ biến mất. Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Lời loan báo đó khiến Phêrô phải bảo vệ hình ảnh về Thiên Chúa và về con người của cá nhân ông chống lại những gì Chúa Giêsu vửa nêu lên về Ngài. Vì vậy, Chúa Giêsu phải chỉnh sửa quan niệm sai lầm của ông.
- Hình ảnh đúng về Thiên Chúa và về con người của Chúa Giêsu.
Thiên Chúa là Đấng làm cho sống, giải thoát và chữa lành. Ngài cho phép chúng ta trở thành những người con thân yêu của Ngài. Điều đó đúng, không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, chúng ta không được sử dụng Thiên Chúa cho mục đích cá nhân của mình, chỉ nhắm để chúng ta cảm thấy sống tốt hơn, và thoải mái hơn. Thiên Chúa không phải là Đấng thoả mãn mọi ước muốn của chúng ta. Ngài không phải là một thứ ma tuý, chúng ta hít vào để tránh đối diện với thực tế của chính chúng ta. Thiên Chúa có thể mặc khải cho chúng ta như một Đấng chúng ta hoàn toàn không thể hiểu thấu. Qua đó, không chỉ đặt câu hỏi về hình ảnh Thiên Chúa chúng ta có, mà còn đặt câu hỏi về hình ảnh của chúng ta về chính mình, bởi vì cả hai liên hệ rất mật thiết với nhau. Chính nhờ hình ảnh về con người mà Chúa Giêsu bắt đầu sửa đổi hình ảnh một chiều mà Phêrô có về Thiên Chúa. Ngài chỉ cho Phêrô thấy cuộc đời con người thành công là gì, để mở đôi mắt của ông, cho ông thấy Thiên Chúa thực sự là ai.
Nếu vào các tiệm sách để tìm kiếm những cuốn giúp chúng ta sống vui vẻ và thành công, chúng ta sẽ gặp nhan nhả những đầu sách như: “Suy nghĩ tích cực”, “Thành công trong cuộc sống” … Đó luôn là những đề tài về cuộc sống sung túc của chúng ta, về tất cả những gì con người có thể thực hiện trong cuộc sống. Và loại văn chương như thế ngày một phong phú, dồi dào hơn. Bề ngoài, xem ra người ta không thể giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhưng cách chung, những tác phẩm loại này hứa hẹn nhiều hơn những gì người ta không thể nắm giữ. Chúng đảm bảo những phương pháp đã được thử nghiệm và sẽ giúp chúng ta rút ra những gì tốt nhất từ mọi hoàn cảnh; đó là làm cho đời sống chúng ta thoải mái hơn, sung túc hơn.
Chúa Giêsu hiểu khác hoàn toàn. Lời Ngài mới thực sự giúp chúng ta sống sung mãn. Nhưng Ngài không nói làm cách nào để lợi dụng tối đa cuộc sống. Điều quan trọng đối với Ngài, chính là chúng ta chấp nhận cuộc sống như nó đang có đó: người nào làm được như thế sẽ quên đi chính mình, chấp nhận cuộc sống của mình, sẽ khám phá tất cả sự phong phú mà đời sống còn ẩn giấu. Chúa Giêsu chỉ cho mọi người thấy họ có một sư vụ: hãy góp phần biến đổi thế giới này bằng đời sống của họ. Chỉ người nào không còn lấy mình làm trung tâm và liều đánh mất mạng sống mình vì người khác, mới cứu được chính mình.
Đó chính là một sứ điệp khác với sứ điệp mà những cuốn sách vừa nói đưa ra: sứ điệp của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy hướng cái nhìn của mình về phía khác, đừng chỉ nhìn vào chính mình; hãy thôi, đừng tập trung vào con người của mình, để khám phá ra ơn gọi thực sự của chúng ta là gì. Điều quan trọng không phải là chúng ta muốn sống cuộc đời mình thế nào, mà là Thiên Chúa định đoạt và kêu gọi chúng ta làm gì và sống thế nào. Ngày nay cũng vậy, lời dạy của Chúa Giêsu có thể chỉ đường cho chúng ta và chỉ cho chúng ta làm cách nào để nhìn thấy Thiên Chúa và nhìn thấy chính chúng ta một cách đúng đắn. Những lời đó chỉ cho thấy một đời sống thực sự thành công là gì, và làm cách nào chúng ta có thể giải thoát chính mình khỏi trách nhiệm nặng nề chúng ta áp đặt cho mình, là phải rút ra những gì lợi ích nhất từ cuộc sống.
(còn tiếp)
[1] Chuyển ý từ “Ouvre tes sens à Dieu” (Hãy mở các giác quan của bạn cho Thiên Chúa), Anselm Grun, Mediaspaul, Paris 2006, trang 115-131.
Bài cùng chuyên mục:
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (06/11/2024 08:54:01 - Xem: 280)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (24/10/2024 10:17:21 - Xem: 334)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1) (30/09/2024 07:47:47 - Xem: 838)
Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý.
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 423)
Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3) (08/09/2024 07:45:34 - Xem: 426)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 465)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 534)
Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 497)
Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.2) (23/06/2024 09:10:49 - Xem: 526)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
Thiên Chúa của sự sống, Chúa Giêsu và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa (07/06/2024 07:21:02 - Xem: 668)
Làm thế nào để có thể có kinh nghiệm về Thiên Chúa? Điều đó tuỳ thuộc chúng ta hiểu kinh nghiệm đó là gì.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Câu chuyện chiều cuối tuần: Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất