Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3)
- In trang này
- Lượt xem: 426
- Ngày đăng: 08/09/2024 07:45:34
THIÊN CHÚA MỜ MỊT, TĂM TỐI
VÀ TẠO VẬT BẤT KHẢ TRI[1]
Giới thiệu
Chúng ta tiếp tục các bài suy tư của đan sĩ Anselm Grun. Bài “Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối và tạo vật bất khả tri” cho chúng ta thấy một khía cạnh mà mọi người rất ít quan tâm; vì thế, khi gặp những hoàn cảnh không thể hiểu, chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa. Chỉ khi nào hiểu và chấp nhận nó như Gióp, chúng ta mới đón nhận mọi sự trong bình an.
Một khía cạnh khác liên quan chặt chẽ với khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu của Thiên Chúa là bóng tối nơi chúng ta. Chúng ta luôn có những khía cạnh bất toàn, khiếm khuyết, mờ mịt. Đón nhận nó một cách khiêm tốn như sự thật về mình, về thân phận người phàm của mình là điều hết sức quan trọng. Nhờ đó, chúng ta sẽ chấp nhận chính mình và chấp nhận người khác dù họ bất toàn để sống trong khiêm nhường và bình an.
Linh mục Mỹ Sơn, giáo phận Long Xuyên
Phần III
Kinh nghiệm của Gióp.
Bất cứ ai đồng cảm với nỗi đau của người khác đều có quyền nổi loạn chống đối Thiên Chúa: “Điều đó không có thật. Tại sao Chúa cho phép điều đó? Làm thế nào mà Chúa lại làm cho con điều đó?” Cả sự nổi loạn chống đối Thiên Chúa cũng có thể dẫn đến một kinh nghiệm mới về Thiên Chúa. Ông Gióp đã có kinh nghiệm như vậy. Khi Thiên Chúa cho phép Satan lấy của ông mọi thứ: tài sản, con cái, sức khoẻ, các bạn ông đến thăm ông. họ đồng cảm với ông. Khi nhìn thấy ông, họ bật khóc nức nở. Họ ngồi dưới đất kề bên ông suốt 7 ngày. Họ im lặng cùng với ông. Nhưng khi Gióp nguyền rủa ngày ông được sinh ra, thì, qua vô số tranh luận, họ cố gắng giải thích cho ông rằng chính vì ông tội lỗi nên Thiên Chúa gởi đến cho ông thử thách đó. Đó là cách giải thích thần học của họ. Không có một đau khổ nào là vô tội. Đau khổ luôn là hình phạt cho tội lỗi chúng ta đã phạm. Nhưng Gióp bác bỏ cách giải thích này. Ông biết rằng mình đã cố gắng sống công chính. Sau cùng, Thiên Chúa cho ông biết lý do và quở trách các bạn của ông: “Các ngươi đã không nói đúng về Ta, như Gióp tôi tớ Ta đã nói.” (Gióp 42,7).
Nhưng câu trả lời của Giavê nói với Gióp làm mọi người sững sờ. Thiên Chúa không chấp nhận cho chúng ta tranh luận để biết sự đau khổ được biện minh đúng hay sai, và để biết Thiên Chúa là tác giả hay cho phép điều đó, và làm thế nào đau khổ có thể góp phần vào sự lớn lên của con người, v.v. Thiên Chúa liệt kê những điều kỳ diệu của tạo vật: “Ai là kẻ dám dùng những lời thiếu khôn ngoan hiểu biết, để làm cho kế hoạch của Ta ra tối tăm khó hiểu? Như dũng sĩ, hãy thắt chặt đai lưng, Ta sẽ tra hỏi ngươi và ngươi hãy trả lời. Ngươi ở đâu khi Ta đặt nền móng cho đất? Nếu ngươi thông hiểu thì cứ nói đi! Ai đã định kích thước cho đất, ai đã chăng dây đo, ngươi biết mà!...” (Gióp 38,2-5).
Rồi Thiên Chúa miêu tả trái đất và những điều kỳ diệu của nó: mầu nhiệm của biển cả, của gió, của mưa, của rạng đông. Ngài mô tả các đặc điểm của dê rừng, con la, bò rừng, đà điểu, ngựa, và chim ưng trong từng chi tiết. Rồi trong diễn từ thứ hai, giữa bão tố, Ngài nói về sức mạnh của con hà mã và cá sấu. Gióp chỉ biết trả lới: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến. Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn … “ (Gióp 42, 5-6 và tt…)
Nhìn thấy Đấng Tạo Hoá trong tạo vật.
Đối với Gióp, cái nhìn về tạo vật là “cái nhìn về Thiên Chúa”. Và tạo vật không được mô tả cách thơ mộng nhưng hiện thực, với những tàn ác và mâu thuẫn. Một số nhà thần học nghĩ rằng Thiên Chúa đã không trả lời cho Gióp cách thích hợp. Trái lại, đối với tôi, đó là câu trả lởi thích hợp nhất mà Thiên Chúa có thể nói với Gióp. Không ích lợi gì khi tranh luận về sự công chính hay bất công của Thiên Chúa. Bởi vì chúng ta tranh luận về Thiên Chúa trong khi vẫn ở ngoài Thiên Chúa.
Điều quan trọng chính là chiêm ngắm cái là - mầu nhiệm của tạo vật - để tôi thán phục nó. Khi quan sát chuyển động của biển cả, của mặt trời mọc; khi thấy cách dê rừng đặt con xuống, chim ưng tung cánh lên không trung, tôi chiêm ngắm chính Thiên Chúa. Tôi không suy tư về Thiên Chúa. Tôi không tìm kiếm bằng chứng về sự hiện diện của Ngài. Chỉ đơn giản là tôi chiêm ngắm. Và trong chiêm ngắm, tôi đạt tới sự hiểu biết về Thiên Chúa. Nhờ tạo vật, tôi thấy được chính Đấng Tạo Hoá trong mầu nhiệm của sự toàn năng của Ngài. Cũng nhờ tạo vật, tôi chiêm ngưỡng sự sống muôn mầu muôn vẻ. Sự sống phong phú ấy biểu lộ sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự. Theo tôi, chính đó là con đường quan trọng để có kinh nghiệm về Thiên Chúa.
Trong các cuộc trò chuyện mà tôi trải qua, luôn có lời phàn nàn này: Thiên Chúa ở xa quá. Thiên Chúa không bao giở tỏ lộ cho chúng ta thấy Ngài. Tôi không có câu trả lời nào khác ngoài câu Chúa trả lời cho Gióp: Hãy nhìn chung quanh bạn! Hay quan sát đời sống! Bạn thấy gì khi chiêm ngưỡng một bông hoa? Khi quan sát một con ong đang hút mật hoa? Khi bạn kinh ngạc trước vẻ đẹp của một con bướm? Đó không phải là một công trình của thiên nhiên sao? Nhưng thiên nhiên là gì? Nó không phải là công trình của Thiên Chúa sao? Một công trình có thần trí Ngài lưu ngụ và có tình yêu Ngài tràn ngập đó sao? Bạn nghe gì khi những con chim cất tiếng hót, khi gió vi vu thổi, khi giòng sông rì rào chảy? Bạn chỉ nghe thấy những tiếng động hay bạn cảm nhận được đó là những lời hát ca tụng của vũ trụ, hát mừng Đấng Tạo Hoà từ thời rất xa xưa?
Pythagore đã nghe thấy tiếng hát của các tầng trời và đã nhận ra âm thanh hoà điệu của thế giới trong một bản hoà tấu thần linh. Thời chúng ta vẫn còn những nhà tâm linh nghe thấy tiếng Chúa trong tạo vật, những âm thanh thần thánh hát bài ca tụng vĩnh cửu của trời cao. Phụng vụ không ngừng mời gọi chúng ta hoà điệu với lời ca tụng vĩnh cửu của các quyền năng, các thiên thần và các thánh để ca tụng Thiên Chúa với toàn thể vũ trụ. Khi thực sự mở cặp mắt và đôi tai ra, chúng ta có thể nghe và thấy Thiên Chúa trong mọi sự. Và khi ấy, chúng ta sẽ không còn tranh luận về Thiên Chúa nữa. Nhưng trong tạo vật, chúng ta tiếp xúc với chính Thiên Chúa…
Linh đạo tự nhiên.
Chính từ khi có Matthew Fox mà chúng ta nói tới “linh đạo tự nhiên”, phân biệt với linh đạo cứu chuộc. Đây trước hết chính là trải nghiệm Thiên Chúa trong tạo vật. Bời vì tạo vật được coi như món quà đầu tiên của Thiên Chúa ban cho con người. Trong tạo vật, Thiên Chúa ôm hôn chúng ta. Thần trí, tình yêu, vẻ đẹp của Thiên Chúa ở trong tạo vật. Khi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, chúng ta cảm nhận được Thiên Chúa. Cần biết bỡ ngỡ trước tạo vật để trải nghiệm về Thiên Chúa. Và để bỡ ngỡ, phải dừng lại, phải thôi cất bước, phải hoàn toàn chìm đắm trong chiêm niệm. Người Hy lạp diễn tả điều đó bằng từ thaumazein, ngỡ ngàng, chiêm ngưỡng. Sự ngỡ ngàng giúp nhận ra phép lạ của tạo vật. Sự ngạc nhiên chiêm ngắm trước tạo vật là cách phản ứng của chúng ta khi đối diện với công trình của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, con người, hình ảnh của Thiên Chúa, cũng là thành phần của tạo vật. Vinh quang Thiên Chúa có thể được biểu lộ cho chúng ta trong vè đẹp của thân thể, mầu sắc của đôi mắt, tác phẩm của đôi bàn tay.
Ngay từ đầu, linh đạo biển đức đã là linh đạo tự nhiên. Thánh Biển đức mời gọi các đan sĩ ca tụng Thiên Chúa mỗi ngày bảy lần. Trước hết, ông coi phụng vụ như lời ca tụng Đấng Tạo Hoá. Khi ca tụng Đấng Tạo Hoá, khi ca hát chúc tụng tạo vật bằng các thánh thi và thánh vịnh, các đan sĩ mở mọi giác quan của mình để trải nghiệm chính Thiên Chúa. Linh đạo biển đức có đặc điểm là chú ý đặc biệt, đồng thời rất tôn trọng đối với những dụng cụ và máy móc dùng để lao động. Ai sống mối tương quan tích cực với những sự người đó đụng chạm và sử dụng trong công việc mình làm, người đó có thể trải nghiệm về Thiên Chúa trong đời sống hàng ngày. Đối với người đó, mọi sự đều biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa. Khi cẩn thận và chăm chú làm việc, đan sĩ bộc lộ rằng minh ý thức làm điều đó trước sự hiện diện của Thiên Chúa và điều đó đưa mình đến với Người.
Phụng vụ các giờ kinh cho thấy ý nghĩa của phẩm chất thời gian và của nhịp điệu các tạo vật. Đan sĩ buông mình theo nhịp điệu mà Thiên Chúa đã in dấu trong tạo vật khi đi theo diễn tiến cụ thể của một ngày sống. Và như vậy, không chỉ mối tương quan của đan sĩ với các đồ vật, mà cả nhịp điệu cụ thể của giờ giấc cũng trở nên nơi chốn để đan sĩ trải nghiệm Thiên Chúa.
(Hết)
Bài cùng chuyên mục:
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (06/11/2024 08:54:01 - Xem: 280)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (24/10/2024 10:17:21 - Xem: 334)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1) (30/09/2024 07:47:47 - Xem: 838)
Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý.
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 423)
Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 465)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 534)
Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 497)
Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3) (03/07/2024 08:26:58 - Xem: 551)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.2) (23/06/2024 09:10:49 - Xem: 526)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
Thiên Chúa của sự sống, Chúa Giêsu và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa (07/06/2024 07:21:02 - Xem: 668)
Làm thế nào để có thể có kinh nghiệm về Thiên Chúa? Điều đó tuỳ thuộc chúng ta hiểu kinh nghiệm đó là gì.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Câu chuyện chiều cuối tuần: Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất