Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1)
- In trang này
- Lượt xem: 495
- Ngày đăng: 30/09/2024 07:47:47
NHỮNG SUY NGHĨ TẢN MẠN
VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TÁC VỤ LINH MỤC
PHẦN HAI
* Ghi chú: Những ý kiến trong bài này đều có tính cách cá nhân, nên chỉ là những chia sẻ suy nghĩ có được từ kinh nghiệm sống, không có ý dạy dỗ mà cũng không có ý phải coi là tiêu chuẩn áp dụng cho mọi người, trong mọi hoàn cảnh.
Linh mục Mỹ Sơn, giáo phận Long Xuyên
BÀI MỘT
Ô-TÔ CON VÀ LINH MỤC
Gần đây, nghe kể có linh mục nọ vừa chịu chức xong được bổ nhiệm làm cha phó một giáo xứ nghèo vùng quê, mà đã có xe ô-tô, tính đem xe ô-tô về đó, nhưng được khuyên là không nên.
Còn được nghe kể, ở một giáo phận nọ, có một số linh mục lập hội nhóm chơi siêu xe, coi xem ai là người sở hữu chiếc xe sang nhất, đẳng cấp nhất…
Câu hỏi
Anh em linh mục chúng ta có nên sở hữu xe ô-tô không?
Trả lời
Nói chung, kinh tế Việt Nam hiện nay đã phát triển hơn, nước ta đã không còn trong danh sách các nước nghèo, có thu nhập thấp, và được xếp vào thứ hạng các nước có thu nhập trung bình.
Vì vậy, nhiều gia đình khá giả, nhất là ở thành thị, đã sắm xe ô-tô. Vì thế, trong anh em linh mục chúng ta có người sắm xe ô-tô cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, cũng nên có một số tiêu chuẩn để việc mua sắm xe không trở thành gương mù, gương xấu.
Theo ý kiến riêng của cá nhân tôi, thì có thể đưa ra những tiêu chuẩn sau đây:
1. Đã là cha xứ hoặc chịu chức nhiều năm.
Linh mục mới chịu chức, hoặc chịu chức vài ba năm không nên sắm xe ô-tô. Lý do, tuổi đời linh mục còn quá trẻ mà đã có xe, thì rất có thể nhiều người sẽ nghĩ làm linh mục là để có tiền, là thuộc giai cấp giầu có, chứ làm linh mục không phải là để rao giảng Tin Mừng, dấn thân phục vụ và cho đi theo gương Đức Kitô.
Hơn nữa, sở hữu xe, có nghĩa là linh mục phải lo tiền để sử dụng như đổ xăng, bảo trì, sửa chữa, đi lại, v.v. Khi đó, chỉ sợ anh em linh mục chúng ta không còn quan tâm nhiều đến việc dành tiền bạc của mình cho công cuộc bác ái, tông đồ, truyền giáo nữa; hoặc nếu có, thì cũng giảm bớt đi nhiều.
Còn khi đã là cha xứ, hoặc đã chịu chức linh mục nhiều năm thì có xe ô-tô sẽ không đến nỗi bị phê phán hoặc trở thành gương mù, gương xấu.
2. Kinh tế của giáo dân tương đối khá.
Tiêu chuẩn thứ hai là giáo dân trong giáo xứ mà linh mục coi sóc nói chung có thể được coi là khá. Ví dụ, đó là một giáo xứ thành thị, khi đi tham dự thánh lễ, đã có những gia đình đi lễ bằng xe ô-tô.
Nhưng nếu coi sóc một giáo xứ nghèo, ở thôn quê, nhiều gia đình còn phải đi xa làm ăn kiếm tiền thì linh mục không nên sắm xe ô-tô.
Thật là trái ngược khi linh mục thì đi xe ô-tô bóng lộn, còn giáo dân thì nhà cửa sập xệ, lo ăn, lo học cho con cái còn rất khó khăn; trong nhà, hễ có ai đau ốm, lại phải chạy vạy vay mượn để chữa bệnh; thậm chí, còn chạy đến cha xin tiền nữa.
3. Ô-tô của linh mục là ô-tô bình dân.
Ô-tô chỉ là phương tiện đi lại, không phải là để khoe mẽ, tranh cao thấp với người khác, vì thế, ô-tô linh mục sử dụng nên là ô-tô thuộc loại bình dân, giá cả phải chăng, không quá sang trọng, không quá mắc mỏ. Trong trường hợp được biếu tặng cũng vậy, nên nói rõ với người biếu tặng về tiêu chí sử dụng loại xe của mình, để tránh xe được tặng quá sang trọng.
Nếu linh mục chúng ta đua đòi sắm những chiếc xe bạc tỷ hoặc hơn nữa, thì đúng là không thích hợp. Vì khi đó, chiếc xe không còn là phương tiện để đi lại, mà trở thành phương tiện để khoe khoang sự giàu có, ganh đua với người khác, muốn họ đánh giá cao, khi xe mình thuộc loại đẳng cấp, không kém cạnh ai.
Nhưng là linh mục là để khoe của ư? Là linh mục là để sống sang giầu ư? Là linh mục là để coi mình thuộc về một tầng lớp cao sang trong xã hội, và không muốn thuộc về tầng lớp bình dân của đa số anh chị em giáo dân ư?
4. Nhu cầu thực sự cần thiết.
Nhu cầu thực sự cần thiết là nhu cầu như thế nào? Nhận định, đánh giá nhu cầu thật ra thường rất chủ quan, tuỳ quan điểm, cách sống, cách nghĩ của mỗi người. Hơn nữa, có người có quan niệm rộng rãi, thông thoáng; có người lại có quan niệm chặt chẽ, kỹ lưỡng, tỉ mỉ.
Dù vậy, vẫn có thể đưa ra vài tiêu chí để biết có phải là nhu cầu thực sự hay không.
Trước hết, đó là vì an toàn khi phải thường xuyên di chuyển nơi đông xe cộ, hoặc qua những cung đường thường xuyên xảy ra tai nạn.
Cũng có thể vì nhiệm vụ được trao nên thường xuyên phải đi xa, ví dụ như phải coi sóc những giáo xứ rất xa nhau, mà còn là di chuyển qua vùng núi, đường đèo hiểm trở, hoặc những nơi đường xá lầy lội, đi xe hai bánh dễ bị tai nạn, v.v.
Cũng có thể vì tuổi tác, vì đau yếu, v.v. chạy xe hai bánh không vững, không nhanh nhạy như khi tuổi còn trẻ, hoặc lúc còn khoẻ mạnh.
Nói chung, anh em linh mục chúng ta không mua sắm ô-tô theo phong trào, anh em linh mục khác có ô-tô, tại sao tôi lại không thể có? Đàng khác, chúng ta cũng không mua sắm ô-tô vì đua đòi, để bằng chị bằng em, hoặc có ý chứng tỏ một thứ đẳng cấp nào đó, v.v.
Kết
Tuy anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý. Thực ra, chúng ta có lời hứa sống giản dị, khó nghèo, tuy không trực tiếp mà là gián tiếp.
- Khi chịu chức phó tế, Đức Giám Mục hỏi chúng ta: “Các con sẽ đụng chạm đến Mình Máu Đức Kitô trên bàn thờ, vậy các con có muốn không ngừng sống rập theo khuôn mẫu của Người không?”
- Còn khi chịu chức linh mục, Đức Giám Mục hỏi: “Con có muốn ngày càng liên kết mật thiết với Đức Kitô Thượng tế, Đấng đã tự hiến mình cho Chúa Cha làm của lễ tinh tuyền vì chúng ta …”
“Không ngừng sống rập theo khuôn mẫu Đức Giêsu Kitô”, “liên kết mật thiết với Người” là gì, nếu không phải muốn nói linh mục là hiện thân của Đức Kitô; đó là lý tưởng và mục đích của cuộc đời tận hiến mà anh em linh mục chúng ta theo đuổi. Đức Giêsu Kitô là con người của sự khó nghèo, Người hoàn toàn sống phó thác cho Chúa Cha và không tìm kiếm tiền bạc và sự giầu sang,
Người nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”. (Lc 9,57). Người cũng dạy: “Phúc cho ai có tinh thần khó nghèo vì Nước Trời là của họ”(Mt 5,3); và cảnh giác các môn đệ và mọi người: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào Nước Trời”. (Mt 19,23-25).
Ước gì tất cả anh em linh mục chúng ta đều là hiện thân của Đức Kitô một cách rõ ràng trước mắt mọi người.
Bài cùng chuyên mục:
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 239)
Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3) (08/09/2024 07:45:34 - Xem: 273)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 352)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 433)
Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 395)
Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3) (03/07/2024 08:26:58 - Xem: 459)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.2) (23/06/2024 09:10:49 - Xem: 453)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
Thiên Chúa của sự sống, Chúa Giêsu và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa (07/06/2024 07:21:02 - Xem: 559)
Làm thế nào để có thể có kinh nghiệm về Thiên Chúa? Điều đó tuỳ thuộc chúng ta hiểu kinh nghiệm đó là gì.
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn(bài 3) (10/05/2024 21:26:59 - Xem: 732)
Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn(bài 2) (27/04/2024 22:17:35 - Xem: 703)
Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa
-
+ Chúa Nhật 06/10/2024 – CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN năm B. – Kính trọng thể ĐỨC MẸ MÂN CÔI. – Tôi tớ Chúa xin vâng.
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN năm B. – Kính trọng thể ĐỨC MẸ MÂN CÔI.
- Thứ Bảy đầu tháng, tuần 26 thường...
- Thánh Phanxicô Assisi. Lễ nhớ.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1)
Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế...
-
Thiên Chúa yêu thích sự bé nhỏ
Sự bé nhỏ không phải là yếu kém hay bất lực, mà là sự nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta “có”, chúng ta “là”, đều phụ thuộc vào Thiên...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 139 - Thủ dâm và hướng dẫn của Giáo hội
Nếu xét theo 10 điều răn thì lỗi luật, nhưng với con, và con nghĩ nếu là Chúa, với tình thương của Người, Người cũng không xét đoán và...
-
10 Ý tưởng giúp các mẹ nạp lại năng lượng
Làm mẹ không bao giờ dễ dàng. Dưới đây là những ý tưởng từ những người mẹ về cách họ nạp lại năng lượng về mặt thể lý, tâm lý và tinh thần.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...