Tác giả - Tác phẩm

Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.2)

  • In trang này
  • Lượt xem: 184
  • Ngày đăng: 23/06/2024 09:10:49

THIÊN CHÚA CỦA SỰ SỐNG, CHÚA GIÊSU

VÀ HÌNH ẢNH CỦA CHÚNG TA VỀ THIÊN CHÚA[1]

 

Giới thiệu

Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta khi chỉ lấy một phương diện nào đó của Thiên Chúa và coi là tất cả. Hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa sẽ đưa đến hậu quả là có cái nhìn sai lạc và tai hại về con người. Vì thế, theo ông, rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người. Cái nhìn đúng đó sẽ giúp chúng ta đón nhận cuộc sống như nó vốn có và đạt được bình an và tự do nội tâm.

                                  Linh mục Mỹ Sơn, giáo phận Long xuyên

 

 

Phần hai

 

Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.

Thay mặt cho các tông đồ khác, Phêrô đã trả lới câu hỏi của Chúa Giêsu: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16,16). Câu này tóm tắt toàn bộ Tin mừng Mát-thêu về Chúa Giêsu và về Thiên Chúa của Người. Đối với Mát-thêu, Chúa Giêsu là Môsê mới. Điều đó xuất hiện trong 5 diễn từ lớn của Chúa Giêsu.

 

Trong diễn từ thứ nhất, Bài Giảng Trên Núi, Mát-thêu mô tả Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, giống như Môsê đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập bằng mười dấu lạ phi thường, Đấng Cứu Thế ấy đã làm mười phép lạ và đưa dân Chúa đến tự do. Tự do là khía cạnh chính yếu của kinh nghiệm về Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng giải thoát tôi khỏi quyền lực của con người, khỏi sự lệ thuộc, khỏi bị nô lệ bên trong cũng như bên ngoài. Ngài giải thoát tôi khỏi chính mình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu loan báo là Thiên Chúa của tự do. Ngài giải thoát chúng ta khỏi nỗi ám ảnh cho mình là hoàn hảo và có thể tự minh làm được mọi sự: chúng ta sống nhờ ân sủng chứ không phải nhờ việc làm, đó là sự tự do mà Chúa Giêsu loan báo cho chúng ta.

 

Với tư cách là Đấng Cứu Thế, Chúa Giêsu không chỉ là Đấng giải thoát mà còn là Đấng chữa lành. Mười phép lạ Chúa làm hầu hết chỉ là chữa bệnh. Như vậy, Thiên Chúa cũng luôn là Đấng chữa lành, là thầy thuốc cúi xuống băng bó và chữa lành các vết thương của chúng ta. Ơn cứu độ và sự chữa lành là những phương diện chính yếu của mọi kinh nghiệm về Thiên Chúa. Nếu gặp gỡ Thiên Chúa đích thực, tôi sẽ khoẻ mạnh và tìm được sự toàn vẹn của tôi.

 

Chúa Giêsu là Con. Đó là một khía cạnh trọng tâm khác mà Tin mừng Mat-thêu nhấn mạnh. Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng biến đổi chúng ta thành con cái của Thiên Chúa. Đời hoạt động của Chúa Giêsu khởi đầu bằng phép rửa của Ngài; lúc ấy, trời mở ra và người ta nghe thấy tiến từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, làm đẹp lòng ta mọi đàng.” (3,17). Hình ảnh Người Con rõ ràng mặc khải rằng Thiên Chúa của Chúa Giêsu là Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng tự căn bản là tương quan. Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đó không là chỉ là giáo huấn tín lý trừu tượng không dính dáng gì đến chúng ta. Như Gisbert Greshake đã chỉ cho thấy điều đó, hình ảnh về một Thiên Chúa Ba Ngôi có liên quan đến hình ảnh chúng ta có về chính mình, đến toàn thể bản thân chúng ta, đến tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.

 

Nhờ hình ảnh một Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta có thể hiểu Thiên Chúa bắng ba cách khác nhau: Thiên Chúa là Cha, nền tảng và nguồn cội của mọi sự hiện hữu; nhưng cũng là Đấng Toàn Biệt (Tout Autre), Đấng chúng ta không thể nắm bắt bằng lý trí, và là sự phủ nhận về tất cả những ý tưởng chúng ta có về Thiên Chúa; xét như một người cùng đối thoại, Ngài là người bạn của chúng ta, chúng ta có thể thắt chặt mối liên hệ với Ngài; xét như Thần Khí, Ngài ở trong chúng ta: trong Chúa Thánh Thần, chúng ta hợp nhất với Thiên Chúa, nhưng cũng liên kết với toàn thể vũ trụ được Chúa Thánh Thần làm cho sống động và qua đó, chúng ta ý thức căn tính của chúng ta là một với vũ trụ.

 

Hình ảnh một Thiên Chúa Ba Ngôi cũng đưa chúng ta đến một hình ảnh mới về chính mình: con người không phải là một người chỉ xoay quanh chính mình, nhưng là một người, ngay từ nguồn cội, đã được tạo dựng cho các tương quan, giống hoàn toàn với Thiên Chúa là Đấng tương quan trong chính Ngài: là Cha, Con và Thánh Thần.

 

Thánh Phêrô quả quyết rằng: Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống. Thiên Chúa hằng sống bởi vì, với tư cách là Thiên Chúa Ba Ngôi, trong Ngài, luôn có tự trao đổi tình yêu. Ngài không chỉ có sự sống nơi mình, mà Ngài còn là sự sống, và vì thế, đối với chúng ta, Ngài là Đấng ban sự sống. Ngài muốn rằng sự sống nơi Ngài không ngừng được truyền ban cho chúng ta. Và bất cứ ở đâu chúng ta gặp được sự sống nơi mình, thì chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng là nguồn cội sự sống trong chúng ta. Nhiều chỗ trong Kinh thánh cho biết Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống (xem 2V 19,4; Is. 37,4.17; Os. 2,11). Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống và là Đấng làm cho sống. Thiên Chúa muốn con người được sống và muốn con người có thể yêu thương và sống với đồng loại của mình. Nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu đã đến ban cho chúng ta sự sống sung mãn. Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự tha hoá và giúp chúng ta trải nghiệm điều gì là sự sống thật trong một cách sống chung mới (Ga 10,10).

 

Chúa Giêsu thiết lập Hội thánh của Ngài, cộng đoàn các môn đệ, trên chính đức tin của Phêrô. Ai nghe Chúa Giêsu, người ấy có thể thấy Thiên Chúa đúng như Phêrô đã diễn tả trong lời tuyên xưng Đấng Cứu Thế. Đức tin này không phải là ảo tưởng. Đức tin ấy là đá tảng vững chắc trên đó chúng ta có thể xây dựng cộng đoàn hội thánh. Và chính trong đức tin ấy, các môn đệ của Chúa có thể trải nghiệm một Thiên Chúa hằng sống và làm cho sống, đồng thời cũng là Đấng đập tan quyền lực của sự chết.

 

Đức tin này cũng là chìa khoá để vào Nước Trời. Chìa khoá là biểu tượng quan trọng trong các câu truyện thần tiên và trong các giấc mơ. Nó giúp đi đến được những nơi bí ẩn của chính tôi và Thiên Chúa. Nhờ chìa khoá này, tôi được khai tâm để hiểu biết mầu nhiệm của sự sống. Mát-thêu nói với chúng ta rằng, đức tin mà Phêrô tuyên xưng mở cánh cửa Nước Trời cho chúng ta. Đức tin đó giúp chúng ta đến được với Thiên Chúa, Đấng ngự trị trong tôi và biến đổi con người tôi. Bởi vì, nếu Thiên Chúa ngự trị trong tôi, tôi sẽ đi tới tận nơi sâu thẳm của chính mình và khám phá ra tôi thực sự là ai. Chúa Giêsu không thiết lập Hội thánh dựa trên con người và cơ cấu nhân loại, nhưng trên đức tin mở cửa Nước Trời, và đức tin ấy thì đáng tin, đức tin ấy liên kết, hợp nhất những gì có khuynh hướng phân tán, đức tin ấy tố cáo những gì giam hãm và hạn chế chúng ta. Nỗi sợ hãi mình không đủ tốt lành biến mất. Đức tin chân thật cùng lúc vừa liên kết vừa cởi bỏ. Nó liên kết chúng ta với Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng cởi bỏ những dính bén của chúng ta với những hình thức và những thực hành bề ngoài làm chúng ta thấy mình như bị giam hãm. Tin vào Thiên Chúa hằng sống và yêu thương, sẽ liên kết chúng ta với Thiên Chúa chân thật. một đức tin như thế sẽ nối kết trời với đất, sẽ làm cho các ngẫu tượng biến thành hư vô.

 

 


[1] Chuyển ý từ “Ouvre tes sens à Dieu” (Hãy mở các giác quan của bạn cho Thiên Chúa), Anselm Grun, Mediaspaul, Paris 2006, trang 115-131.

 

Bài cùng chuyên mục:

Thiên Chúa của sự sống, Chúa Giêsu và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa  (07/06/2024 07:21:02 - Xem: 228)

Làm thế nào để có thể có kinh nghiệm về Thiên Chúa? Điều đó tuỳ thuộc chúng ta hiểu kinh nghiệm đó là gì.

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn(bài 3) (10/05/2024 21:26:59 - Xem: 490)

Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn(bài 2) (27/04/2024 22:17:35 - Xem: 470)

Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn  (06/04/2024 10:09:20 - Xem: 708)

Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa

Làm sao biết đó là Ý Chúa  (03/03/2024 08:37:22 - Xem: 1,270)

Bài sau đây rất hữu ích về đời sống thiêng liêng cho cá nhân mỗi người và nhất là cho những người có bổn phận hướng dẫn đời sống thiêng liêng cho người khác, như các vị linh hướng…

Linh mục, người của lòng thương xót(bài 4) (02/02/2024 09:04:08 - Xem: 753)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Linh mục, người của lòng thương xót(bài 3) (10/01/2024 05:25:47 - Xem: 840)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Linh mục, người của lòng thương xót(bài 2) (13/12/2023 05:58:01 - Xem: 878)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Linh mục, người của lòng thương xót  (02/12/2023 09:29:04 - Xem: 1,123)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Kinh nghiệm về Thiên Chúa hay chỉ là gặp gỡ chính mình? (30/08/2023 09:25:22 - Xem: 1,534)

Xin giới thiệu bài của cha Anselm Grun về sự phân định giữa kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa và sự gặp gỡ chính mình được phản chiếu qua hình ảnh Thiên Chúa mà ta tưởng là đã gặp.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7