Phụ lục

LỊCH PHỤNG VỤ GP. 2024

  • In trang này
  • Lượt xem: 29,268
  • Ngày đăng: 21/11/2024 10:45:46

­­­­­LỊCH PHỤNG VỤ

 

20

20

X

Thứ Tư

Kh 4,1-11 / Lc 19,11-28

21

21

Tr

Thứ Năm

Kh 5,1-10 / Lc 19,41-44

Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ - Lễ nhớ

Dcr 2,14-17 / Mt 12,46-50

 
  

22

22

Đ

Thứ Sáu

Thánh Cêcilia, Trinh Nữ, Tử Đạo - Lễ nhớ

 Kh 10,8-11 / Lc 19,45-48

23

23

X

Thứ Bảy

Kh 11,4-12 / Lc 20,27-40

Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo (Đ)

Thánh Côlumbanô, Viện phụ (Tr)

24

24

Tr

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN

Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ - Lễ trọng

Đn 7,13-14 / Kh 1,5-8 / Ga 18,33b-37

24/11/1960: NGÀY THÀNH LẬP GIÁO PHẬN

Thánh Vịnh Riêng

Phiên Chầu lượt: Đồng Tâm (3B), Kiến Thành, Kitô Vua (C1), Kitô Vua (1B)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Thân xác của Chúa Giêsu ở trong tình trạng nào khi Ngài nằm trong mồ?

T. Chúa Giêsu đã chết thật và đã được mai táng trong mồ, nhưng quyền năng Thiên Chúa gìn giữ thân xác Ngài không bị hư nát. (GLHT, 113)

CHIA SẺ

-  Chúa Giêsu “đã phải nếm sự chết là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa” (Dt  2,9). Bởi vì trong ý định cứu độ do Thiên Chúa an bài, không những Ngài “chết vì tội lỗi chúng ta” (1Cr  15,3), mà còn phải “nếm sự chết” , nghĩa là trải qua cái chết theo bản tính tự nhiên, từ lúc Người tắt thở trên thập giá cho đến khi sống lại.

- Cái chết của Chúa Giêsu là cái chết thực sự, vì đã chấm dứt cuộc đời trần thế của Ngài . Nhưng bởi Ngôi vị Chúa Con vẫn kết hợp với thân xác Ngài , nên thân xác ấy không trở thành một thi hài như trong những trường hợp khác, “vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi” (Cv  2,24). Quyền năng Thiên Chúa đã gìn giữ thân xác Ngài khỏi bị hư nát, như Thánh Vịnh 16: “Cả thân xác con nghỉ ngơi trong niềm hy vọng rằng: Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty; cũng không để vị Thánh của Ngài phải hư nát”. (Cv  2,26-27)

- Hãy năng suy niệm về Mầu nhiệm sự chết của Chúa Giêsu để biết sẵn sàng đón nhận giờ chết của mình.

 

25

25

X

Thứ Hai Tuần XXXIV Thường Niên

Kh 14,1-3.4b-5 / Lc 21,1-4

Thánh Catarina Alexandria, Trinh nữ, Tử đạo (Đ)

Thánh Vịnh Tuần II

Kính trọng thể lễ Thánh Andrê Dũng Lạc

Linh mục và Các Bạn Tử Đạo Tại Việt Nam - Lễ trọng (Đ)

Bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam

Phụng vụ Lời Chúa: chọn trong số lễ chung kính các Thánh Tử Đạo:

2Mcb 7,1.20-23.27b-29 (hoặc Kn 3,1-9)

1Cr 1,17-25 / Lc 9,23-26

26

26

X

Thứ Ba

Kh 14,14-19 / Lc 21,5-114

27

27

X

Thứ Tư

Kh 15,1-4 / Lc 21,12-19

28

28

X

Thứ Năm

Kh 18,1-2.21-23;19,1-3.9a  / Lc 21,20-28

29

29

X

Thứ Sáu

Kh 20,1-4.11-21,2 / Lc 21,29-33

30

30

Đ

Thứ Bảy

Kh 22,1-7 / Lc 21,34-36

Thánh Anrê, Tông đồ - Lễ kính

Rm 10,9-18 / Mt 4,18-22

Thánh Vịnh Riêng

 

 

THÁNG 12/2024

Ý CẦU NGUYỆN

CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG

CỦA NIỀM HY VỌNG

 

Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh này củng cố đức tin cho chúng ta, giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô phục sinh ngay giữa cuộc đời của chúng ta và biến đổi chúng ta thành những người hành hương của niềm hy vọng Kitô giáo.

 

PHỤNG VỤ NĂM C 2024-2025

(ẤT TỴ)

01/12

01/11

Tm

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG

Gr 33,14-16 / 1Tx 3,12-4, 2 / Lc 21,25-28. 34-36

Thánh Vịnh Tuần I

02

02

Tm

Thứ Hai

Is 2,1-5 (hoặc Is 4,2-6) / Mt 8,5-11

03

03

Tr

Thứ Ba

Is 11,1-10 / Lc 10,21-24

Thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục - Lễ Nhớ

Bổn mạng các xứ truyền giáo

1Cr 9,16-19.22-23 / Mc 16,15-20

04

04

Tm

Thứ Tư

Is 25,6-10a / Mt 15,29-37

Thánh Gioan Đamas, Linh mục

Tiến sĩ Hội Thánh (Tr)

05

05

Tm

Thứ Năm đầu tháng

Is 26,1-6 / Mt 7,21.24-27

06

06

Tm

Thứ Sáu đầu tháng

Is 29,17-24 / Mt 9,27-31

Thánh Nicolas, Giám mục (Tr)

07

07

Tr

Thứ Bảy đầu tháng

Thánh Ambrôsiô, Giám mục

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

Is 30,19-21.23-26 / Mt 9,35-10,1.6-8

 

 

PHỤ TRƯƠNG II

NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM

I- HUẤN THỊ VỀ PHỤNG VỤ

Các mục tử không phải chỉ tuân giữ các Lề Luật trong các hoạt động Phụng vụ, để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho tín hữu tham dự Phụng vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu. (PV số 11)

Tác vụ của linh mục là tác vụ của toàn thể Giáo Hội. Vì thế không thể thi hành tác vụ này nếu không có sự vâng phục, sự hiệp thông cùng hàng giáo phẩm và chăm lo phục vụ Thiên Chúa và anh em. Bản chất phẩm trật của Phụng vụ, hiệu lực Bí tích và sự tôn trọng phải có đối với cộng đoàn giáo dân đòi linh mục phải chu toàn nhiệm vụ trong việc phượng tự như thừa tác viên và người phân phát trung tín các mầu nhiệm Thiên Chúa, và không được tự đưa vào những lễ nghi không được quy định và chấp nhận trong các sách Phụng vụ. (HT. Liturgicae instaurationes 5 - 9 -1970, cuối số 1)

II- NĂM PHỤNG VỤ

Giáo Hội, Mẹ hiền, ý thức mình có bổn phận cử hành các công trình cứu chuộc của Ðấng Phu Quân chí thánh bằng việc tưởng niệm vào những ngày ấn định trong năm. Mỗi tuần, vào ngày gọi là ngày Chúa Nhật, Giáo Hội tưởng nhớ việc Chúa Phục Sinh; mỗi năm một lần Giáo Hội còn cử hành mầu nhiệm ấy hết sức trọng thể vào dịp lễ Chúa Phục Sinh, cùng với cuộc Thương Khó hồng phúc của Người.

Giáo Hội còn phô diễn trọn mầu nhiệm Chúa Kitô qua chu kỳ một năm, từ Nhập Thể, Giáng Sinh, đến Thăng Thiên, Hiện Xuống, cùng với sự mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày Chúa lại đến.

Trong khi cử hành những Mầu Nhiệm Cứu Chuộc như thế, Giáo Hội rộng mở cho các tín hữu sản nghiệp nhân đức và công nghiệp của Chúa, khiến cho những mầu nhiệm này có thể nói là hiện diện qua mọi thời đại, ngõ hầu các tín hữu tiếp xúc với các mầu nhiệm đó sẽ được đầy tràn ơn cứu chuộc. (PV 102)

“Vào các ngày khác nhau trong năm, theo khuôn phép truyền thống, Giáo Hội kiện toàn việc huấn luyện tín hữu bằng những việc thao luyện đạo đức hồn xác, bằng việc giảng dạy, sự cầu nguyện, các việc hy sinh hãm mình và từ thiện bác ái”. (PV 105)

“Phải liệu sao cho các tín hữu lưu tâm trước hết đến việc giữ các lễ về Chúa và các mùa trong năm phụng vụ với tinh thần đạo đức. Về những gì họ cử hành và tuyên xưng ngoài miệng trong các lễ và mùa phụng vụ đó, thì họ tin trong lòng, và những gì họ tin trong lòng thì họ lại đem ra thực hành trong nếp sống cá nhân cũng như xã hội”. (CE 232)

Như vậy, tâm điểm của Năm Phụng vụ là mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, khởi đầu năm phụng vụ với CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG và kết thúc với lễ Chúa Kitô Vua, xen kẽ vào các mầu nhiệm kính Chúa, Đức Maria và các thánh, và cao điểm vẫn là Tam Nhật Vượt Qua.

LƯU Ý:

Năm Phụng Vụ bắt đầu từ CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG, nghĩa là có thể ngay từ cuối tháng 11 dương lịch.

1. NGÀY PHỤNG VỤ

Ngày phụng vụ diễn tiến từ nửa đêm này cho đến nửa đêm sau, nhưng việc cử hành ngày Chúa Nhật và các lễ trọng bắt đầu ngay từ chiều ngày hôm trước. (AC, 3)

Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần, Hội Thánh họp mừng mầu nhiệm Vượt Qua. Vì thế Chúa Nhật chính là ngày lễ quan trọng nhất. Theo Giáo luật khoản 1 điều 1248: “Ai đã tham dự Thánh lễ được cử hành theo lễ nghi Công giáo bất kỳ ở đâu trong chính ngày lễ buộc hoặc chiều ngày áp lễ thì đã chu toàn luật buộc tham dự Thánh lễ”.

2. BẬC LỄ:

Lịch phụng vụ chia làm ba bậc lễ để kính nhớ các mầu nhiệm của Chúa, các đặc ân của Đức Maria và các thánh:

A) LỄ TRỌNG

Lễ trọng chia làm hai loại: lễ trọng chung và lễ trọng riêng.

- Lễ trọng chung là các lễ trọng được xác định rõ trong sách phụng vụ mà toàn thể Hội Thánh phải mừng kính. Có 17 lễ trọng chung cho Giáo Hội toàn cầu: 10 lễ kính Chúa, 3 lễ kính Đức Maria và 4 lễ kính các thánh. Lễ Phục Sinh và Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt, kéo dài trong 8 ngày gọi là tuần Bát Nhật, tuy nhiên tuần Bát Nhật Giáng Sinh không được ưu tiên như tuần Bát Nhật Phục sinh.

- Lễ trọng riêng chỉ được mừng kính trong một Hội Thánh địa phương. Chẳng hạn lễ Các thánh tử đạo Việt Nam (24/11) là lễ trọng riêng đối với Hội Thánh Việt Nam vì là lễ bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, còn đối với Hội Thánh toàn cầu chỉ là lễ nhớ.

Tất cả các lễ trọng chung hay riêng đều được bắt đầu từ Kinh Chiều I ngày hôm trước, nghĩa là ngày mừng lễ sẽ dài hơn một ngày bình thường. Vì thế thánh lễ chiều hôm trước (sau Kinh Chiều I) đều phải cử hành lễ trọng kính của ngày hôm sau, nghĩa là ngày chính lễ, ngoại trừ một vài lễ có lễ vọng thì phải cử hành lễ vọng (Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Maria lên trời, Sinh nhật Thánh Gioan Tiền Hô, Thánh Phêrô và Thánh Phaolô).

B) LỄ KÍNH 

Lễ kính ở bậc thấp hơn lễ trọng và chỉ giới hạn trong một ngày bình thường nên không có Kinh Chiều I, trừ lễ kính Chúa trùng vào ngày Chúa Nhật thường niên. Lịch phụng vụ đề ra ba loại lễ kính: 6 lễ kính Chúa, 2 lễ kính Đức Maria, 17 lễ kính các thánh (Giáo Hội Việt Nam mừng thêm 2 lễ kính riêng: Thánh Têrêxa và Thánh Phanxicô Xaviê).

C) LỄ NHỚ

Lễ nhớ chia làm hai loại : lễ nhớ buộc và lễ nhớ tùy ý. Các ngày lễ nhớ buộc trong mùa Chay thì chỉ mừng như lễ nhớ tùy ý, không bó buộc phải cử hành. Khi lịch chung để tên nhiều vị thánh kính nhớ tùy ý trong cùng một ngày thì chỉ chọn một vị thánh để mừng, còn những vị khác được bỏ.

D) LỄ THEO NHU CẦU:

Ngoài ra còn có các lễ theo nhu cầu:

Có ba loại lễ theo nhu cầu:

- Lễ có nghi thức riêng thường đi kèm với việc cử hành một bí tích nào đó: Hôn Phối, Truyền Chức, Thêm Sức...

- Lễ do nhu cầu tùy theo hoàn cảnh: lễ tạ ơn, lễ cầu mùa…

- Lễ ngoại lịch là lễ do lòng đạo đức của giáo dân đòi hỏi: thứ Sáu kính Thánh Tâm, thứ Bảy kính Đức Mẹ...

Tuy nhiên, các lễ theo nhu cầu được cử hành hay không, còn tùy thuộc vào các mùa hoặc lịch phụng vụ.

E) LỄ KÍNH TRỌNG THỂ.

“Để phục vụ lợi ích mục vụ cho giáo dân, trong các Chúa Nhật Thường Niên, được phép mừng các lễ nào gặp trong tuần mà được giáo dân sùng mộ, miễn là những lễ ấy cao hơn chính ngày Chúa Nhật theo bảng ghi thứ tự ưu tiên. Có thể mừng các lễ ấy trong mọi thánh lễ có đông giáo dân tham dự” (AC 58).

Theo Niên Lịch Phụng Vụ số 58 nói trên thì được cử hành Thánh lễ quen gọi là “kính trọng thể”, nghĩa là mừng kính cách đặc biệt hơn vào ngày Chúa Nhật thường niên và cả mùa Giáng Sinh trước hay sau đó, các lễ trọng và lễ kính được ghi trong bảng thứ tự ưu tiên dưới đây, cũng như những lễ gắn liền với lòng sùng mộ của tín hữu nhưng rơi vào ngày thường trong tuần. Các lễ này có thể được cử hành trong mọi Thánh lễ có đông tín hữu tham dự.

(ví dụ: lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam 24/11 được dời lên Chúa Nhật trước vì Chúa Nhật sau đó thường là lễ Chúa Kitô Vua; lễ Mân Côi tuy là lễ nhớ buộc nhưng được mừng kính trọng thể vào Chúa Nhật).

THỨ TỰ ƯU TIÊN

TRONG VIỆC CỬ HÀNH CÁC NGÀY PHỤNG VỤ:

I

1. TAM NHẬT VƯỢT QUA tưởng niệm cuộc Thương khó và Phục Sinh của Chúa.

2. - Lễ Giáng Sinh, Hiển Linh, Thăng Thiên và Hiện Xuống.

    - Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.

    - Thánh lễ an táng được cử hành bất cứ ngày nào trừ những ngày lễ trọng buộc, thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. (IM 380)

    - Thứ Tư Lễ Tro.

    - Các ngày trong Tuần Thánh từ thứ Hai đến hết thứ Năm.

    - Các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục sinh.

3. - Các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các Thánh có ghi trong

       lịch chung.

    - Lễ cầu cho mọi tín hữu đã qua đời (2/11)

4. Các lễ trọng riêng, tức là:

  1. Lễ trọng thánh bổn mạng chính của địa phương, thành
  2. phố hay quốc gia;
  3. Lễ trọng Cung hiến thánh đường, hay ngày kỷ niệm
  4. cung hiến thánh đường đó.
  5. Lễ trọng mừng tước hiệu của nhà thờ.
  6. Lễ trọng của dòng tu hay tu hội mừng tước hiệu, hoặc 
  7. thánh sáng lập dòng, hay bổn mạng chính của dòng.

II

5. Các lễ kính Chúa có ghi trong lịch chung.

6. Các Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và Thường Niên.

7. Các lễ kính Đức Mẹ và các thánh có ghi trong lịch chung.

8. Các lễ kính riêng, tức là:

  1. Lễ bổn mạng của chính địa phận.
  2. Lễ kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chánh Tòa.

 

  1. Lễ kính bổn mạng chính của miền, tỉnh, nước hay một vùng rộng lớn.
  2. Lễ kính của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng mừng tước hiệu, thánh sáng lập, thánh bổn mạng, trừ những điểm đã nói trong số 4.
  3. Các lễ kính khác có ghi trong lịch địa phận, dòng tu hay tu hội.

Thánh lễ cầu hồn khi vừa được tin một người qua đời hay trong ngày giỗ đầu (IM 381)

9. - Các ngày trong tuần thuộc Mùa Vọng từ 17/12 đến hết 24/12.

    - Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

    - Các ngày trong tuần Mùa Chay.

III

10. Các lễ nhớ buộc có ghi trong lịch chung.

11. Các lễ nhớ buộc riêng, tức là:

  1. Các lễ nhớ bổn mạng thứ hai của địa phương, địa phận, miền hay tỉnh, quốc gia, một vùng rộng lớn, của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng.
  2. Ít nhiều lễ nhớ bắt buộc riêng của một vài nhà thờ.

12. Các lễ nhớ buộc và các lễ nhớ không buộc trong Mùa Chay.

13. -  Các ngày trong tuần, từ đầu Mùa Vọng đến hết 16/12.

  • Các ngày trong tuần mùa Giáng Sinh từ 2/1 đến thứ Bảy sau

lễ Hiển Linh.

  • Các ngày trong tuần thuộc Mùa Phục sinh, từ thứ Hai sau

tuần Bát Nhật Phục Sinh đến thứ Bảy trước lễ Hiện Xuống.

  • Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch theo lòng đạo đức của

giáo dân (IM 377).

  • Thánh lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381)
  • Các ngày trong tuần thuộc mùa Thường niên.

III. LỰA CHỌN CÁC THÁNH LỄ

1. Vào các ngày lễ trọng, linh mục phải cử hành Thánh lễ theo lịch phụng vụ. (IM353). Nếu một lễ trọng trùng vào ngày có bậc ưu tiên cao hơn, sẽ được dời vào ngày gần nhất mà lễ đó có thể được cử hành. Nếu trùng với Chúa Nhật Phục Sinh, sẽ được dời đến sau tuần Bát Nhật.

2. Vào các ngày Chúa Nhật, các ngày thường Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, cũng như các ngày lễ kính và lễ nhớ buộc:

a) Nếu cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự thì linh mục phải theo lịch phụng vụ mà Hội Thánh cử hành (IM 354a).

b) Nếu cử hành Thánh lễ riêng chỉ có một người giúp lễ thì linh mục có thể lựa chọn lịch phụng vụ của Hội Thánh hoặc lịch riêng (IM 354b).

3. Lễ nhớ tùy ý:

+ Các ngày trong tuần Mùa Vọng từ 17 đến 24-12;

+ Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh;

+ Các ngày trong tuần Mùa Chay trừ thứ Tư Lễ Tro và từ thứ Hai đến thứ Tư Tuần Thánh) thì làm lễ theo ngày trong tuần, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ nhớ được ghi trong lịch chung.

+ Các ngày trong tuần Mùa Vọng trước ngày 17-12;

+ Các ngày trong tuần Mùa Giáng Sinh từ ngày 02-01;

+ Các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh;

thì có thể chọn lễ theo ngày trong tuần hoặc lễ vị Thánh được nhớ, hay vị Thánh có ghi trong danh mục các Thánh hôm đó. (IM 355a)

+ Vào các ngày thường Mùa Thường Niên, có thể chọn Thánh lễ của ngày thường đó, hoặc cử hành lễ nhớ không buộc hoặc Thánh lễ do nhu cầu quan trọng, hoặc Thánh lễ tùy lòng đạo đức. (IM 355c)

 + Vào các ngày thứ bảy mùa Thường Niên, khi không có lễ nhớ buộc, có thể cử hành lễ kính Đức Mẹ.

4. Khi có nhiều lễ trùng vào một ngày, phải cử hành lễ có bậc ưu tiên cao hơn theo thứ tự đã nêu trên.

5. Khi sử dụng quyền hạn để lựa chọn các bài đọc và lời nguyện trong Thánh lễ, linh mục phải lưu tâm đến lợi ích thiêng liêng chung của cộng đoàn hơn là chỉ làm theo ý riêng của mình. (AC 328)

IV- LỄ CẦU CHO GIÁO DÂN (Lễ Họ)

Giáo luật khoản 388: Đó là các lễ mà giám mục giáo phận dâng để chỉ cho giáo dân trong giáo phận.

Giáo luật khoản 534:

§1: Sau khi đã nhậm chức ở giáo xứ, vào mỗi Chúa Nhật và lễ buộc trong giáo phận, cha chánh xứ có nghĩa vụ phải dâng lễ cầu cho đoàn dân được trao phó cho Người. Nếu mắc ngăn trở chính đáng không dâng lễ như vậy được, Người phải nhờ linh mục khác dâng ý lễ thay trong chính ngày đó, hoặc chính Người sẽ dâng lễ vào những ngày khác.

§2. Cha chánh xứ nào coi sóc nhiều giáo xứ, thì chỉ buộc dâng một ý lễ, vào các ngày nói ở §1, để cầu cho tất cả đoàn dân được trao phó cho Người.

§3. Cha chánh xứ nào đã không chu toàn nghĩa vụ được nói đến ở §1 và §2, thì nếu đã bỏ bao nhiêu ý lễ, phải sớm hết sức dâng đủ bấy nhiêu ý lễ để cầu cho giáo dân.

Tại Việt Nam, theo văn thư ngày 11.11.1987 của Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, các linh mục chánh xứ chỉ phải dâng lễ cầu cho giáo dân vào 11 ngày lễ sau:

  1. Lễ Chúa Giáng Sinh
  2. Lễ Chúa Hiển Linh
  3. Lễ thánh Giuse (19.03)
  4. Lễ Phục Sinh
  5. Lễ Thăng Thiên
  6. Lễ Hiện Xuống
  7. Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô
  8. Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Tông Đồ (29.6)
  9. Lễ Đức Mẹ Lên Trời (15.08)
  10. Lễ Các Thánh Nam Nữ (01.11)
  11. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (08.12)

V. THÁNH LỄ CỬ HÀNH CHIỀU HÔM TRƯỚC NGÀY LỄ BUỘC VÀ CHIỀU THỨ BẨY.

Thánh Bộ Phụng Tự có ra quy định về Phụng vụ cử hành chiều hôm trước ngày lễ buộc (SCCD, 10-1984, Not. 1984, tr 603-605). Trong phần nói về việc cử hành Thánh lễ, có viết như sau:

Xét quy định chung của GL 1248,1 về việc có thể giữ luật buộc “ngay từ ngày hôm trước”, thì luôn luôn dành ưu tiên cho Thánh lễ phải giữ theo luật buộc mà không phải quan tâm gì đến bậc phụng vụ của hai lễ cử hành trùng nhau”.

Sau đó, Bộ ra một số giải đáp và kết luận vẫn phải làm lễ Chúa Nhật vào chiều ngày thứ bẩy, khi gặp lễ trọng hay lễ kính trùng hợp.

Các Ordo cũ của nhà sách Vatican và của Nhà xuất bản Phụng vụ vẫn được soạn thảo theo quy định đó: “Thánh lễ chiều hôm trước ngày lễ buộc sẽ được sắp xếp với mọi yếu tố phải có (diễn giảng, lời nguyện tín hữu), hay nên có (dân chúng tham dự tích cực hơn bằng lời ca, tiếng hát, v.v...) trong thánh lễ của ngày lễ. Còn chính bản văn thánh lễ thì theo hẳn quy định về thứ tự ưu tiên của Thánh Bộ Phụng Tự...”

Vì vậy, trong thực tế, nếu lễ chiều thứ Bảy có giáo dân tham dự, thì sẽ cử hành lễ Chúa Nhật (tức là Thánh lễ Chúa Nhật hay Thánh lễ trùng vào Chúa Nhật năm đó). Để những lễ trọng trùng với Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh khỏi bị mất Thánh lễ vào chiều thứ Bảy (vì phải cử hành lễ Chúa Nhật), nên ngày 22-04-1990, Thánh Bộ Phụng Tự đã sửa đổi số AC 5 và cho chuyển các lễ bị ngăn trở đó sang ngày thứ Hai sau, thay vì đưa lên ngày thứ Bảy trước, như AC cũ quy định.

Trong các Ordo nói trên, cũng thấy có những quy định về các lễ buộc trùng với ngày thứ Bảy. Lịch này cũng dựa theo đó mà soạn, thí dụ lễ Đức Mẹ lên Trời ngày 15-08-1992.

VI. VỀ VIỆC CỬ HÀNH LỄ HÔN PHỐI.

Khi cử hành lễ Hôn phối trong Thánh lễ, thì chỉ được cử hành Thánh lễ Hôn phối trong một số ngày trong năm mà thôi.

Dựa theo CE và OCM mới (1990) các số 34, 54 và 56 (OCM cũ số 11), có liệt kê chi tiết như sau:

 

 

1. Không được cử hành Thánh lễ Hôn phối trong những ngày sau đây:

+ Các lễ trọng buộc cũng như không buộc.

+ Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh.

+ Lễ Tro và các ngày khác trong Tuần Thánh.

+ Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2-11).

+ Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Gặp những ngày đó, phải cử hành Thánh lễ theo ngày Phụng vụ và đọc các bài Sách Thánh của ngày lễ đó. Không được đọc một bài nào về Hôn Phối. Vẫn đọc lời chúc hôn trong Thánh lễ, và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn.

2. Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên:

Cử hành thánh lễ Chúa Nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh, có thể đọc một bài về Hôn Phối. Nếu cử hành Hôn Phối trong Thánh lễ không có cộng đồng giáo xứ tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ Thánh lễ Hôn phối.

Tuyệt đối tránh cử hành Hôn phối ngày thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh.

VII. BẢNG CHỈ DẪN VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ CÓ NGHI THỨC RIÊNG, THÁNH LỄ TÙY NHU CẦU VÀ THÁNH LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.

Chữ viết tắt:

V1     Thánh lễ có nghi thức riêng. (IM 372)

Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch do Giám mục Giáo phận chỉ định hoặc cho phép khi có nhu cầu hay lợi ích mục vụ quan trọng. (IM 374)

V2     Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách thánh đường hay của linh mục chủ tế, nếu có nhu cầu thật sự hoặc lợi ích mục vụ đòi hỏi. (IM 376)

V3     Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch do linh mục chọn theo lòng đạo đức của giáo dân. (IM 373, IM 377)

D1    Thánh lễ an táng. (IM 380)

D2     Thánh lễ khi nhận được tin báo tử hoặc trong ngày giỗ đầu.

D3     Thánh lễ cầu hồn hàng ngày. (IM 381)

 

 

 

Để áp dụng:

Ký hiệu            + : được cử hành  – : không được cử hành

  1.  

- Các lễ trọng buộc, các Chúa Nhật Mùa

Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.

- Thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua

- V1, V2, V3

- D1, D2, D3

  1.  

- Các lễ trọng không buộc.

- Lễ cầu cho tất cả các tín hữu đã qua đời.

- Thứ Tư lễ Tro,

  Thứ Hai, Ba, Tư Tuần Thánh

- Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh

 

- V1, V2, V3, D2, D3

+ D1

 

  1.  

- Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh

  và Mùa Thường Niên

- Các lễ kính

- V2, V3, D2, D3

+ D1, V1

  1.  

- Các ngày từ 17 đến 24 tháng 12

- Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh

- Các ngày thường trong Mùa Chay

- V2, V3, D3

+ V1, D1, D2

  1.  

- Các lễ nhớ buộc

- Các ngày thường Mùa Vọng trước ngày 16.12

- Các ngày thường Mùa Giáng Sinh sau 2.1

- Các ngày thường Mùa Phục Sinh sau Bát Nhật

- V3, D3

+ V1, V2, D1, D2

  1.  

- Các lễ nhớ không buộc

- Các ngày thường Mùa Thường Niên

+ V1, V2, V3

+ D1, D2, D3

 

VIII. THÁNH LỄ CẦU CHO NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI

Thánh lễ An táng được cử hành bất cứ ngày nào, trừ ngày lễ trọng buộc, thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh (IM 380). Nếu cử hành an táng vào các ngày này, người ta buộc phải dùng bản văn và bài đọc của ngày lễ đó, và sau lời nguyện hiệp lễ được làm nghi thức từ biệt.

Thánh lễ đưa chân (lễ hối tử) khi nhận được tin báo tử hoặc thánh lễ cầu hồn trong ngày giỗ đầu có thể được cử hành vào những ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh, ngày lễ nhớ buộc, các ngày thường không có lễ nào được ghi trong lịch, ngoại trừ thứ Tư lễ Tro và Tuần Thánh. (IM 381)

Thánh lễ cầu hồn hằng ngày có thể được cử hành vào các ngày thường của Mùa Thường Niên có lễ nhớ không bắt buộc, hoặc các ngày thường không có lễ nào được ghi trong lịch. (IM 381)

IX. PHÂN BIỆT TƯỚC HIỆU VÀ BỔN MẠNG

1- Tước hiệu: là danh hiệu, là tên gọi của một nhà thờ, Dòng tu, Tu hội v.v…

* Chọn tước hiệu: Được chọn Thiên Chúa Ba Ngôi hoặc từng Ngôi Vị Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, Đức Trinh Nữ Maria với những danh hiệu đã được mừng kính trong phụng vụ, các thiên thần, các thánh. Các Á Thánh chỉ được chọn khi có phép đặc biệt của Tòa Thánh[2].

Tước hiệu được đặt khi nhà thờ được làm phép hay cung hiến[3], và chỉ một tước hiệu mà thôi[4]. Một khi nhà thờ đã cung hiến, thì không được thay đổi tước hiệu nữa[5].

2- Thánh bổn mạng: là vị thánh được tôn kính như vị bảo trợ hay vị chuyển cầu lên trước Tòa Chúa cho chúng ta[6].

* Chọn thánh bổn mạng: Được chọn Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần, các Thánh. Các Á Thánh chỉ được chọn khi có phép đặc biệt của Tòa Thánh. Tuyệt đối không được chọn Thiên Chúa Ba Ngôi hay một Ngôi Vị Thiên Chúa làm bổn mạng[7] (vì Thiên Chúa ban ơn, chứ không chuyển cầu lên trước Tòa ai cả).

Tóm lại, chỉ có thể chọn một tước hiệu cho nhà thờ[8], Dòng tu, Tu hội[9], v.v…  chứ không chọn tước hiệu cho một giáo xứ. Và, cũng chỉ có thể chọn thánh bổn mạng cho giáo xứ, giáo phận, thành phố, quốc gia[10] hay cho Dòng tu, các hiệp hội, tổ chức, các nhóm[11], v.v… chứ không có bổn mạng của nhà thờ (hoặc các cơ sở vật chất khác), bởi lẽ, vị thánh bổn mạng có vai trò là vị bảo trợ cho con người chứ không cho cơ sở vật chất.

3- Bậc lễ cử hành theo luật phụng vụ:

+ Lễ kính tước hiệu nhà thờ: cử hành theo bậc lễ trọng riêng[12].

+ Lễ kỷ niệm cung hiến nhà thờ: cử hành theo bậc lễ trọng riêng. Ngoài ra, ngày kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chánh Tòa, bậc lễ trọng được cử hành tại nhà thờ Chánh Tòa, còn bậc lễ kính tại các nhà thờ khác trong Giáo phận[13].

+ Lễ Bổn Mạng chính của Giáo phận và giáo xứ: cử hành theo bậc lễ trọng riêng tại chính nơi đó[14]. Riêng lễ bổn mạng của Giáo phận, tại các nhà thờ khác trong Giáo phận được cử hành ở bậc lễ kính[15].

 

Bài cùng chuyên mục:

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7