Suy tư - Cảm nghiệm

Đạo còn sống khi ta còn sống đạo

  • In trang này
  • Lượt xem: 398
  • Ngày đăng: 16/11/2024 11:20:12

ĐẠO CÒN SỐNG KHI TA CÒN SỐNG ĐẠO

 

Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?

 

 

Ai cũng biết Đạo là con đường dẫn con người về chân thiện mỹ. Tuy mức độ chân thiện mỹ của mỗi Đạo khác nhau, nhưng nhìn chung Đạo đưa con người đến hạnh phúc và bình an. Khi gặp được Đạo, người ta vui sướng và thỏa mãn trong tâm hồn. Vì vậy, Đức Khổng Tử mới nhận xét : “Sáng nghe Đạo, chiều chết cũng vui”. Theo quan niệm của Công Giáo, Chúa Giêsu chính là Đạo Tình Yêu vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,16). Ngài đến trần gian để thiết lập Đạo yêu thương như một con đường đưa nhân loại về cõi phúc thật. Làm sao duy trì và sống được Đạo ấy ?

 

Giáo hội đưa ra nhiều chỉ dẫn giúp người tín hữu giữ Đạo, sống Đạo và truyền Đạo. Chẳng hạn, mọi tín hữu được kêu gọi thường xuyên cầu nguyện. Cầu nguyện là cách thức liên kết và gần gũi hơn với Thiên Chúa. Khi cầu nguyện, ta mở cửa nhà mình cho Thiên Chúa đi vào. Nhờ đó, Chúa củng cố đức tin và tăng cường hoạt động của đức ái trong ta. Cuộc đời Mẹ Têrêsa Calcutta là một minh chứng sống động cho thực tế này. Mẹ tâm niệm rằng: “Thật không thể nào dấn thân trong việc tông đồ nếu không có tâm hồn sống trong cầu nguyện... Hành động của chúng ta thực sự là hoạt động tông đồ chỉ khi nào chúng ta cho phép và trong mức độ chúng ta cho phép Chúa Kitô hoạt động trong chúng ta”.

 

Một hình thức khác để sống Đạo là siêng năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các Bí tích. Thánh Lễ là trung tâm của đời sống Công Giáo, nơi đó ta được nghe và nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và hiệp thông với Chúa Kitô qua Bí tích Thánh Thể. “Con muốn hỏi : ‘Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả ?’. Hãy tham dự Thánh lễ, vì không kinh nào, không tổ chức, nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá” (ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số 349). Việc tham dự Thánh Lễ thường xuyên và lãnh nhận các Bí tích, đặc biệt là Bí tích hòa giải, giúp tín hữu sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa.

 

Một chỉ dẫn khác để sống Đạo là năng đọc và suy niệm Kinh Thánh. Triết gia Søren Kierkegaard định nghĩa thật hay về quyển Kinh Thánh : “Kinh Thánh là bức thư tình Thiên Chúa gửi cho ta”. Quả thật, Kinh Thánh nói bằng ngôn tình, nên khi đọc Kinh Thánh, ta nhận ra những cuộc đối đáp trong tình yêu giữa Thiên Chúa và con người, những cảm nghiệm và diễn tả về tình yêu giữa tạo vật với Đấng tạo hóa. Nếu đọc và suy niệm Kinh Thánh với tinh thần cầu nguyện dưới sự soi sáng của Thánh Thần, ta sẽ thấy mình sống trong tình yêu và được thúc đẩy ra đi loan báo tình yêu.

 

Người tín hữu thực thụ thì không hài lòng với việc giữ Đạo mà còn phải đi truyền Đạo. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa cho muôn dân” (Mt 28,19-20). Lệnh truyền này cũng được áp dụng cho tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích rửa tội. Muốn cho người khác dễ dàng đón nhận Tin Mừng, chúng ta cần có đời sống càng giống Chúa Kitô càng tốt. Rao giảng thuyết phục nhất vẫn là bằng đời sống tương hợp với giá trị Tin Mừng. Thánh Phanxicô Assisi từng dạy “Hãy rao giảng bằng chính cuộc sống của bạn. Nếu cần, hãy dùng đến lời nói”. Nếu đời sống tràn đầy yêu thương thì đó sẽ là cách làm chứng tốt nhất vì nó phản ánh bản bản chất của Đạo và của những ai theo Đạo: “Người ta căn cứ vào dấu nầy để nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

 

Tất cả những hình thức gợi ý trên của Giáo hội luôn liên kết với nhau nhằm giúp tín hữu giữ Đạo, sống Đạo và truyền Đạo. Nếu tuân thủ những điều ấy thì, trong ta, Đạo vẫn còn đang “sống”,  ngược lại, Đạo đã chết hoặc chỉ còn sống thoi thóp. Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới, một số nhà thờ đã đóng cửa; nhiều nhà thờ trước kia đông đảo nay lại trống rỗng thiếu vắng giáo dân; thói quen đọc kinh chung, cầu nguyện sáng tối chỉ đếm trên đầu ngón tay; trong Giáo xứ, nhiều hội đoàn đã chia năm xẻ bảy, gây gương xấu cho nhiều người khác...

 

Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ? Phải chăng trào lưu tục hóa chi phối cách nhìn và lối sống của nhiều người khiến họ xa rời với niềm tin tôn giáo và truyền thống tốt đẹp nơi gia đình ? Phải chăng người ta dành thời gian cho mạng xã hội quá nhiều đến nỗi không còn thời gian cho Chúa ... ?

 

Vây đâu là mẫu gương giúp vực lại việc sống và truyền Đạo ? Trong những ngày này, Giáo hội đang chuẩn bị mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Các ngài đã noi gương Chúa Giêsu sống thân phận hạt lúa mì. “Nếu hạt lúa gieo xuống đất mà không chết đi, nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu chết đi, nó mới sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24). Các ngài chấp nhận quá trình tan biến, hy sinh và chịu hư nát để sống chết cho Đạo Tình Yêu, từ đó nảy mầm và sinh hoa kết quả là những Kitô hữu Việt Nam hôm nay. Các ngài như cây cho đi bóng mát, dù phải đứng giữa trưa hè nóng bức. Lửa bách hại không thể thiêu hủy niềm tin của các ngài, mà chỉ làm cho niềm tin ấy càng cháy sáng hơn. Các ngài đã phấn đấu “sống Đạo” để Đạo vẫn “sống” đến hôm nay. Gương các ngài khiến chúng ta suy gẫm về đời sống Đạo của bản thân và về trách nhiệm với con cháu mai sau. Đạo sẽ còn “sống” khi ta còn “sống Đạo”.

 

Lm. Giuse Nguyễn Xuân Phúc

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 228)

Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.

Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 77)

Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.

“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 205)

Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 524)

Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.

Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:24:57 - Xem: 449)

Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.

Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu (05/11/2024 07:26:42 - Xem: 263)

Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn hảo ra sao.

Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024 (01/11/2024 11:31:26 - Xem: 387)

Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 31 TN năm B - 2024 (01/11/2024 07:25:18 - Xem: 439)

Ta không thể gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa trong tâm tưởng hay trong ước muốn, mà là nơi chính tha nhân, nơi những hành động cụ thể trong những tương quan hằng ngày.

Hướng về các linh hồn đã khuất (01/11/2024 07:18:27 - Xem: 374)

“Linh hồn là cái làm cho ta thành một con người. Nó là nguyên lý linh thiêng của sự sống, và là cái sâu thẳm nhất trong con người.” (Sách Youcat số 62).

Hội Thánh dạy “Nên Thánh” cách nào? (29/10/2024 05:33:01 - Xem: 394)

Được trở nên nghĩa thiết và bạn hữu của Thiên Chúa là một điều gì đó muôn trùng siêu vượt trên chúng ta. Chúng ta không thể mua nó bằng những việc làm của mình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7