Lấn át hoặc đối thoại
- In trang này
- Lượt xem: 609
- Ngày đăng: 27/06/2024 08:24:48
LẤN ÁT HOẶC ĐỐI THOẠI
Chúng ta hãy học cách đối thoại, bắt đầu từ gia đình mình, với tấm lòng rộng mở.
XEM
Thường thì trong đời sống hôn nhân, vợ chồng ít khi đối thoại, mà thay vào đó, họ cố gắng áp đặt mình lên người kia, đa phần là người chồng lấn át người vợ, và họ ngày càng trở nên xa cách. Khi còn hẹn hò, tình yêu khiến hai người không tranh cãi nhưng đồng ý với nhau về hầu hết mọi thứ, mặc dù điều này đơn giản vì mỗi người không muốn mất đối phương hơn là vì tình yêu trưởng thành. Chẳng hạn, cô gái đi dự Thánh lễ Chúa nhật và mời bạn trai, có thể người con trai sẵn sàng đi cùng cô ấy có lẽ không phải vì lòng sùng đạo mà chỉ vì muốn có mối tương quan tốt đẹp với cô ấy. Sau khi kết hôn, sự quan tâm này dần mờ nhạt, hoặc thậm chí mất đi, và đến lúc mỗi người cố gắng áp đặt lý trí, quan điểm, quyết định của mình lên mọi thứ và mọi người. Vợ chồng không còn đối thoại để tìm ra điều tốt nhất cho cả hai và cho gia đình, nhưng thay vào đó, họ cố gắng áp đặt và lấn át đối phương, đôi khi bằng bạo lực bằng lời nói, và thậm chí bằng những hành vi xúc phạm và ám chỉ tiêu cực đối với gia đình bên kia. Vì không biết đối thoại nên nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ, dù trên thực tế, họ không chia tay.
Điều tương tự cũng xảy ra trong các nhóm, trường học, tổ chức, kể cả các tổ chức giáo hội. Những vấn đề cùng quan tâm được thảo luận nhưng một số không biết cách đối thoại; Họ buộc mình phải đúng về mọi thứ và khoe khoang rằng họ biết mọi thứ. Ngay trên sân thể thao, có những cổ động viên không biết chấp nhận thất bại của đội mình, họ ném đủ loại đồ vật vào các cầu thủ đối phương trên sân, và bên ngoài sân vận động, thì họ muốn loại bỏ những người bảo vệ những màu áo khác nhau.
XÉT
Trong Tông huấn Amoris laetitia, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến vấn đề đối thoại như một phương thế để bảo vệ tình yêu và hòa khí trong gia đình; Nhưng suy cho cùng, giáo huấn của ngài cũng có thể áp dụng cho các môi trường khác, lãnh vực khác.
Một cách cụ thể, trong các số 136-140 của Tông huấn, chúng ta học được rằng:
“Cần luôn luôn phát triển một số thái độ diễn tả tình yêu và thúc đẩy sự đối thoại đích thực.
Hãy dành thời gian, khoảng thời gian chất lượng để lắng nghe một cách kiên nhẫn và chú ý, cho tới khi người kia diễn tả hết mọi điều mà người ấy cần nói. Điều này đòi hỏi ta phải khổ chế bản thân để không lên tiếng khi chưa phải lúc. Thay vì đưa ra một ý kiến hay một lời khuyên, chúng ta cần bảo đảm rằng mình đã nghe mọi điều người kia muốn trình bày. Điều này bao hàm việc giữ thinh lặng nội tâm để lắng nghe người khác mà không bị tác động do tâm tưởng: đừng hấp tấp, hãy đặt qua một bên tất cả các nhu cầu và lo toan cấp thời riêng của bạn, và hãy dành chỗ để lắng nghe. Rất nhiều khi người bạn đời không cần một giải pháp cho vấn đề của người ấy, mà chỉ cần được lắng nghe. Người ấy cần cảm nhận rằng có người hiểu nỗi đau của mình, hiểu sự chán nản, nỗi sợ, cơn giận, những hi vọng và những ước mơ của mình.
Hãy phát triển thói quen trao tầm quan trọng thực sự cho người kia. Điều này có nghĩa là biết trân trọng họ, nhìn nhận quyền tồn tại của họ, quyền suy nghĩ theo cách riêng và quyền được hạnh phúc của họ. Đừng bao giờ chế giễu những gì họ nói hay nghĩ, ngay cả khi bạn cần diễn tả quan điểm riêng của mình. Chính ở đây hàm ẩn một xác tín đó là tất cả mọi người đều có cái gì đó để đóng góp, bởi vì mỗi người đều có một kinh nghiệm sống khác, mỗi người nhìn sự vật từ một quan điểm khác, mỗi người có những mối quan tâm ấp ủ khác, những khả năng và những trực giác khác. Chúng ta phải nhận ra được sự thật của người kia, tầm quan trọng của những mối bận tâm sâu xa nhất của người ấy, và những gì mà người ấy đang ngầm muốn nói, ngay cả thông điệp nằm đàng sau những ngôn từ gay gắt. Vì lí do đó ta phải cố đặt mình vào chỗ của người ấy, cố gắng nhìn vào trái tim của người ấy, hiểu ra những bận tâm sâu xa nhất của người ấy và lấy đó làm khởi điểm cho một cuộc đối thoại sâu xa hơn.
Hãy cởi mở trong suy nghĩ, đừng tự khép lại để mình mắc kẹt trong một vài ý kiến và quan điểm giới hạn của mình, nhưng hãy sẵn sàng để thay đổi hay bổ túc ý kiến của mình. Sự kết hợp cách nghĩ của tôi và cách nghĩ của người kia, khác nhau nhưng có thể dẫn đến một tổng hợp làm phong phú cho cả hai. Sự hợp nhất mà chúng ta cần tìm không phải là sự đồng dạng, nhưng là một sự “hợp nhất trong khác biệt”, hay “sự khác biệt được hòa giải”. Theo đường hướng này, sự hiệp thông huynh đệ được làm cho phong phú bằng sự kính trọng và trân trọng những khác biệt trong một nhãn giới bao quát giúp thăng tiến thiện ích chung. Chúng ta cần giải phóng chính mình khỏi cái cảm nghĩ rằng tất cả chúng ta đều phải giống như nhau. Điều quan trọng là khả năng nói lên những gì mình nghĩ mà không gây tổn thương cho người khác; cần phải lựa lời mà nói và lựa cách nói làm sao để được người kia chấp nhận cách dễ dàng hơn, nhất là khi thảo luận những vấn đề gay cấn; việc nêu những ý kiến phê bình của mình đừng bao giờ gắn với việc xả cơn giận như một hình thức trả thù, và tránh giọng điệu dạy đời chỉ cốt tấn công, châm chọc, tố cáo và gây tổn thương.
Nhiều sự bất đồng thực sự không phải là những chuyện quan trọng. Phần lớn chúng là những chuyện vặt vãnh, nhưng điều làm thay đổi bầu khí chính là cách nói hay thái độ của người nói… Điều quan trọng là đặt nền quan điểm của mình trên những lựa chọn, những niềm tin hay những giá trị vững chắc, chứ không đặt trên nhu cầu thắng một cuộc tranh cãi hay nhu cầu chứng minh rằng mình đúng.
LÀM
Trong bất cứ lãnh vực nào, chúng ta đều cần đối thoại, cởi mở để lắng nghe tiếng nói của người khác, cần sự khôn ngoan để tìm ra sự thật ở những người có lối suy nghĩ khác biệt. Càng là người có quyền lực, chúng ta càng dễ bị cám dỗ không muốn lắng nghe, nhất là đối với với người chúng ta không thích, hoặc những ý kiến trái chiều, nhưng thực tế cho thấy rằng, càng biết trân trọng, cân nhắc những quan điểm khác với mình, chúng ta càng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và khôn ngoan.
Để được như vậy, chúng ta hãy học cách đối thoại, khởi đi từ gia đình, với tâm hồn rộng mở.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Lược dịch từ: exaudi.org (12. 06. 2024)
Bài cùng chuyên mục:
Các bà mẹ nội trợ và chứng trầm cảm: 4 điều cần biết (15/11/2024 09:12:45 - Xem: 105)
Làm cha mẹ nội trợ ở nhà thật là khó, nhưng liệu điều đó có gây ra trầm cảm không? Một cuộc thảo luận gần đây tại Peanut Butter and Grace đã nêu ra vấn đề quan trọng này.
Năm cách mang lại hạnh phúc cho mẹ (03/11/2024 07:27:19 - Xem: 228)
Những người mẹ có thể không hoàn hảo, nhưng họ luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình, từ khi chúng ta mới chào đời cho đến khi rời xa nhân thế, mẹ sẽ luôn cố gắng yêu thương và nâng đỡ chúng ta.
Vâng, hôn nhân cũng là một việc tông đồ! (20/10/2024 14:38:50 - Xem: 330)
Trong hôn nhân, cả hai vợ chồng cùng làm việc để mối liên kết của họ trổ sinh hoa trái thiêng liêng, đưa họ đến sự sống đời đời. Vâng, hôn nhân cũng là một việc tông đồ!
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa (08/10/2024 07:18:32 - Xem: 545)
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
10 Ý tưởng giúp các mẹ nạp lại năng lượng (29/09/2024 08:46:15 - Xem: 354)
Làm mẹ không bao giờ dễ dàng. Dưới đây là những ý tưởng từ những người mẹ về cách họ nạp lại năng lượng về mặt thể lý, tâm lý và tinh thần.
Nên một với vợ mình (24/09/2024 07:45:12 - Xem: 526)
Truyền thống người đàn ông cầu hôn người phụ nữ là một phần nhỏ của sự hy sinh đó. Nó thể hiện mong muốn của người đàn ông dâng hiến bản thân mình cho vợ. Anh ấy rời bỏ cha mẹ để gắn bó với cô ấy.
Sự bất đồng quan điểm trong hôn nhân (21/09/2024 08:13:50 - Xem: 616)
Việc giải quyết bất đồng trong hôn nhân không bao giờ đề cập đến việc giành chiến thắng. Đừng bao giờ cho rằng mình thắng còn người bạn đời của mình thua.
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân (14/09/2024 09:55:05 - Xem: 564)
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
Hôn nhân được tạo nên từ sự hỗn loạn (10/09/2024 08:38:30 - Xem: 192)
Theo quan điểm của thế giới ngày nay, hôn nhân là một thỏa thuận giữa hai người bao lâu nó vẫn đẹp đẽ, vui vẻ và hạnh phúc, và về cơ bản, đó là một sự thỏa thuận hoàn toàn dành riêng cho hai người đó.
Ly hôn không phải là một lựa chọn (04/09/2024 09:24:32 - Xem: 605)
Trong cuộc hôn nhân của bạn, đừng ngại nhờ giúp đỡ – có rất nhiều nhà tư vấn, linh mục và những vị linh hướng, và các cặp vợ chồng dày kinh nghiệm đáng tin cậy ngoài kia sẽ vui vẻ đồng hành cùng bạn.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Câu chuyện chiều cuối tuần: Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất