Tác giả - Tác phẩm

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn(bài 2)

  • In trang này
  • Lượt xem: 792
  • Ngày đăng: 27/04/2024 22:17:35

KINH NGHIỆM VỀ THIÊN CHÚA

VÀ ƯỚC MUỐN[1]

 

Giới thiệu

Trong bài suy tư này, Anselm Grun phân tích rất sâu sắc về ước muốn trong tương quan với kinh nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa. Theo ông, chính ước muốn là chiếc neo Thiên Chúa gieo vào lòng chúng ta để chúng ta nhớ đến Ngài, biết Ngài vẫn luôn ở với chúng ta.

Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa và cũng nhờ đó, chúng ta thoát khỏi những lệ thuộc và tránh được thất vọng khi không đặt hi vọng vào những gì là hữu hạn

 

                                     Linh mục Mỹ Sơn, giáo phận Long Xuyên

 

 

PHẦN II

 

+ Ước muốn hay lệ thuộc?

Ngày nay, ước muốn của chúng ta rất thường bị che giấu đàng sau những lệ thuộc. Lệ thuộc luôn là một ước muốn bị dồn nén. Trong lệ thuộc, tôi thực sự tìm kiếm điều mà tôi khát mong tận đáy sâu tâm hồn, nhưng tôi không nhận ra ước muốn của tôi; tôi muốn che giấu nó và trực tiếp nắm lấy cái mà tôi khát mong.

 

Ước muốn bị dồn nén làm chúng ta trở nên lệ thuộc và đau ốm: tôi không tìm kiếm xa hơn, tôi buông mình cho sự lệ thuộc, sự lệ thuộc đó bề ngoài dem lại cho tôi cái mà tôi khát mong, nhưng tôi không bao giờ nắm được cái mà tôi thực sự ước muốn.

 

Ngày nay, lệ thuộc tạo nên một căn bệnh xã hội thực sự. Nào là rượu hoặc xì ke ma tuý, rồi bệnh ăn không no hoặc bệnh chán ăn, lại còn là cờ bạc, là lao động cật lực, là nhu cầu tương quan, nhu cầu được biết đến…cũng như nhu cầu được nâng đỡ.., tất cả đều có thể đưa đến sự lệ thuộc. 

 

Nhưng khi chúng ta khám phá ra ước muốn sâu xa của mình ẩn sau những lệ thuộc; lúc ấy, tất cả đều hướng chúng ta về Thiên Chúa, tất cả đều là nơi chúng ta có thể có kinh nghiệm về Thiên Chúa. Cách nào để làm được như vậy? Có một cách là đừng lên án sự lệ thuộc; trái lại, hãy tự hỏi tôi thực sự tìm kiếm điều gì tận sâu thẳm tâm hồn qua nó. Tôi tìm kiếm gì khi tôi say mèm? Đơn giản không phải là tôi muốn thoát khỏi sự tầm thường của cuộc sống hàng ngày, muốn thay đổi hoàn cảnh, muốn đưa mình vượt lên mức phẳng lỳ bình thường của cuộc sống đơn điệu, nhờ sống vui hơn và thấy thề giới đẹp hơn và niềm nở hơn sao! Theo nhà văn người Pháp, André Gide, khi chúng ta bắt đầu uống rượu, có nghĩa là chúng ta không thể có điều gì đó muốn có, nên chúng ta sở hữu chúng trong cơn say. Khi uống, chúng ta thấy mình hạnh phúc như trong cơn mơ, hạnh phúc đó chúng ta đã tìm kiếm cách vô vọng. Gide đã trải qua kinh nghiệm đáng buồn này: “Điều khủng khiếp là người ta không bao giờ cảm thấy thoả mãn đủ.” Uống rượu không bao giờ làm thoả mãn cơn khát sâu xa bên trong. Mơ mộng không tạo nên thực tại mà người ta khát mong.

 

Còn một sự lệ thuộc khác là lao mình vào công việc. Khát vọng sâu xa của tôi là gì khi ngập chìm trong công việc? Tôi che giấu sự trống rỗng phát sinh khi tôi không có gì để làm chăng? Có phải tôi đang trốn chạy chính mình, tôi không chịu đựng được việc gặp lại chính mình trong thinh lặng, đối diện với mình cách chân thực. Hoặc với ý khác hơn, có phải tôi muốn mình được biết đến; do đó, tôi luôn làm việc nhiều hơn để người khác chú ý đến tôi. Tôi tìm cách gặp gỡ người khác để hiện hữu và để người khác nói rằng tôi dễ thương. Tôi muốn mình được người khác chấp nhận vô điều kiện, để có thể chấp nhận chính mình và yêu chính mình.

 

Có lẽ tôi phải lắng nghe chính mình để khám phá ra ước muốn sâu xa ở trong tôi. Điều đó tốt hơn là tôi đối đầu trực tiếp với sự lệ thuộc của tôi. Nhờ đó, sự lệ thuộc sẽ từ từ biến thành ước muốn. Nếu tôi tấn công nó trực diện, chắc chắn tôi sẽ thua. Nếu tôi tìm mọi cách để săn đuổi nó đi, thì được lúc này, nhưng nó sẽ trở lại lúc khác mạnh mẽ hơn nhiều. Thay vì chiến đấu chống lại nó, tốt hơn là tôi lắng nghe tự bên trong chính mình và nhận ra tôi thực sự lệ thuộc điều gì (cũng là: tôi thực sự ước muốn điều gì).

 

Tôi phải dự liệu mọi hệ quả. Khi say sưa tôi cảm thấy khoan khoái, vậy đó có phải là điều tôi tìm kiếm không? Đó có phải là điều tôi khát mong nhất không? Hay tôi khát mong một thực tại hoàn toàn khác, thực tại thiêng liêng chẳng hạn? Nhà tâm lý học Jung cho biết, chỉ mở lòng ra với những thực tại thiêng liêng (tinh thần) mới có thể thắng được sự lệ thuộc rượu chè, cờ bạc, hoặc bất cứ sự lệ thuộc nào. Jung viết về một bệnh nhân: “Nhu cầu rượu chè bệnh hoạn của người này xét về mặt nào đó có thể so sánh với cơn khát hợp nhất thiêng liêng mà mọi người đều cảm thấy, đó là sự khát khao hợp nhất với Thiên Chúa mà các nhà thần bí kitô giáo thời Trung cổ đề cập đến”.

 

Nhà tâm lý học người Mỹ, Christina Grof, chính bà đã là một người nghiện rượu, nói như thế về ước muốn mà bà tìm kiếm thoả mãn trong rượu chè: “Từ lúc còn rất nhỏ, tôi nhớ đã luôn tìm kiếm cái mà tôi không biết gọi là gì. Tôi tin rằng khi có nó, tôi sẽ không bao giờ cảm thấy lẻ loi, cô độc nữa, tôi sẽ được yêu thương, được chấp nhận và sau cùng, tôi có thể biết đến hạnh phúc và bình an”.

 

Khi phân tích sự tìm kiếm đó đến cùng, bà nhận ra điều mình tìm kiếm không là gì khác hơn, mà chính là sự tìm kiếm thiêng liêng, tìm kiếm Thiên Chúa. Nhưng ước muốn của bà mau chóng chìm đắm trong rượu chè. Khi đã được chữa lành, bà nhận ra rằng ước muốn điên cuồng đó sau cùng chỉ là cơn khát mạnh mẽ muốn hoàn thành căn tính thiêng liêng, và chỉ là sự tìm kiếm nguồn cội trên trời, đó là Thiên Chúa.

 

Chúng ta chỉ có thể thắng được sự lệ thuộc bằng cách hoán cải nó thành ước muốn chính đáng, ước muốn thiềng liêng sâu xa, nghĩa là ước muốn Thiên Chúa, gặp gỡ Ngài và được Ngài yêu thương.

 

+ Ước muốn, chiều kích hiện hữu nền tảng của con người.

Theo Augustinô, ước muốn là chiều kích hiện hữu nền tảng của con người. Tận đáy sâu tâm hồn, mọi người đều khát khao Thiên Chúa, đều khát khao được yêu thương, được yên ổn; tất cả đều tìm kiếm một quê hương đích thực, đều muốn sống một cách đích thực và tự do. Chính Thiên Chúa đã đặt để ước muốn được hiệp thông với Người luôn mãi trong lòng chúng ta. Dù muốn dù không, thì cuối cùng, chúng ta đều khát mong Người trong tất cả những gì chúng ta say mê tìm kiếm. Chúng ta có thể dành mọi sức lực của mình để thu tích của cải, nhưng sở hữu mọi sự đều sẽ không thoả mãn ước muốn của chúng ta. Tìm kiếm sự giầu có cũng có nghĩa là tìm kiếm sự bình an: chúng ta ước gì cuối cùng mình được an ổn! Nhưng, nghiệt ngã thay, ước muốn sở hữu sẽ biến thành nỗi ám ảnh và chúng ta lại lao mình vào lo âu. Tìm kiếm thành công che giấu ước muốn được nhìn nhận giá trị thực sự của bản thân. Nhưng chúng ta cũng biết rằng không có sự thành công nào có thể lấp đầy ước muốn của chúng ta. Chỉ trong Thiên Chúa, chúng ta mới biết được giá trị thực sự của mình, giá trị đó là giá trị thần linh.

 

Tự nền tảng, mỗi người trong chúng ta đều khát khao được yêu thương và yêu thương, nhưng chỉ cần đọc báo chí là sẽ khám phá biết bao nhiêu ước muốn vẫn chưa được thoả mãn, để rồi đưa đến cô đơn và thất vọng.  Mọi tình yêu, dù nhỏ bé đến đâu, ngay cả khi chỉ thuần tuý là tình dục, đều chứa đựng ước muốn một tình yêu tuyệt đối, đó là ước muốn Thiên Chúa. Chúng ta đều biết câu nói nổi tiếng của Augustinô: “Tâm hồn con sẽ không nghỉ ngơi cho tới khi được an nghỉ trong Ngài, (Lạy Chúa)”. Con người chúng ta luôn có sự khát khao Thiên Chúa không.bao giờ được thoả mãn, khát khao một quê hương đích thực, khát khao được an toàn, khát khao một thiên đường đã mất. Dù bề ngoài xem ra chúng ta khát khao những đối tượng khác, thì mục đích tối hậu luôn là Thiên Chúa. Ngay cả nơi những người đã chối bỏ Chúa, thì họ vẫn ước muốn một cái gì đó hơn nữa, một cái gì khác, một Đấng mà chỉ có Ngài mới có thể làm thoả mãn.

 

Đi đến tận cùng những mong mỏi và ước muốn của chúng ta, chúng ta khám phá ra rằng mình khát mong một cái gì đó hơn nữa, khát mong một mầu nhiệm, một cái gì đó vượt khỏi chúng ta và cuối cùng, ước muốn của chúng ta là ước muốn Thiên Chúa. Augustinô đã có thể nói về mình: “Tôi không tin rằng mình có thể tìm thấy một điều gì đó mà tôi khát mong hơn Thiên Chúa.” Cả cuộc đời của ngài là một cuộc tìm kiếm. Trước hết, ngài tìm kiếm hạnh phúc trong những mối liên hệ với phụ nữ, rồi trong triết học, trong khoa học, trong sự thành công và trong tình bạn. Và sau cùng, ngài phải thừa nhận rằng động cơ tối hậu của sự tìm kiếm nơi ngài chính là Thiên Chúa.

 

Thật nghiệt ngã khi người ta đã chiếm hữu mọi sự mình mong ước thì lại cảm thấy một trống rỗng nội tâm to lớn hơn: “Người thì muốn trở thành cầu thủ bóng đá của năm, người khác lại muốn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đánh giá là giỏi, người khác nữa thì chỉ nghĩ đến việc chinh phục trái tim của người mình yêu hoặc kiếm đủ tiền để có thể sống theo cách người đó mong mỏi.” Ở trung tâm của mọi ước muốn trên, luôn tồn tại một trống rỗng nội tâm và khát vọng một điều gì đó hoàn toàn khác một cách càng mạnh mẽ hơn. Không có gì ở thế gian, không có sự thành công nào, không có người yêu nào có thể làm chúng ta an tâm. Tinh yêu mà ai nấy khát mong luôn có liên quan đến ước muốn. Peter Schellenbaum đã mô tả tương quan chặt chẽ giữa tình yêu và ước muốn. Ông còn cho rằng có thể xác định cả hai trong một vùng của cơ thể chúng ta: “Đó là giữa ngực, ngang với trái tim, đó là chỗ mà những người đau khổ vì tình hoặc vì ước muốn cảm thấy qua đôi bàn tay của mình.” Chính sức căng của ước muốn làm cho tình yêu trở nên quí giá và tạo nơi nó một chiều sâu khôn dò. Hạnh phúc tuyệt vời của tình yêu và nỗi đau khôn tả của ước muốn có tương quan chặt chẽ với nhau. Tình yêu nhắm đến sự vượt qua chính mình. Khi yêu, chúng ta luôn khát khao một tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện; cuối cùng, có nghĩa là chúng ta khát khao một tình yêu thần linh, tình yêu của Thiên Chúa.

 

(còn tiếp)

Bài cùng chuyên mục:

Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (06/11/2024 08:54:01 - Xem: 284)

Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.

Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh  (24/10/2024 10:17:21 - Xem: 336)

Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1) (30/09/2024 07:47:47 - Xem: 839)

Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý.

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải  (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 423)

Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.

Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3) (08/09/2024 07:45:34 - Xem: 429)

Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.

Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 465)

Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.

Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri  (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 535)

Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.

Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 498)

Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta

Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3) (03/07/2024 08:26:58 - Xem: 553)

Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.

Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.2) (23/06/2024 09:10:49 - Xem: 530)

Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7