Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 128 - Sống đạo trong gia đình khác tôn giáo

  • In trang này
  • Lượt xem: 674
  • Ngày đăng: 22/06/2024 07:21:01

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ:

BÀI 128 - SỐNG ĐẠO TRONG GIA ĐÌNH KHÁC TÔN GIÁO

 

Câu hỏi: Làm sao để giữ đạo khi lấy chồng không cùng tôn giáo?

 

 

Trả lời:

Bạn thân mến,

Chắc hẳn bạn cũng đã biết rằng ở một nước mà người Công giáo chiếm thiểu số như Việt Nam thì hôn nhân giữa người Công giáo và người khác đạo là điều không thể tránh khỏi. Vài chục năm trở về trước, vì nhận thấy ích lợi của đức tin Công giáo đối với đời sống gia đình nên ông bà mình thường “ép” những người ngoại giáo muốn lấy vợ hay chồng Công giáo thì phải “cải đạo”. Làm như thế có cái hay mà cũng có cái không hay. Cái hay thì rõ ràng rồi, hai vợ chồng cùng chung một đức tin thì dễ dàng sống hòa hợp với nhau hơn. Tuy nhiên, cái không hay là đôi khi người ta chấp nhận cải đạo chỉ để có đủ điều kiện lấy được vợ hay chồng người Công giáo, chứ trong thâm tâm họ không tin vào Chúa.

 

Đã có nhiều hệ lụy xảy ra từ khía cạnh không hay nói trên. Không ít người “bỏ đạo” sau khi “mọi sự đã hoàn tất”. Thậm chí có người còn quay lại công kích đạo Công giáo, cấm đoán cả người bạn đời Công giáo của mình thực hành đức tin. Ngày nay, người Công giáo có cái nhìn tương đối cởi mở hơn về các tôn giáo bạn nên việc ép buộc cải đạo để lấy vợ hay lấy chồng Công giáo không còn nghiêm ngặt như trước. Thay vào đó, hai bên gia đình để cho đôi bạn trẻ đến với nhau trong tình yêu với tất cả sự tự do, ngay cả về vấn đề tôn giáo. Do vậy, hiện tượng hôn nhân khác đạo và đạo ai nấy giữ ngày càng phổ biến.

Người Việt Nam có quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng”. Nhìn chung, người nữ sau khi lấy chồng thường gắn bó với sinh hoạt bên nhà chồng nhiều hơn ở nhà mẹ. Chắc có lẽ vì thế nên bạn mới thấy có vấn đề khó khăn khi người nữ Công giáo lấy chồng ngoại đạo. Ở đây, chưa cần nói đến trường hợp người nữ phải ở với đại gia đình nhà chồng, chỉ riêng chuyện sống chung với chồng khác đạo thôi cũng là một thách đố lớn đối với họ trong việc thực hành đức tin Công giáo rồi.

 

Bạn thân mến,

Tình yêu vợ chồng, dù là cùng đạo hay khác đạo, luôn cần phải được xây dựng trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Nếu chồng bạn thực sự yêu thương bạn và gia đình chồng đón nhận bạn như một thành viên trong gia đình họ, thì điều căn bản là họ phải tôn trọng đức tin Công giáo của bạn và để cho bạn tự do thực hành đức tin của mình. Tôi nói vậy để chúng ta tạm thời không bàn đến những trường hợp người chồng hay gia đình chồng cấm vợ hay con dâu mình đọc kinh, đi lễ hay thực hành các nghi thức Công giáo khác. Nếu bạn ở trong hoàn cảnh đó thì bạn đã trở thành nạn nhân của sự bất công rồi. Khi đó cốt lõi của vấn đề không còn là tôn giáo nữa mà là tình yêu trong đời sống hôn nhân.

 

Không thể gọi là tình yêu nếu người này không tôn trọng tín ngưỡng tâm linh của người kia. Tôi biết một vài trường hợp như thế và chính người nữ đã kiên quyết phản kháng để đòi lại công bằng cho mình. Trong hoàn cảnh không thể phản kháng được thì họ tìm cách sống đức tin cá nhân một cách âm thầm và có thể nói là lén lút. Tôi hy vọng rằng bạn có một người chồng yêu thương và tôn trọng bạn, gia đình bên chồng cũng hiểu và chấp nhận bạn để bạn có đầy đủ tự do thực hành đức tin của mình. Lưu ý rằng với câu hỏi bạn đặt ra thì tôi chỉ chia sẻ về trường hợp đạo ai nấy giữ thôi, còn nếu chồng bạn chấp nhận theo đạo và giữ đạo Công giáo thì coi như là cùng tôn giáo rồi.

 

Cần phải nói thêm rằng nếu bạn muốn chồng và gia đình bên chồng tôn trọng đức tin của mình thì chính bạn cũng phải tôn trọng tín ngưỡng tâm linh của họ. Vì họ chưa biết Chúa nên chắc chắn họ sẽ vẫn giữ những hình thức thờ cúng theo truyền thống hay thậm chí là mê tín dị đoan. Đó là quyền tự do của họ. Về phần bạn, vì không chia sẻ cùng một đức tin với bên nhà chồng nên bạn không thể tham dự vào những hoạt động trái ngược với đức tin Công giáo. Tuy nhiên, là một người vợ và người con dâu trong gia đình ngoại giáo, bạn vẫn có thể và rất nên hòa nhập vào những sinh hoạt chung của gia đình chồng, miễn là điều đó không làm ảnh hưởng tới đức tin của bạn.

 

Nếu chồng bạn là người khác đạo, tôi mời gọi bạn hãy nhìn lại quãng thời gian rất đẹp lúc hai người còn đang tìm hiểu nhau. Việc bạn và chồng bạn đã vượt qua rào cản khác biệt tôn giáo để đi đến kết hôn chứng tỏ tình yêu của hai người thật mãnh liệt. Một tình yêu với sự khởi đầu tốt đẹp như thế rất cần được tiếp tục nuôi dưỡng khi hai người về sống bên nhau. Nếu như tôn giáo đã không phải là rào cản trong thời gian đôi bạn tìm hiểu nhau, thì tôn giáo cũng không thể là yếu tố phá hủy tương quan vợ chồng sau này. Do đó, xét một cách sâu xa thì việc bạn lấy chồng Công giáo hay ngoại đạo đều không ảnh hưởng đến đời sống đạo của bạn, trừ trường hợp có cấm đoán bất công như tôi đã bàn ở trên. Điểm khác biệt chỉ là nếu lấy chồng ngoại đạo thì bạn phải giữ đạo trong môi trường ít thuận lợi hơn thôi.

 

Tôi đã chứng kiến vài trường hợp người nữ Công giáo lấy chồng ngoại giáo được chồng và gia đình bên chồng tạo điều kiện tự do thực hành việc đạo đức như đọc kinh xem lễ hay cho con đi học giáo lý. Thế nhưng, dần dần chính người nữ ấy lại bỏ cuộc, bỏ luôn việc đến nhà thờ, không phải vì bị cấm đoán nhưng vì không đủ kiên trì để sống đức tin trong hoàn cảnh như thế trong một thời gian dài. Do đó, khi đặt vấn đề về việc giữ đạo, bạn hãy nhìn về chính bản thân mình trước khi xét đến yếu tố người chồng không cùng tôn giáo với mình. Bạn hãy tự hỏi mình có đủ đức tin mạnh mẽ để vượt qua sự khó khăn khi sống với chồng và bên nhà chồng khác đạo hay không. Bạn đã thực sự mặn mà với đức tin Công giáo hay chưa, nhất là khi phải sống trong một gia đình có người không chia sẻ cùng một đức tin ấy?

 

Cuộc sống luôn có đầy những xung đột gây khó khăn nhưng cũng không kém phần thú vị và ý nghĩa. Chẳng hạn, nếu như lấy chồng khác đạo là một thách đố đối với việc sống đức tin thì ngược lại, đó cũng là cơ hội để bạn làm chứng tá cho đức tin Công giáo, trước hết là với chồng và gia đình bên chồng. Bạn là người đón nhận và được giáo dục đức tin Công giáo từ nhỏ, do vậy cách sống của bạn chắc chắn sẽ diễn tả được phần nào giá trị đức tin. Tôi có thể kể ra đây một vài yếu tố như tình yêu, trách nhiệm, sự chung thủy, kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ, tôn trọng sự sống, tinh thần hy sinh phục vụ, quảng đại giúp đỡ tha nhân… Tất nhiên, không chỉ riêng người Công giáo mới có những đức tính ấy. Thế nhưng, chúng ta cần nhìn nhận rằng đức tin Công giáo dạy dỗ và đòi hỏi người tín hữu thực hành những giá trị tốt đẹp đó một cách triệt để hơn.

 

Do đó, nếu bạn lấy chồng khác đạo, bạn có điều kiện để cho chồng và cả gia đình chồng nhận thấy đức tin Công giáo đã giúp bạn chu toàn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, người con dâu trong gia đình một cách tốt đẹp như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có trách nhiệm giáo dục con cái của mình theo đức tin Kitô giáo. Những đứa con chăm ngoan và hiếu thảo ông bà cha mẹ chính là hoa trái cụ thể mà mọi người trong gia đình chồng đều có thể thấy được từ một người mẹ Công giáo như bạn.

 

Nói chung, giá trị đức tin Công giáo không chỉ dừng lại ở cá nhân bạn mà còn có thể lan tỏa cho mọi người xung quanh, dù họ có biết Chúa hay không.

 

Để kết thúc, tôi có lời khen bạn vì biết thao thức việc giữ đạo khi lấy chồng không cùng đức tin. Điều này chứng tỏ bạn rất trân trọng giá trị đức tin Công giáo, muốn tìm cách gìn giữ nó trong hoàn cảnh có nhiều thách đố. Tôi mời gọi bạn hãy tiếp tục nuôi dưỡng thao thức tốt đẹp đó và tha thiết cầu nguyện xin ơn Chúa trợ giúp. Tôi tin rằng Chúa sẽ ban đủ ơn giúp nâng đỡ bạn sống đức tin và có khi còn ban cho chồng và gia đình chồng ơn nhận biết Chúa qua gương sáng đạo đức của bạn nữa. 

Trích Giải đáp thắc mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 7 Nxb Tôn Giáo, 03/2023)

WHĐ (28.05.2024)

Bài cùng chuyên mục:

Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh (20/11/2024 07:32:12 - Xem: 94)

Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi (18/11/2024 07:48:28 - Xem: 105)

Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con làm gì để bỏ tật thủ dâm?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 144 - Chia trí thánh thiện (13/11/2024 10:51:58 - Xem: 162)

Cha ơi có cách nào để mình không bị phạm tội về tư tưởng không ạ. Đặc biệt lúc mình đọc kinh đi lễ cầu nguyện thì lúc đó mình suy nghĩ rất nhiều không chú tâm lắm đến việc nhà chúa.

Sinh nhật nào quan trọng nhất? (11/11/2024 19:25:35 - Xem: 302)

Nói qua nói lại, cái cần nhất Nhỏ nói sau cùng nè. Sinh nhật, ngày hiện diện trên đời cũng quan trọng như sinh nhật trên Nước Trời...

Tình yêu trưởng thành hay chỉ yêu cho có lệ? (05/11/2024 07:31:46 - Xem: 232)

Quyển sách chúng ta cần cho tình yêu là quyển sách của các cặp vợ chồng đã qua nghi thức nhưng còn giữ sự cam kết qua bao thăng trầm của năm tháng viết.

Các Thánh – Họ là ai? (31/10/2024 05:53:13 - Xem: 405)

Các vị thánh đã thật sự gạt bỏ được mọi dính bén hồng trần, nên chẳng quan tâm đến chuyện mình được tôn vinh hay không. Chẳng một vị thánh đích thực nào lại đi tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ (26/10/2024 05:48:30 - Xem: 200)

Làm sao để tiếng nói của người trẻ được quan tâm và được tạo điều kiện học hỏi và phát triển trong môi trường đức tin ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 140 - Truyền thông sự sống (15/10/2024 14:48:14 - Xem: 269)

Hỏi: Người trẻ trong xã hội “bất khả phân ly” với những phương tiện truyền thông hiện nay phải chuẩn bị thái độ nào để có thể “hòa nhập” mà không “hòa tan” trước “văn hóa sự chết” đang đối diện?

Mười bài học thiêng liêng từ thánh nữ Têrêsa Avila (15/10/2024 05:26:17 - Xem: 339)

Trong bài viết ngắn này, chúng tôi muốn tri ân thánh Têrêsa Avila và nêu bật mười đóng góp vĩ đại của thánh nữ cho Giáo hội Công giáo và cho mỗi người chúng ta,

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 141 - Tại sao người Công giáo tôn kính Đức Mẹ? (13/10/2024 07:53:02 - Xem: 226)

Có lần con trò chuyện với một bạn Tin Lành. Bạn ấy không tin Đức Mẹ Đồng Trinh. Con không biết phải giải thích cho bạn ấy làm sao?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7