Vì sao một số người không có khả năng trắc ẩn?
- In trang này
- Lượt xem: 705
- Ngày đăng: 29/06/2024 10:02:35
VÌ SAO MỘT SỐ NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẮC ẨN
Việc không quan tâm đến những người yếu đuối nhất, ở một khía cạnh nào đó, đây là một khiếm khuyết tâm hồn...
Một số người trong chúng ta không cách nào đặt mình vào vị trí người khác và xem mình là người yếu nhất. Làm thế nào tâm hồn chúng ta lại rơi vào trạng thái này và nó có hại cho chúng ta theo cách nào? Câu trả lời của nhà tâm lý học Jacques Arènes.
“Cô không thèm quan tâm đến những người yếu đuối nhất”: một người tôi tháp tùng gần đây nói với giọng điệu nhẹ nhàng chua chát về em gái của cô. Đây không phải là lời buộc tội, nhưng là lời xác nhận có phần đau đớn khi đối diện với người mà mình thấy họ xây dựng cuộc đời chủ yếu không làm hại ai, nhưng thực chất chỉ nghĩ đến tiện nghi cá nhân, thoải mái tiêu dùng và dĩ nhiên là tiêu dùng công chính, chỉ để lương tâm được yên.
Thật ra lương tâm có được “yên” không? Tôi không tin lương tâm được “yên”, vì cũng cùng lý do, tôi nghĩ cần thiết là phải loại kiểu mặc cảm tội lỗi thái quá. Trong cả hai trường hợp, đối tượng được đặt ở trung tâm, có trách nhiệm về mọi chuyện hoặc không có trách nhiệm gì. Thật ra, lương tâm bị “áy náy” không phải là điều vô ích. Không phải giả vờ làm những gì cần thiết để có được giấc ngủ của người công chính, nhưng vì áy náy lương tâm cũng là động lực tốt. Giấc ngủ của người công chính không phải lúc nào cũng hoàn toàn yên bình, chỉ vì họ luôn bị những bất công, những đau khổ dằn vặt.
Không có khả năng cảm nhận được đau khổ của người khác
Nhà tâm lý học thấy đây là trường hợp đáng xem xét, lời xác nhận đau lòng này không phải vì lý do đạo đức, dù nó có thể chấp nhận được và hợp pháp. Nhưng việc không quan tâm đến những người yếu đuối nhất, ở một khía cạnh nào đó, đây là một khiếm khuyết tâm hồn, như thử không có khả năng đến được với những gì ở trong người mình, nên vẫn mong manh, đau đớn hoặc tổn thương. Có khi không màng quan tâm chỉ là một cách trốn vì đương sự thấy mình không thể về với lòng mình, nhận ra vết thương đã ghi dấu trên đời mình. Khi đó, nó sẽ là mối đe dọa quá mạnh của thói tự mê, sợ bị sụp đổ.
Chắc chắn nó cũng xảy ra khi tệ nạn văn hóa trong một xã hội mà nhiều người đã có được một tiêu chuẩn thoải mái nào đó, gần như một loại khiếm khuyết, một thiếu hụt bẩm sinh đến mức không nhận ra được những gì là mong manh trong chính mình và ngoài mình. Rất tiếc, vì lý do sinh lý, một số người trong chúng ta không thể phân định những uyển chuyển của bối cảnh, theo một cách bí ẩn và sâu sắc hơn có những người không làm sao nắm bắt được các tế nhị của sự mong manh, để từ đó biết tiếng nói này.
Ngôn ngữ của sự mong manh
Như những đứa bé “hoang dã” bị mê hoặc của thế kỷ 18 và 19, không có sự hiện diện của con người trong thời kỳ tiếp thu ngôn ngữ rõ ràng, chúng ta đắm mình trong môi trường văn hóa không phải lúc nào cũng dạy chúng ta ngôn ngữ mong manh. Vì thế, việc tìm kiếm thoải mái, một hình thức vô cảm, nhưng cũng là một mất mát lớn, mất mát sâu đậm để cảm nhận mình cũng là người mong manh, nhưng cũng có khả năng sáng tạo và đi tới dù với sự mong manh này.
“Cô không màng quan tâm đến những người yếu nhất”: nhận xét này gần như kèm theo một ái ngái, một tội nghiệp cho cô. Cô đã mất những gì, chúng ta đã mất những gì để bị thờ ơ như vậy? Triết gia Pháp Simone Weil khẳng định trong quyển Trọng lực và ơn sủng (La Pesanteur et la Grâce): “Tính dễ bị tổn thương là dấu hiệu của sự hiện hữu”. Vậy thì chúng ta đã mất gì trong sự hiện hữu của mình?
Marta An Nguyễn dịch(phanxico.vn)
Bài cùng chuyên mục:
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 195)
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 179)
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)
Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.
Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 898)
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.
Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)
Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.
Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 387)
Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.
Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 474)
“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).
4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 492)
Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 525)
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,306)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất