Đời Tông đồ: Những nguy cơ và gương sáng
- In trang này
- Lượt xem: 3,817
- Ngày đăng: 18/11/2022 08:24:50
NHỮNG NGUY CƠ VÀ GƯƠNG SÁNG
Giới thiệu:
Bốn bài suy niệm sau đây mời gọi chúng ta nhìn lại đời sống linh mục với những nguy cơ suy đồi có thể xảy đến để đề phòng. Các bài này cũng giúp chúng ta suy gẫm về lời khuyên các kỳ mục của thánh Phêrô và về đời sống tông đồ dấn thân quên mình của thánh Phaolô, để chúng ta ngày một tiến xa hơn trên con đường tông đồ phục vụ và trong đời sống thiêng liêng[1].
Tuy chủ đề dành đặc biệt cho các linh mục, nhưng cũng thích hợp với mọi người, dù là tu sĩ hay giáo dân, vì tất cả chúng ta đều là những người đang thi hành sứ vụ tông đồ trong ơn gọi riêng của mình.
Linh mục Mỹ Sơn, giáo phận Long Xuyên
BÀI 1
BỘ MẶT TƯ TẾ SUY ĐỒI
CỦA KHÓPNI VÀ PINKHÁT THỜI ÊLI[2]
Theo sách Samuel I, chương 2, tư tế Êli có 2 người con cũng là tư tế, phục vụ tại đền thờ ở Silô thuộc vương quốc Israel phía Bắc. Nếu theo từng chi tiết do sách Samuel I thuật lại, thì đây đúng là 2 tên vô lại, gian tham, chứ không phải là tư tế. Hai người này có tên là Khóp-ni và Pin-khát. Họ là người thế nào?
1. Tham lam vô độ
Đây là hai tư tế tham lam vật chất được biểu lộ qua việc cướp những miếng thịt cúng tế tại đền thờ Silô. Tham lam làm cho họ trở nên trơ trẽn, trâng tráo, ngạo mạn, không biết xấu hổ. Tham lam làm cho họ trở nên những tên cướp cạn giữa ban ngày. Tham lam làm cho họ là những tư tế phục vụ Chúa, lại trở nên những tư tế tôn thờ miếng thịt, phục vụ một vị Chúa khác là vật chất, là tiền bạc. Họ khinh dể Chúa vì hình như Chúa không hiển lộ quyền thế của Ngài. Chúng ta cùng nhau nghe đoạn sách 1 Samuel sau đây:
“Các con trai ông Ê-li[3] là những tên vô lại, chúng không biết gì đến ĐỨC CHÚA và đến quyền lợi các tư tế được hưởng trên dân. Mỗi khi có ai dâng hy lễ, thì đầy tớ của tư tế đến, tay cầm xiên ba răng, trong lúc người ta đang nấu thịt. Nó thọc vào vạc, vào nồi, vào chảo hay vào niêu; hễ xiên đưa lên được miếng nào, thì tư tế lấy cho mình. Chúng vẫn làm như thế với tất cả những người Ít-ra-en đến đó, tại Si-lô. Cả trước khi người ta đốt mỡ cho cháy nghi ngút, thì đầy tớ của tư tế đến và bảo người dâng hy lễ: "Đưa thịt đây để quay cho tư tế! Người không lấy thịt ông đã nấu đâu, chỉ lấy thịt sống thôi!" Người kia có nói: "Để người ta đốt mỡ cho cháy nghi ngút trước đã, rồi anh thích gì thì cứ lấy", thì nó bảo: "Không, phải đưa ngay bây giờ! Nếu không, tôi dùng sức mạnh mà lấy." Tội của những người thanh niên này rất lớn trước nhan ĐỨC CHÚA, vì những người ấy khinh thường lễ phẩm dâng ĐỨC CHÚA.” (1Sm 2,12-17)
Theo Luật, các tư tế được hưởng một phần của lễ người ta đem dâng. Hai tư tế con của Êli đã thay đổi luật này khi chọn và lấy cho mình phần ngon nhất của con vật trước khi nó được dâng cho Chúa làm của lễ hi sinh. Chúng ta nên nhớ, vào thời đó, thịt là một thức ăn cao lương mỹ vị đối với nền kinh tế nông nghiệp trên vùng đất đai khô chồi ở Israel.
* Suy nghĩ
Nhìn vào Khóp-ni và Pin-khát, hai bộ mặt tư tế tệ hại của Cựu Ướùc tượng trưng cho sự suy đồi và biến chất trong hàng tư tế, chúng ta có suy nghĩ gì?
Ngày nay, linh mục chúng ta cũng dễ rơi vào sự suy thoái đạo đức và biến chất như thời cựu ước, có khi còn dễ hơn. Xã hội chúng ta sống là xã hội “tôn thờ” sự thành công về kinh tế, tiền của và tiêu dùng hưởng thụ. Sống trong môi trường xã hội như vậy, chúng ta cũng bị ảnh hưởng không nhiều thì ít. Những lời kêu trách chúng ta về cách gom góp, sử dụng tiền bạc; lối sống tiện nghi, giàu sang; cũng như thái độ cư xử khác biệt giữa người giàu và người nghèo, v.v. không phải không có.
Những lời kêu trách ấy có thể đúng, có thể sai. Nhưng rõ ràng đó là lời nhắc nhở chúng ta phải tỉnh táo trước vấn đề thu tích và sử dụng tiền bạc. Không ai trong chúng ta muốn trở nên những tư tế tệ hại như Khóp-ni và Pin-khát.
Hơn nữa, sự ham mê tiền của, thích hưởng thụ còn được nâng đỡ và khích lệ bởi cá nhân chủ nghĩa ích kỷ nếu chúng ta là những người chỉ biết sống cho mình. Đã ích kỷ chỉ biết lo cho mình thì không thể sống dấn thân quên mình phục vụ được. Về lâu về dài, sự ham mê tiền của, thích hưởng thụ sẽ kéo theo những thói xấu khác làm chúng ta suy thoái và biến chất nếu không tỉnh thức và canh tân thường xuyên nhờ sức mạnh của ơn Chúa Thánh Thần.
2. Đam mê sắc dục
Điều tệ hại thứ hai của Khópni và Pinkhát là đam mê sắc dục. Hai tư tế con của Êli đã du nhập lề thói vô luân của tôn giáo dân ngoại vào đền thờ Silô. Trong các đền thờ của người Canaan thời đó, có những gái điếm “đền thờ” theo lễ nghi phồn thực. Người Canaan tin rằng sự phì nhiêu, màu mỡ của con người và đất đai có liên quan với nhau một cách bí nhiệm. Sách Samuel I thuật lại như sau:
“Ông Ê-li đã già lắm. Ông nghe nói các con ông đối xử thế nào với toàn thể Ít-ra-en; ông còn nghe nói chúng nằm với những phụ nữ phục vụ ở cửa Lều Hội Ngộ. Ông nói với chúng: "Sao các con lại làm những điều ấy, những điều xấu mà cha nghe toàn dân nói? Không, các con ơi, tiếng kháo láo cha nghe dân ĐỨC CHÚA đồn thổi thì không tốt đẹp gì. Nếu một người có tội với một người, thì Thiên Chúa sẽ phân xử cho; nhưng nếu một người có tội với ĐỨC CHÚA thì ai sẽ cầu nguyện cho nó?" Nhưng chúng không chịu nghe lời cha chúng, vì ĐỨC CHÚA muốn làm cho chúng phải chết.” (1Sm 2,22-25).
Lối sống vô luân của Pinkhát và Khópni đã làm cho Êli lo lắng, ông tha thiết khuyên nhủ hai con, nhưng chúng không nghe, có lẽ vì ông đã già cả, mắt đã mờ, chúng không còn sợ ông; cũng có lẽ vì lối sống vô luân của chúng đã thành tập quán, thành thói quen, thành thú vui nên không bỏ được.
* Suy nghĩ
Xã hội ngày nay không chỉ là xã hội tiêu thụ, đề cao sự giàu sang, hưởng thụ mà còn đề cao tự do tình dục qua các trào lưu tư tưởng tự do về luân lý. Các trào lưu này ngày càng được các phương tiện truyền thông phổ biến rộng rãi, trực tiếp hay gián tiếp, kín đáo hay công khai.
Theo thời gian, với tính ù lì, với thói quen hưởng thụ, với tiền bạc, mọi người nói chung và linh mục chúng ta nói riêng, đều có thể đối mặt với một nguy cơ: đó là sự suy thoái đạo đức.
Suy thoái đạo đức thường diễn ra trên hai mặt. Một mặt, là đời sống đạo đức cá nhân: có thể chúng ta hầu như thường xuyên bỏ suy niệm cầu nguyện; làm các việc đạo đức cách uể oải và chiếu lệ; cử hành các bí tích cách vô hồn, máy móc, miễn cưỡng làm cho có; không còn thấy đời linh mục là niềm hạnh phúc mà chỉ còn là một gánh nặng muốn vất bỏ mà không sao vất bỏ được. Mặt khác, là đời sống tông đồ mục vụ: mọi hoạt động mục vụ giờ chỉ còn là những hoạt động tối thiểu phải có; những dấn thân tích cực không còn nữa; những sáng kiến thui chột hoàn toàn và dù có ai nêu ra thì cũng không để tâm, có khi còn cố ý bị gạt bỏ; nhà xứ, nhà thờ và tâm hồn trở nên trống vắng, lạnh lẽo, vì thế chúng ta cảm thấy bị thôi thúc phải thoát ra, phải tìm cái gì đó để lấp vào khoảng trống vắng này.
Sự lấp đầy đó rất có thể những thái độ bẳn gắt, nóng giận khác thường. Cũng có thể là những đòi hỏi lạ thường nếu không nói là quá gắt gao đối với giáo dân. Cũng có thể là thái độ cửa quyền, cha chú. Cũng có thể là thái độ dùng thần quyền áp đặt mọi sự một cách độc đoán. Cũng có thể là tính khí thất thường trong cư xử hoặc hành động, trong cách điều hành và quản trị giáo xứ, giáo dân.
Sự lấp đầy đó cũng có thể là tự tìm kiếm những khoái lạc nơi bản thân, hoặc là những tình cảm, những giao du không bình thường. Càng lún sâu, càng khó thoát ra. Cho đến lúc, có thể chúng ta sẽ buông xuôi tất cả. Nguy cơ cho đời sống tông đồ, phục vụ nằm ở đó. Lúc ấy, chúng ta sẽ không còn tâm tình của một người mục tử, không còn thao thức của người mục tử và dĩ nhiên, cũng không sống đức ái mục tử. Theo kinh nghiệm, thường chính chúng ta đã đánh mất đời sống đạo đức và nhiệt tình tông đồ trước, rồi mới ngã đổ vào những chuyện tình cảm, chứ ít khi ngược lại. Cây cứng cát, mọc rễ sâu, thân không bị sâu mọt đục, khó có thể ngã trước những mưa giông của cuộc đời. Hai tư tế Khóp-ni và Pin-khát không chỉ là tham lam của cải vật chất mà còn sa vào những đam mê sắc dục. Có thể nói, tiền bạc và sắc dục thường đi đôi với nhau.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con là những con người mỏng dòn, rất nhiều yếu đuối, lỗi lầm, xin Chúa tha thứ. Chúng con rất cần Chúa. Xin Chúa hãy đến canh tân đời sống linh mục, tông đồ và tư tế của chúng con. Amen.
[1] Những bài suy niệm này dựa trên các bài giảng linh thao của ĐHY Carlo-Maria Martini.
[2] Theo cuốn “Samuel”, của ĐHY Martini.
[3] Tư tế Êli không chỉ lo việc tế tự, ông còn là thủ lãnh của dân vì thời đó chưa có vua. Sách 1 Samuel cho biết ông “làm thủ lãnh xét xử Israel bốn mươi năm” (1Sm 4,18) .
Bài cùng chuyên mục:
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (06/11/2024 08:54:01 - Xem: 285)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (24/10/2024 10:17:21 - Xem: 337)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1) (30/09/2024 07:47:47 - Xem: 839)
Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý.
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 423)
Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3) (08/09/2024 07:45:34 - Xem: 429)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 466)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 536)
Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 498)
Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3) (03/07/2024 08:26:58 - Xem: 553)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.2) (23/06/2024 09:10:49 - Xem: 530)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất