Các anh em linh mục yêu quí của tôi (bài 2)
- In trang này
- Lượt xem: 2,623
- Ngày đăng: 18/02/2023 07:46:33
“À MES FRÈRES PRÊTRES”
“Các anh em linh mục yêu quí của tôi”
Giới thiệu
Các bài sau đây được chuyển ý, thích nghi và cập nhật từ một số các bài giảng của ĐGH Phanxicô. Các bài giảng này được thu thập trong cuốn “À mes frères prêtres” - “Các anh em linh mục yêu quí của tôi”[1]. Các bài này được dùng để suy niệm ban sáng dịp tĩnh tâm năm 2022 của các linh mục giáo phận Long Xuyên, và đã được phản hồi cách rất tích cực.
Đây là những bài suy niệm dành riêng cho các linh mục, tuy nhiên, cũng rất hữu ích cho các tu sĩ, cũng như giáo dân, nhất là những người dấn thân trong công cuộc tông đồ của Giáo hội, miễn là biết áp dụng cách thích hợp cho mình.
Linh mục Mỹ Sơn, giáo phận Long Xuyên
BÀI 2
CỬ HÀNH, ĐỒNG HÀNH VÀ LÀM CHỨNG[1]
Trong bài này, chúng ta cùng nhau chia sẻ về 3 phương diện nền tảng của chức tư tế. Nhờ đó, anh em linh mục chúng ta có thể nói lên lời xin vâng trọn vẹn cho Chúa và cho anh chị em chúng ta.
Ba phương diện nền tảng đó là 3 động từ đơn giản:
I. Cử hành:
Động từ thứ nhất là Cử Hành.
Tin Mừng Luca 22, 19-20:
“Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói:’Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy. Và tới tuần rượu cuối bữa ăn,Người cũng làm như vậy và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng Máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.”
1. Công thức 1: “Hãy nhận lấy mà ăn”.
Đây là công thức bí tích thứ nhất, và cũng là công thức nền tảng của đời sống linh mục. Mỗi ngày, chúng ta đều cử hành thánh lễ, và trong thánh lễ, chúng ta luôn đọc lời truyền phép: “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn, vì này là Mình Thày sẽ bị nộp vì các con.” Những lời này không chỉ đọc trên bàn thờ, mà phải được sáp nhập vào đời sống: những lời đó phải trở thành chương trình của đời sống hàng ngày nơi anh em linh mục chúng ta. Chúng ta không chỉ đọc những lời đó như hiện thân của Đức Kitô, mà còn phải sống những lời đó ở ngôi thứ nhất, nghĩa là chính chúng ta phải sống như vậy. “Tất cả anh chị em hãy nhận lấy mà ăn, vì này là mình tôi, sẽ bị nộp vì anh chị em.”
Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta hãy nói lên điều đó với anh chị em chúng ta. Những lời truyền phép này vẽ lên căn tính linh mục của chúng ta: những lời đó nhắc lại cho chúng ta rằng: linh mục là con người của dâng hiến, sự dâng hiến chính mình mỗi ngày không ngừng nghỉ, và không có ngày hè.
Anh em linh mục thân mến, linh mục không phải là một nghề nghiệp chuyên môn mà là sự dâng hiến; không phải là một nghề để tạo dựng sự nghiệp, mà là một sứ vụ.
2. Công thức 2: “Cha tha tội cho con”.
Đây là công thức bí tích thứ hai, cũng là công thức nền tảng của đời sống linh mục. Mỗi khi cử hành bí tích hoà giải và nói lên Lời tha tội, thì lời đó phải biểu lộ niềm vui nơi chúng ta vì hông ân được ban ơn tha thứ của Thiên Chúa. Như vậy, linh mục không chỉ là con người của sự dâng hiến (l’homme de don), nhưng còn là con người của sự tha thứ (l’homme du pardon). Tất cả kitô hữu đều là những con người của sự tha thứ, đặc biệt là các linh mục.
Linh mục chúng ta không chỉ ban lời tha thứ: “cha tha tội cho con”; chúng ta còn được mời gọi làm cho lời tha thứ đó nhập thể vào bản thân. Nơi linh mục, không thể có ngồi lê đôi mách, có phàn nàn, than trách, có bất mãn, oán hận; bởi vì linh mục là người mang hoà bình của Chúa đến cho mọi người; đem hiệp nhất vào nơi chia rẽ, đem hoà thuận vào nơi tranh chấp; đem thanh thản, vui tươi vào nơi ảm đạm, ưu sầu.
Linh mục là thừa tác viên của sự hoà giải toàn thời gian: ngài không chỉ nói lời tha thứ và bình an trong toà giải tội, nhưng là ở khắp mọi nơi. Linh mục là những người đem Tin Mừng yêu thương và tha thứ, nên luôn tha thứ tận đáy lòng, kể cả kẻ thù cũng tha thứ và yêu thương.
Linh mục chúng ta có thể dâng thánh lễ mỗi ngày, có thể đọc lên lời dâng hiến: “hãy nhận lấy mà ăn” mỗi ngày; có thể đọc lời tha tội: “cha tha tội cho con” mỗi ngày; nhưng vẫn có thể là những con người của nói xấu nói hành, của ganh tị, chia rẽ. Ước gì lễ nghi chúng ta cử hành cũng chính là đời sống chúng ta! Ước gì đó không chỉ là lễ nghi!
Là con người của sự tha thứ, nên linh mục cũng là con người của lòng thương xót, nhất là trong toà giải tội. Đừng bao giờ đào bới tội lỗi trong tâm hồn hối nhân. Khi làm như vậy, chúng ta không chữa lành mà chỉ làm cho con bệnh trở nặng. Nên nhớ, xưng tội không phải là cuộc gặp gỡ với bác sĩ phân tâm, mà cũng không phải là sự tra hỏi của viên cảnh sát điều tra. Đó là nơi của sự tha thứ, của con tim rộng mở và của lòng thương xót.
II. Đồng hành
Động từ thứ hai là Đồng Hành. Đồng hành là đá góc tường để kiến tạo người mục tử đích thực ngày nay. Chúng ta cần những thừa tác viên làm cho sự gần gũi của Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu nhập thể; các linh mục phải là những biểu tượng sống động của sự gần gũi.
Cần nhấn mạnh đến sự gần gũi vì chính Thiên Chúa đã làm như vậy. Trong Đệ nhị luật, Chúa nói với dân Người: “Hãy nói cho Ta biết, các người đã thấy có dân tộc nào có các thần minh gần gũi họ, như Thiên Chúa các người gần gũi các người không?” Thiên Chúa gần gũi của Cựu ước đã nhập thể làm người nơi Đức Giêsu Kitô. Sự Tự Huỷ để thành người phàm, đã làm cho Thiên Chúa càng trở nên gần gũi với con người hơn, như thánh Phaolô đã nói. Phải gần gũi, đó là điều chúng ta cần nhấn mạnh. Nghèo về của cải và khoa trương, nhưng hãy là người giàu về các tương quan và hiểu biết lẫn nhau.
Hãy từ chối mọi linh đạo không nhập thể. Hãy học biết làm cho chân tay lấm bùn đất với những vấn đề khó khăn của giáo dân. Đối với tôi, (ĐGH nói), linh đạo không nhập thể toả ra mùi hôi thối, vì linh đạo này làm cho anh em linh mục chúng ta mắt nhắm mắt mở, lờ đi những khó khăn của mọi người, nhất là giáo dân trong giáo xứ, đang khi chúng ta vẫn sống chung với họ và gánh trách nhiệm phục vụ họ. Điều đó không công giáo chút nào! Cùng với Chúa Giêsu, hãy đi ra gặp gỡ mọi người với sự giản dị của những người muốn yêu thương họ tận đáy lòng.
Không cần các chương trình vĩ đại kiểu Pharaô; không cần theo những mốt thời thượng nhất thời. Vào thời đại chúng ta, chúng ta đã thấy biết bao chương trình mục vụ vĩ đại kiểu Pharaô. Chúng đem lại những gì? Chẳng có gì. Các chương trình mục vụ thì cần nhưng chỉ là phương tiện giúp gần gũi mọi người, giúp rao giảng Tin Mừng, nhưng tự chúng, chúng chẳng đem lại gì.
Gặp gỡ, lắng nghe, chia sẻ là con đường của Giáo hội. Giáo xứ lớn mạnh là nhờ mọi người biết đồng hành: cùng theo bước các thanh thiếu niên đang đến trường, tháp tùng ơn gọi của các bạn trẻ, đồng hành với các gia đình, nhất là những gia đình khó khăn, đổ vỡ; thăm viếng, hàn huyên với những người liệt lào, đau ốm; kiến tạo những nơi gặp gỡ để cầu nguyện, để suy tư, để vui chơi, để trải qua thời gian lành mạnh mà học hỏi trở thành những kitô hữu tốt lành, những công dân chân thực. Đó là chương trình mục vụ sinh sản con cái cho giáo hội và tái sinh chính linh mục, tu sĩ và giáo dân.
III. Làm chứng
Cử hành, đồng hành và bây giờ là động từ thứ ba: Làm Chứng. Tất cả chúng ta đều phải là những chứng nhân. Linh mục chúng ta làm chứng bằng cách nào?
1/ Bằng đời sống giản dị, không đua đòi theo thói thế gian.
ĐGH Phanxicô kể: Trong căn hộ của một linh mục tên Pinô, người ta thấy một sự giản dị đích thực (phòng ĐC cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ cũng giản dị như vậy). Đó là dấu chỉ hùng hồn của một cuộc đời dâng hiến cho Thiên Chúa, một cuộc đời không tìm an ủi và vinh quang trần thế. Ai nấy đều tìm kiếm điều đó nơi linh mục. Họ đi tìm chứng tá.
Giáo dân không bị sốc khi thấy linh mục “đi một bước sai”. Họ nghĩ đó là một tội nhân, rồi người đó sẽ ăn năn thống hối, rồi người đó sẽ hoán cải và tiến bước… Nhưng giáo dân sẽ bị vấp phạm khi thấy linh mục sống theo thói đời, với tinh thần thế gian. Giáo dân sẽ bị vấp phạm khi thấy linh mục sống và làm việc như một viên chức nhà nước, mà không phải là một mục tử.
Chính đời sống biểu lộ nhiều hơn là lời nói. Chứng tá có sức thuyết phục và lây lan nhanh. Ngày nay, hơn bao giờ hết, Tin Mừng đòi hỏi linh mục chúng ta phục vụ trong sự giản dị, và bằng chứng tá. Điều đó có nghĩa là chúng ta là những thừa tác viên; không phải để làm tròn các chức năng, nhưng là phục vụ cách vui tươi, không lệ thuộc vào những gì mau qua và không dính bén đến quyền lực thế gian.
2/ Bằng đời sống phục vụ trong khiêm nhường.
Giáo hội không ở trên trần thế. Nếu như vậy sẽ là chủ nghĩa giáo sĩ trị. Đúng hơn, Giáo hội ở trong trần thế như men trong bột. Vì thế, thưa anh em linh mục, chúng ta phải loại bỏ mọi hình thức giáo sĩ trị. Giáo sĩ trị là một trong những suy đồi rất khó loại bỏ ngày nay. Nơi linh mục chúng ta, không được có những thái độ tự phụ, kiêu căng và thống trị. Để là những chứng nhân đáng tin; phải nhắc lại rằng trước khi là linh mục, chúng ta luôn là những phó tế (diacona), tức là người phục vụ; trước khi là những thừa tác viên chức thánh, chúng ta là anh em của mọi người, và là đầy tớ của họ.
Trong một bài giảng, ĐGH đã hỏi các linh mục: ‘Anh em sẽ nói gì với một giám mục, người đã kể cho tôi nghe rằng một số linh mục của ngài không chịu đến ngôi làng bên cạnh để dâng lễ an táng nếu tiền xin lễ không đưa trước? Thưa anh em, chuyện đó có thực và đã xảy ra!’
Hãy cầu nguyện cho những người anh em linh mục viên chức này. Coi làm linh mục là một nghề nghiệp vinh thân phì gia, thì đó cả là một điều xấu xa cần loại bỏ ngay lập tức, bởi vì lô-gic của nó là lôgic của quyền lực, của tiền của; linh mục không phải là con người của quyền lực, nhưng là con người của phục vụ, của khó nghèo.
3/ Bằng đời sống chân thực, ngay thẳng, không giả hình, hai mặt.
Làm chứng cũng còn có nghĩa là xa tránh mọi lối sống hai mặt, lối sống giả hình. Những lối sống đó liên kết với chủ nghĩa giáo sĩ trị. Anh em không thể sống giả hình theo hai thứ luân lý khác nhau: một cho dân Chúa và một luân lý khác cho mình. Chân lý chỉ có một. Chúa Giêsu cũng chỉ có một. Chứng tá cũng chỉ có một.
4/ Bằng đời sống thanh thản, vui tươi.
Sau cùng, chứng nhân chính là người luôn mỉm cười và luôn thanh thản tin tưởng, biết làm cho người khác lấy lại can đảm và biết ủi an, bởi vì đã là người làm chứng, thì tự nhiên chúng ta sẽ biểu lộ sự hiện diện của Đức Giêsu phục sinh và hằng sống cho những người gặp gỡ chúng ta.
Xin chúc tất cả chúng ta trở thành những chứng nhân của hi vọng, của sự sống lại và sự sống đời đời, tức là chứng nhân của chính Đức Giêsu vì Người là hi vọng, là sự sống lại và là sự sống đời đời. Amen.
[1] Sách đã dẫn, trang 155-163.
Bài cùng chuyên mục:
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (06/11/2024 08:54:01 - Xem: 285)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (24/10/2024 10:17:21 - Xem: 337)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1) (30/09/2024 07:47:47 - Xem: 839)
Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý.
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 423)
Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3) (08/09/2024 07:45:34 - Xem: 429)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 466)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 536)
Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 498)
Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3) (03/07/2024 08:26:58 - Xem: 553)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.2) (23/06/2024 09:10:49 - Xem: 530)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất