Chầu Mình Thánh Chúa & Tĩnh tâm mùa Chay (bài 2)
- In trang này
- Lượt xem: 4,937
- Ngày đăng: 15/03/2021 23:30:35
CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA & TĨNH TÂM MÙA CHAY
ABRAHAM VÀ CHÚA GIÊSU,
HAI GƯƠNG MẪU ĐỨC TIN
Dẫn nhập
Những bài suy niệm về “Abraham và Chúa Giêsu, hai gương mẫu đức tin” sau đây có thể sử dụng để giảng tĩnh tâm Mùa Chay, hoặc để suy niệm Mùa Chay; cũng có thể dùng để suy niệm và cầu nguyện trong Giờ Chầu Thánh Thể Mùa Chay. Chúng ta tuỳ nghi sử dụng thích hợp theo chương trình mục vụ của giáo xứ, của cộng đoàn, v.v.
Linh mục Mỹ Sơn, Long Xuyên
BÀI II
BA CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Hát: Cầu xin Chúa Thánh Thần (quỳ)
Đọc sách thánh (đứng - đọc chung hoặc 1 người đọc)
Hướng dẫn:
Chúng ta đã cùng suy gẫm về những yếu đuối sợ hãi của Abraham. Giờ đây, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu trong 3 cơn cám dỗ của Ngài. Lần thứ nhất ở hoang địa (Lc 4); lần thứ hai ở vườn Giêtsêmani, vườn cây dầu (Lc 22), và lần thứ ba trên thập giá (Lc 23). Cả ba cơn cám dỗ đều liên quan với nhau. Chúng ta xin ơn được chiêm ngắm Chúa Giêsu trong giờ cầu nguyện này. Chiêm ngắm bằng cảm nghiệm không phải bằng lời.
1. Cơn cám dỗ ở hoang địa (Luca 4, 1-13):
Đức Giê-su được đầy Thánh Thần, từ sông Gio-đan trở về. Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì cả, và khi hết thời gian đó, thì Người thấy đói. Bấy giờ, quỷ nói với Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá bánh đi!" Nhưng Đức Giê-su đáp lại: "Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh."
Sau đó, quỷ đem Đức Giê-su lên cao, và trong giây lát, chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ. Rồi nó nói với Người: "Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông." Đức Giê-su đáp lại: "Đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi."
Quỷ lại đem Đức Giê-su đến Giê-ru-sa-lem và đặt Người trên nóc Đền Thờ, rồi nói với Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng đây mà gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn. Lại còn chép rằng: Thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá." Bấy giờ Đức Giê-su đáp lại: "Đã có lời rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi." Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ.
2. Cơn cám dỗ ở vườn cây dầu (Luca 22, 39-46):
Rồi Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: "Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ."
Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.
Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền, Người liền nói với các ông: "Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ."
3. Cơn cám dỗ trên thập giá (Luca 23, 35-39):
Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!" Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: "Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!" Phía trên đầu Người, có bản án viết: "Đây là vua người Do-thái." Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!"
Ba cơn cám dỗ
Nhìn lại ba cơn cám dỗ, chúng ta tự đặt ra mấy câu hỏi sau: 1. Ai là những tên cám dỗ trong 3 thử thách đó? 2. Trong từng trường hợp, đối tượng của cơn cám dỗ là gì hay Chúa Giêsu bị cám dỗ về điều gì? 3. Trong cả ba, chiến thắng hệ tại điều gì? Sau cùng, chúng ta dành ít thời gian để suy nghĩ về chính mình: trong những hoàn cảnh như Chúa Giêsu, chúng ta bị cám dỗ về điều gì?
1. Ai cám dỗ Chúa Giêsu ở hoang địa và trong vườn cây dầu?
Ai là tên cám dỗ Chúa Giêsu ở hoang địa? Theo thánh Luca, thì chính là ma quỉ, là tên chuyên chia rẽ hoặc vu khống.
Đó là tên chuyên phá huỷ sự duy nhất của công trình Thiên Chúa tan ra từng mảnh, chia tách con người khỏi Thiên Chúa bằng cách vu khống cho Thiên Chúa, chia rẽ con người với nhau bằng những sự đặt điều vu khống: kẻ khác muốn thống trị ngươi, muốn chế ngự ngươi, đừng tin nó, hãy tự bảo vệ mình; phá hủy duy nhất nội tâm của chính chúng ta: đánh mất tin tưởng vào bản thân, làm chúng ta bi quan.
Ma quỉ là kẻ thù của hi vọng. Nó muốn chúng ta đánh mất hi vọng, từ chối sự hợp nhất cùng nhau; từ chối không muốn tin tưởng ai, kể cả bản thân, để rồi đi đến thất vọng.
Còn ai là tên cám dỗ trong cơn cám dỗ thứ hai ở vườn cây dầu? Trong Mt 26,38, Chúa Giêsu nói: “Tâm hồn Thầy buồn sầu đến chết được, các con hãy ở lại đây và tỉnh thức với Thầy”. Ở đây, tên cám dỗ là sự buồn sầu, cảm thấy mình bị đè bẹp. Câu 41: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Tinh thần thì hăng hái, nhưng xác thịt thì yếu đuối”. Tên cám dỗ ở đây còn là gánh nặng của xác thịt. Ở đây, xác thịt có thể hiểu là sự mỏng dòn, yếu đuối của thân phận con người: tinh thần thì mạnh mẽ, nhưng mang thân xác, con người luôn cảm thấy mình mỏng dòn, yếu đuối. Chính Chúa Giêsu cũng cảm nhận sự mỏng dòn, buồn sầu, chán nản, chán ngấy, là những điều tự bản chất không có gì là xấu; chính gánh nặng của thân xác, chính con người cảm thấy mình gánh những gánh nặng quá lớn, quá nặng. Đó là tên cám dỗ trong cơn cám dỗ thứ hai.
Những ai là tên cám dỗ dưới chân thập giá?
Theo thánh Luca, đó là những thủ lãnh Do Thái nhạo báng Chúa trong khi dân chúng thì dửng dưng đứng nhìn; họ đại diện cho dư luận quần chúng dễ dãi, a dua, dễ bị kích động; rồi đến lính tráng dùng bạo lực, đánh đập Chúa dã man và sau cùng là tên trộm cướp cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu; người đó trút nỗi hận đời và tuyệt vọng lên đầu Chúa.
Câu hỏi cho chúng ta
Chúng ta cũng thuộc về những nhóm người khinh miệt Chúa khi chúng ta muốn Thiên Chúa làm điều này điều nọ theo ý chúng ta. Và nếu Chúa không làm theo ý chúng ta, chúng ta giận dữ, trách Chúa, có khi bỏ Chúa nữa. Chúng ta có như vậy không? Hay chúng ta hoàn toàn vâng phục và phó thác vào Chúa như Chúa Giêsu trong mọi sự?
Thinh lặng suy nghĩ và cầu nguyện
Hát: Xin cho con biết lắng nghe …
2. Chúa Giêsu bị cám dỗ về điều gì?
Ở hoang địa, Chúa bị cám dỗ về một Thiên Chúa quyền lực, vinh quang: Nếu ông là con Thiên Chúa, nghĩa là nếu ông là bạn hữu, là người Thiên Chúa yêu thương, đó là một đặc quyền, và tất cả chúng tôi đều chờ đợi ông hành động như người có đặc quyền đó. Nếu thực sự ông là người có cái gì đó đặc biệt, ông hãy dùng nó đi vì nó sẽ giúp ông, ông sẽ chiến thắng những người muốn đè bẹp ông.
Ma quỉ cám dỗ Chúa Giêsu chính là muốn Ngài chứng tỏ mình là người có nhiều đặc ân, đặc quyền, và mình được một Thiên Chúa quyền lực, vinh quang, vĩ đai sai đến trần gian.
Còn ở vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu bị cám dỗ về điều gì? Chúa Giêsu cầu nguyện gì? “Nếu có thể, xin Cha cất chén này khỏi con”, có nghĩa là con yếu đuối lắm, nếu được, xin đừng để con phải uống chén đắng này.
Ở hoang địa, ma quỉ muốn CG biểu lộ đặc quyền của Con Thiên Chúa, còn ở vườn Cây Dầu, lại chính là sự yếu đuối của con người. Có một liên hệ chặt chẽ giữa sự chọn lựa của Chúa Giêsu ở hoang địa với sự yêu đuối của thân phận con người ở vườn Cây Dầu. Ở đây, Chúa Giêsu cũng có thể muốn dùng quyền lực Con Thiên Chúa của mình để thoát khỏi sự đau buồn đến chết được; nhưng Ngài đã không làm như thế. Khi kêu lên: Thầy buồn sầu đến chết được, Thầy hầu như không thể chịu đựng nổi nữa; Thầy hết sức yếu đuối. Mọi sức mạnh thể lý, tâm lý nơi Thầy hầu như mòn mỏi hết rồi. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn biểu lộ ý muốn sống những giờ phút thử thách khủng khiếp đó, những giờ phút đau khổ khó có thể chấp nhận được đó.
Ở vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã chấp nhận sự mỏng dòn, yếu đuối của con người, cũng như ở hoang địa, Ngài đã từ chối mọi đặc quyền đặc lợi. Ngài chấp nhận một đường lối cứu thế khiêm hạ, và Ngài chấp nhận điều đó đến cùng, đến mức độ phải kêu lên: Thầy hầu như không thể chịu đựng nổi nữa.
Cuối cùng, Chúa Giêsu bị cám dỗ về điều gì trên Thập Giá?
Các thủ lãnh thách thức Chúa Giêsu: “Nếu mày là Đức Kitô của Thiên Chúa, nếu mày là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn, hãy tự cứu mình đi”. Lính tráng cũng nói: “Nếu mày là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu mình đi”. Một trong những kẻ gian ác bị đóng đinh cũng nói: “Ông không phải là Đức Kitô sao? Hãy tự cứu mình và cứu cả chúng tôi nữa”.
Một lần nữa, đối tượng của cơn cám dỗ là hình ảnh về một Thiên Chúa Cứu Độ, nhưng theo một cách thế tinh tế hơn: nếu ông thực sự hiệp thông với Thiên Chúa, nếu ông không ngừng nới về một Thiên Chúa Cứu Độ, hãy chứng tỏ điều đó cho chúng tôi thấy và chúng tôi sẽ tin; nếu ông cho mình là Vua Thiên Sai, hãy chứng tỏ cho chúng tôi thấy những phúc lợi Đấng Thiên Sai đem đến, chúng tôi sẽ tin.
Muốn người ta tin Ngài là Đấng Cứu Độ, Đấng Thiên Sai Thiên Chúa Israel đã gởi tới, thì hãy tự chứng tỏ bằng cách xuống khỏi thập giá đi. Xuống khỏi thập giá bằng quyền năng của một vị Cứu Thế được Thiên Chúa yêu thương và sai đến. Đúng là thảm kịch, đúng là đứng giữa ngã ba đàng. Một bên là chấp nhận thân phận Đấng Cứu Thế khiêm tốn, không quyền lực, hệ quả là bị chối từ; bên kia là tỏ lộ quyền năng của một Đấng Cứu Thế vinh quang, quyền lực, để người ta tin và chấp nhận. Đó là một thử thách nghiệt ngã.
3. Chúa Giêsu chiến thắng thế nào?
Chúa Giêsu chiến thắng không phải nhờ những lý luận, hay nhờ một giải thích hợp lý. Ngài chiến thắng nhờ sống vâng phục trong mọi hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống.
Khi Chúa Giêsu nói: “Đã có lời viết”, không phải là Ngài lý luận, nhưng có ý nói chúng ta phải vâng theo Lời Chúa. Ở hoang địa, Chúa Giêsu trả lời Satan rằng Ngài luôn tuân phục Thiên Chúa: có lời viết, người ta không chỉ sống nguyên bởi bánh; ngươi phải phục vụ và thờ lạy Chúa, Thiên Chúa ngươi; người không được thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi. Trong vườn Cây Dầu, cũng chính nhờ sự vâng phục mà Chúa Giêsu đã chiến thắng: Lạy Chúa, xin cho ý Chúa được thể hiện, xin cho chương trình Ngài được hoàn thành dù thế nào đi nữa.
Chúa Giêsu không tranh luận. Chúa Giêsu không biện luận với chính mình, Ngài hoàn toàn vâng phục. Ngay cả trên Thập Giá, Ngài cũng không nói lời nào. Ngài có thể xuống khỏi thập giá và nói: bây giờ, ta sẽ cắt nghĩa cho các người sự yếu đuối mầu nhiệm của Thiên Chúa, ý tưởng thực sự về Thiên Chúa mà Ta muốn mặc khải. Nhưng nếu làm thế, Chúa Giêsu đi ngược lại với sự yếu đuối của Thiên Chúa; vì vậy, Ngài không làm gì hết, chấp nhận ở yên trên thập giá, chấp nhận bị chống đối, nhục mạ, bị nghi ngờ, chối bỏ. Ngài chỉ làm một cử chỉ duy nhất, đó là hành vi yêu thương, thân tình, khi bảo đảm với người trộm lành tin tưởng vào Ngài là anh ta sẽ được cứu. Theo các tác giả phúc âm khác, Chúa Giêsu không nói lời nào. Riêng Luca 23,46 thì thuật lại những lời cuối cùng của Ngài: “Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha”.
Thinh lặng suy nghĩ và cầu nguyện
Hát: Xin cho con biết lắng nghe …
Bài học nào cho chúng ta?
Trước hết, vì lòng yêu mến, sẵn sàng chấp nhận một Thiên Chúa im lặng, bất lực, không quyền thế, không vinh quang. Đó là điều hết sức khó bởi vì trái với thường tình, trái với ước muốn tự nhiên của con người, đi ngược với dư luận chung của mọi người. Theo tính tự nhiên, con người chúng ta thường tìm kiếm vinh quang, thích biểu lộ quyền lực, thích chiến thắng, thích cai trị người khác, thích mình hữu lý, thích mình được chấp nhận, kính nể, không muốn bị loại trừ, bị khinh khi. Do đó, chúng ta cũng muốn một Thiên Chúa biểu lộ uy quyền và vinh quang, làm cho kẻ thù của chúng ta phải sợ hãi.
Kế đó, chúng ta cần tập sống vâng phục vì yêu mến theo gương Chúa Giêsu. Vâng phục thánh ý Thiên Chúa ngay cả trong những điều chúng ta không hiểu, thậm chí khó chấp nhận nữa. Nếu Chúa Giêsu cũng đòi phải hiểu biết ý Chúa Cha mới tuân theo, thì có lẽ Ngài đã không chấp nhận cái chết đau đớn, khổ nhục trên thập giá. Phó thác hoàn toàn vào tay Thiên Chúa ngay cả trong những tình thế tối tăm, không hiểu đòi chúng ta phải can đảm, phải yêu mến Chúa hết lòng. Abraham cũng là một tấm gương. Tuy Kinh thánh chỉ nói đến lòng tin mạnh mẽ, không gì lay chuyển nổi, mà không nói gì đến lòng yêu mến Chúa của ông. Nhưng toàn bộ đời sống của ông là đời sống của một người bạn. Thiên Chúa coi ông như bạn, và ông phó thác tin tưởng vào Chúa. Điều đó gián tiếp biểu lộ ông yêu mến Thiên Chúa nên tin và tuân phục ý Chúa hoàn toàn.
Chúng ta hãy dành thời gian nhìn lại đời sống vâng phục ý Chúa của chúng ta. Chúng ta đã nhận ra ý Chúa thế nào? Chúng ta có hoàn toàn vâng phục ý Chúa trong mọi hoàn cảnh vì lòng yêu mến không? Chúng ta có đòi phải hiểu mới thi hành ý Chúa không? Hơn nữa, chúng ta muốn một Thiên Chúa thế nào? Một Thiên Chúa giầu có, quyền uy, vinh quang, cai trị, hay một Thiên Chúa khiêm tốn, ẩn mình, nhỏ bé, nghèo khó, bị khinh khi, bị loại bỏ, thậm chí bất lực, yếu đuối như Chúa Giêsu trên thập giá?
Hát: xin cho con biết lắng nghe …
Cùng đọc thánh vịnh 31 phần 2 (18-25):
Lời cầu nguyện tin tưởng của người gặp thử thách
Nam Lạy CHÚA, xin đừng để con phải nhục nhã,
vì đã kêu cầu Ngài,
Nhưng ước gì ác nhân phải nhục nhã
mà ngậm miệng sa xuống âm ty.
Cho phường điêu ngoa phải câm họng;
Chúng kiêu ngạo khinh đời,
buông những lời hỗn xược
chống lại người công chính.
Nữ Lạy Chúa, cao cả thay tấm lòng nhân hậu,
Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài,
và thi thố trước mặt phàm nhân
cho ai tìm đến Ngài nương náu.
Nam Bên Thánh Nhan, Ngài giấu họ kỹ càng
khỏi người đời mưu hại.
Ngài che chở họ trong lều thánh,
xa tầm lưỡi thị phi.
Nữ Chúc tụng CHÚA đã tỏ tình thương kỳ diệu đối với con
trong thành trì vững chắc.
Nam Vậy mà con đã nói vì hốt hoảng:
"Con bị đuổi đi khuất mắt Chúa rồi!"
Thế nhưng Ngài đã nghe tiếng nài van
trong ngày con kêu cứu.
Nữ Hết mọi người hiếu trung với Chúa,
hãy yêu mến CHÚA đi!
CHÚA giữ gìn những ai thành tín
nhưng thẳng tay trừng trị người ăn ở kiêu căng.
Nam Nữ Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa,
mạnh bạo lên, can đảm lên nào!
___________________________________________
Chầu Mình Thánh Chúa
1. Hát một bài kinh MTC.
2, Người hướng dẫn đọc một lời cầu nguyện. Rồi cộng đoàn thinh lặng giây lát dâng lên Chúa lời cầu xin của cá nhân mỗi người.
3. Hát cầu cho ĐGH Phan-xi-cô.
4. Đây nhiệm tích.
5. Bài về Đức Mẹ, trông cậy (Kết thúc):
Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng …
(*Lưu ý: có thể suy niệm và cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể bằng cách đặt Mình Thánh Chúa ngày từ đầu, trước khi bắt đầu suy niệm và cầu nguyện}
Bài cùng chuyên mục:
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh(phần 1) (24/11/2024 14:16:50 - Xem: 72)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu.
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (06/11/2024 08:54:01 - Xem: 297)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh (24/10/2024 10:17:21 - Xem: 354)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô khan, khó hiểu. Hãy đọc cuốn sách này và bạn sẽ thấy một đổi thay hết sức bất ngờ.
Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1) (30/09/2024 07:47:47 - Xem: 854)
Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế nào tuỳ ý.
Kinh nghiệm về Thiên Chúa và Thần khải (21/09/2024 10:44:04 - Xem: 435)
Bài “Kinh nghiệm về Thiên Chúa và thần khải” của đan sĩ Anselm Grun giúp chúng ta hiểu đúng thế nào là thần khải, hầu tránh được những hiểu lầm tai hại cho đời sống thiêng liêng.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3) (08/09/2024 07:45:34 - Xem: 439)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(2) (24/08/2024 10:17:51 - Xem: 475)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri (10/08/2024 07:52:38 - Xem: 543)
Thời đại của chúng ta là thời đại khao khát Thiên Chúa một cách sâu xa, nhưng Thiên Chúa lai ẩn giấu, mờ mịt, tăm tối.
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.4) (22/07/2024 10:59:39 - Xem: 506)
Chúng ta tiếp tục đọc và suy tư các bài của Đan sĩ Anselm Grun. Trong bài này, ông phân tích rất sâu sắc về hình ảnh sai lạc về Thiên Chúa của chúng ta
Thiên Chúa của sự sống, CGS và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa(P.3) (03/07/2024 08:26:58 - Xem: 556)
Rất cần có một hình ảnh đúng về Thiên Chúa, nhờ dó, chúng ta có cái nhìn đúng về con người và hoàn cảnh của con người.
-
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh(phần 1)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô...
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất