Suy tư - Cảm nghiệm

Đức Giesu Kito, một vị Vua khác

  • In trang này
  • Lượt xem: 198
  • Ngày đăng: 23/11/2024 05:51:35

ĐỨC GIESU KITO, MỘT VỊ VUA KHÁC

 

Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là Vua của tình yêu và sự sống” (Thánh Augustinô).

 

 

Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ, vừa khép lại một năm phụng vụ, vừa là cơ hội để Giáo hội nhắc nhớ con cái mình về tầm quan trọng của vương quyền Đức Giêsu Kitô trong đời sống đạo. Thật ra, vương quyền của Đức Giêsu đã được cử hành vào nhiều dịp lễ khác nhau trong năm phụng vụ. Chẳng hạn, trong lễ Hiển Linh, các đạo sĩ đến từ phương Đông đã nhìn nhận vương quyền vua Giêsu khi đến triều bái Người ; trong lễ Phục Sinh, Chúa Giêsu đã thể hiện vương quyền khi đánh bại thần chết ; hoặc trong Lễ Thăng Thiên, Ngài đã chiến thắng những ràng buộc của thế gian để trở về ngự bên hữu Chúa Cha…

 

Đức Giêsu là vua, nhưng khác những vua chúa trần gian thế nào và sự khác biệt ấy có ý nghĩa gì trong đời sống của người Kitô hữu hôm nay ? Dựa vào các sách Tin Mừng, người ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa vua trần thế và vua Kitô.

 

Thứ nhất là về nguồn gốc vương quyền. Vương quyền của vua trần thế xuất phát từ quyền lực chính trị, quân đội, hoặc do cha truyền con nối. Nền tảng cai trị của vua thường dựa vào sức mạnh chính trị và quân đội. Còn vương quyền của Chúa Giêsu xuất phát từ Thiên Chúa Cha. Ngài cai trị không bằng sức mạnh trần gian, mà bằng hy sinh, lòng khiêm nhường và sự phục vụ.

 

Thứ hai là về mục đích cai trị. Vua trần thế thường tìm kiếm quyền lợi cho bản thân, mở rộng lãnh thổ, củng cố quyền lực và địa vị. Vua Kitô, ngược lại, tìm cách cứu chuộc nhân loại, dẫn dắt mọi người đến vương quốc tình yêu, bình an và sự sống đời đời. Ngài hy sinh bản thân để phục vụ con người.

 

Thứ ba là về cách thức cai trị. Nếu vua trần thế cai trị con dân bằng luật pháp, quân đội, sự đe dọa và trừng phạt để áp đặt ý muốn cá nhân, thì vua Kitô lại cai trị bằng tình yêu, lòng thương xót và sự tha thứ. Ngài mời gọi con người tự do đến với Ngài để sống trong sự thật và tình yêu thương.

 

Thứ tư là thái độ đối với con dân. Vua trần thế thường phân biệt đối xử do dựa trên quyền và lợi. Vua Kitô lại yêu thương tất cả mọi người không phân biệt đối xử. Ngài đặc biệt yêu thương người nghèo khó, yếu đuối, và bị xã hội loại bỏ.

 

Thứ năm là về biểu tượng vương quyền và vương quốc. Biểu tượng vương quyền của vua trần thế thường là vương miện và ngai vàng. Vương quốc của họ có giới hạn về không gian, thời gian và thuộc về thế giới này. Còn vua Kitô, biểu tượng vương quyền của Ngài là cây thập giá - dấu chỉ của tình yêu và sự hy sinh. Vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian này mà là vương quốc vĩnh cửu trong Thiên đàng.

 

Liệt kê vài sự khác biệt trên đây nhằm nhấn mạnh sự tương phản giữa hai kiểu làm vua, từ đó đặt người Kitô hữu giữa những lựa chọn. Năm 1922, khi Đức Giáo Hoàng Pio XI bắt đầu sứ vụ mục tử hoàn vũ, thì phần lớn thế giới vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn của giai đoạn vừa kết thúc thế chiến thứ I (1914-1918). Dân chúng loạn lạc đói khổ nên họ chạy theo bất cứ ai khơi lên cho họ niềm hy vọng và hứa ban cho họ một cuộc sống ấm no. Lo bám theo những hy vọng hão huyền do các bạo chúa tạo ra, nhiều người ngày càng phủ nhận vương quyền của Chúa Kitô.

 

Đối diện với trào lưu này, vào năm 1925, Đức Pio XI đã tổ chức Năm Thánh trọng thể và không ngừng nhấn mạnh đến vương quyền của Chúa Kitô như được tuyên xưng trong Kinh tin kính: “Nước Người sẽ không bao giờ cùng”. Để nhìn nhận Đức Giêsu Kitô chính là vị vua tối cao duy nhất, Đấng thống trị bằng sự thật và tình yêu đối với mọi người, vào ngày 11.12.1925 khi kết thúc Năm Thánh, Đức Pio XI đã ban hành Thông điệp Quas Primas, cho thêm ngày lễ “Chúa Giêsu Kitô Vua của chúng ta” vào lịch Phụng vụ của Giáo hội.

 

Hoàn cảnh lịch sử khi xưa có thể vẫn đang tiếp diễn trong thế giới hôm nay khi người ta vẫn từ chối Đức Kitô cũng như vương quốc chân lý và tình yêu do Ngài thiết lập, khi ấy hậu quả sẽ rất bi đát. Văn hào Fyodor Dostoevsky nhận định : « Nếu Chúa không tồn tại, thì mọi thứ đều được phép » ngay cả những gì ác độc nhất, tồi tệ nhất vì “một thế giới không có Thiên Chúa trong mọi trường hợp sẽ trở thành một thế giới nơi sự độc đoán và ích kỷ ngự trị” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI). Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là Vua của tình yêu và sự sống” (Thánh Augustinô).

 

Lm. Giuse Nguyễn Xuân Phúc

 

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 256)

Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 223)

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.

Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 857)

Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?

Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 368)

Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.

Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 178)

Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.

“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 234)

Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 545)

Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.

Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:24:57 - Xem: 462)

Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.

Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu (05/11/2024 07:26:42 - Xem: 283)

Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn hảo ra sao.

Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024 (01/11/2024 11:31:26 - Xem: 399)

Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7