Suy tư - Cảm nghiệm

Suy tư mùa Chay để củng cố niềm tin

  • In trang này
  • Lượt xem: 546
  • Ngày đăng: 24/02/2024 09:09:32

SUY TƯ MÙA CHAY ĐỂ CỦNG CỐ NIỀM TIN

 

Mùa Chay, song song với thực thi bác ái ( Đức Mến) cần suy tư, củng cố Đức Tin. Làm sao có thể có đức Mến khi đức tin chao đảo.

 

 

Từ trước đến nay, con người luôn đi tìm nguồn cội của mình. Tôi từ đâu tới? Ai đã tác sinh và tạo dựng nên con người và vạn vật? Sau khi chết đã là hết chưa hay còn một thế giới khác? Con người sau khi chết sẽ đi về đâu? Có phải chết là đi vào cõi diệt vong? Ngay người vô thần, trước cái chết cũng nói họ đi gặp cụ nọ, cụ kia ( đã chết). Như vậy họ không tin, chết là hết. Chính vì vậy mà các tôn giáo xuất hiện. Con người ngày nay hoài nghi học thuyết Tiến Hóa của Darwin. Con người càng không tin vào thuyết Duy Vật Biện Chứng bởi nó vô lí và còn nhiều vấn nạn các học thuyết này không giải quyết được. Nhưng tất cả các Đấng sáng lập đạo, các giáo chủ cũng như chưa có ai xưng mình là Thiên Chúa. Chỉ duy nhất Chúa Giêsu xưng mình con Thiên Chúa và là Thiên Chúa và Ngài có quyền năng của Thiên Chúa.

 

Đức Phật thừa nhận Ngài chỉ là người thường, không phải thần linh. Ngài nói: Tôi không phải là cùng đích cho anh em đến, tôi là ngón tay chỉ cho anh em đến cùng đích. Cùng đích mà Đức Phật nói đến là Trời. Nhưng thuộc tính, phẩm chất và quyền năng của Trời ra sao thì Ngài không biết. Chính vì hình tượng Trời mơ hồ nên người ta thay vì thờ Trời, thì lại thờ Phật.

 

Giáo chủ Mohamet nhận mình là một tiên tri, sau khi gặp một thiên thần trong sa mạc và được thiên thần ban cho kinh Coran.

 

Chỉ duy nhất mình Chúa Giêsu xưng mình là con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Ngài khẳng định mình có quyền tha tội. Ngài nói Ngài luôn hiện hữu. Ngài còn nói, Ngài sẽ trở lại phán xét thế gian vào những ngày sau hết.

 

Khi Chúa Giêsu tuyên bố:“ Trước khi có Apraham đã có tôi. TÔI HẰNG HỮU ( Ga 8,58). Hoặc: “Tôi và Chúa Cha là một” ( Ga 10, 30); “ Ai đã thấy Ta là thấy Cha”( Ga 14, 8-10). Sau khi chữa người bại liệt Ngài nói ; “ Tội con đã được tha!”. Người Do Thái kết án Ngài phạm thượng, vì chỉ một mình Thiên Chúa có quyền tha tội. Ngài bình thản nói: “ Để các ngươi biết Con Người có quyền tha tội, Ta truyền cho anh hãy đứng dậy, vác chõng mà về!” Lập tức người bất toại đứng dậy và vác chõng ra về ( Mt 9, 2-7). Quyền năng của Ngài thật phi thường, đứng trước người đã chết, Ngài nói: “ Hãy chỗi dậy!, Hãy đi!”, “ Hãy ra khỏi mồ”( Ga 11, 43), họ liền vâng theo. Với sóng gió trên biển cả, Ngài phán: “ Hãy im đi, hãy lặng đi!”, sóng gió liền yên lặng ( Mc 4, 39). Với năm chiếc bánh và hai con cá Ngài đã làm phép lạ hóa ra nhiều cho hơn năm ngàn người ăn no và còn dư 12 thúng mảnh vụn ( Mt 14, 13-21). Ngài đầy quyền năng và lòng trắc ẩn. Trên đường đi giảng đạo gần ba năm, Ngài đã chữa lành tất cả những người đau yếu, bệnh hoạn, tật nguyền và bị quỉ ám đến với Ngài,  Ngài có quyền trên các tà thần, Ngài xua trừ ma quỉ khiến đám đông đến nghe lời Ngài giảng dạy ngày càng đông.Từ trước tới nay chưa ai làm được như vậy.

 

Lần khác, Chúa Giêsu tuyên bố Ngài luôn hiện hữu cùng Chúa Cha. Khi Philipphe xin với Ngài chỉ cho họ thấy Chúa Cha, Ngài nói: “ Philipphe, ta ở cùng các ngươi đã lâu mà các ngươi chưa biết Ta. Ai đã thấy Ta là thấy Cha” ( Ga 14, 8-10). Như vậy Ngài cho biết, Ngài và Chúa Cha là một, Ngài là con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Khi đứng trước mộ người bạn thân Lazaro, Ngài nói với Matha: “ TA LÀ sự sống lại và là sự sống; Ai tin Ta thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Ta sẽ không bao giờ phải chết”( Ga 11, 25-26). Khi khác, Ngài tuyên bố: “ TA LÀ sự sáng thế gian( Ga 8, 12)”. Hoặc: “ TA LÀ đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6). Những tuyên bố này và nhiều lời phán khác được khởi đầu với cụm từ chỉ danh thánh của Thiên Chúa, “TA LÀ”( ego eimi, cũng được dịch là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, Moshe hỏi danh Thiên Chúa ở bụi gai cháy, Ngài phán: “ TA LÀ” cũng được dịch là “ Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”). Ngài đã tỏ cho Moshe biết rằng Ngài là Thiên Chúa duy nhất và chân thật, Đấng đứng ngoài thời gian và luôn hiện hữu. Chúa Giêsu đã dùng những từ ngữ thánh đó để nói về mình.

 

Từ thời Moshe, không một người Do Thái, hay bất kì ai, người nào dám xưng mình là “ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU”. Chúa Giêsu xưng mình là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu” khiến những nhà lãnh đạo Do Thái giáo vô cùng phẫn nộ. Họ nói: “ Ngươi là người, mà tự xưng là Thiên Chúa”. Các Rapbi Do Thái rất am hiểu Kinh Thánh Cựu Ước họ biết chính xác Ngài đang nói gì- Ngài xưng mình là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng vũ trụ và con người. Họ lên án Ngài tội lộng ngôn.

 

Lời giảng dạy và giáo lý của Chúa Giêsu khởi đi từ Bài Giảng Trên Núi ( Mt 5, 1- 12) của Ngài được gọi là lời dạy cao quí nhất về đạo đức con người từng được biết đến. Sử gia Will Durant một người ngoài Kitô giáo đã nói về Chúa Giêsu rằng: “ Ngài đã sống và không ngừng nỗ lực cho “ Quyền bình đẳng”. Thật vậy, những gì chúng ta biết về “ quyền bình đẳng” ngày hôm nay thật ra là kết quả của những lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu dạy: “ Ai trong anh em muốn làm đầu, phải trở nên người đầy tớ, người phục vụ anh em” (Mt 20, 26-27). Điều này đảo ngược mọi sự khôn ngoan chính trị, mọi lẽ thông thường. Học giả Do Thái Joseph Klausner viết: “ Cả thế giới đều công nhận... rằng Chúa Giêsu Kitô dạy dỗ những chuẩn mực đạo đức thanh khiết và cao quí nhất... làm lu mờ những lời dạy dỗ và chẩn mực đạo đức của người xưa khôn ngoan bậc nhất”.

 

Mùa Chay, song song với thực thi bác ái ( Đức Mến) cần suy tư, củng cố Đức Tin. Làm sao có thể có đức Mến khi đức tin chao đảo. Đức Tin có trước, Đức Mến có sau. Hiện nay ma quỉ đang ra sức chống phá Giáo Hội bằng những tà thuyết ma mị, dối trá, bằng lối sống vô cảm, hưởng lạc, vô luân. Hiện tượng thờ quấy, tin rối không phải là không có. Có nhiều nhà giảng thuyết, giảng hay, dùng nhiều từ hoa mĩ; ý tưởng rất rộng lượng, nhưng vô thưởng vô phạt. Chúng ta cần xác tín rằng: Đạo của chúng ta là đạo thật. Đạo từ Trời ban xuống, bởi Đấng sáng lập từ Trời xuống. Nếu tôn giáo là một con đường ( Đạo: Đường) thì có những con đường chỉ đưa ta đi được một đoạn. Chỉ có Chúa Giêsu chỉ cho ta đến cùng đích là Thiên Chúa. Chúng ta vững tin nơi Lời Chúa Giêsu, Đấng cứu độ duy nhất:“TA LÀ đường, là sự thật và là sự sống…”; “ TA LÀ sự sống lại và là sự sống; Ai tin Ta thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Ta sẽ không bao giờ phải chết”( Ga 11, 25-26).

 

Để kết luận xin mượn ý tưởng của thánh giám mục tiến sĩ Augustino, “ Hãy hiểu để tin, hãy tin để hiểu”. “Lạy Chúa, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa”. “ Vậy lạy Chúa, chính Ngài đã dựng nên trời đất; Ngài tuyệt mĩ vì chúng diễm lệ”. “ Tâm hồn chúng con khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa”. Amen

Tom Điều

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 386)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 375)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 219)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 413)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 274)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 616)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 699)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 259)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 519)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7