Hướng về các linh hồn đã khuất
- In trang này
- Lượt xem: 401
- Ngày đăng: 01/11/2024 07:18:27
HƯỚNG VỀ CÁC LINH HỒN ĐÃ KHUẤT
“Con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến,
phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8,5).
Tôi cứ suy nghĩ hoài lời Thánh Vịnh trên đây khi thời gian điểm vào tháng 11. Có lẽ nhiều người cho rằng tháng 11 rất u ám khi ra nghĩa trang. Không ít người cho rằng đây là nét đẹp của đức tin Công giáo, khi hướng về những linh hồn đã khuất. Giữa hai cảm xúc này, tôi tự hỏi: “Con người là gì?” Bạn cũng có thể trả lời rằng con người được tạo thành từ linh hồn và thân xác. Khi chết, thân xác sẽ trở về cát bụi, còn linh hồn bất tử. Đây không chỉ là quan niệm triết học mà còn là một điểm then chốt trong niềm tin Kitô giáo, được củng cố qua mặc khải của Thiên Chúa và giáo huấn của Hội Thánh Công giáo.
Từ xa xưa, các triết gia như Socrates và Plato đã đề cập đến vấn đề linh hồn. Socrates luôn kêu gọi con người “chăm sóc linh hồn” và xem nó là phần quan trọng hơn thân xác. Plato, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thầy mình là Socrates, cũng luôn hối thúc con người cần chăm sóc linh hồn hơn là thân xác. Trong triết học của họ, linh hồn được xem là yếu tố cao quý, trường tồn và đáng để chúng ta dành trọn sự quan tâm, ngay cả khi phải hy sinh thân xác.
Trong giáo lý Công giáo, ngay trong trình thuật Sáng Thế, Thiên Chúa tạo dựng con người từ bụi đất và thổi hơi thở (linh hồn) vào thân xác để làm cho con người sống động, theo hình ảnh của Ngài (Imago Dei). Theo đó, Giáo hội đặc biệt nói với người trẻ rằng:
“Linh hồn là cái làm cho ta thành một con người. Nó là nguyên lý linh thiêng của sự sống, và là cái sâu thẳm nhất trong con người.” (Sách Youcat số 62).
Khi thân xác phải đối diện với sự chết, linh hồn cũng đối diện với những thực tại thiêng liêng mà giáo lý Công giáo phân biệt thành ba trạng thái: Thiên đàng, Luyện ngục và Hỏa ngục. Hỏa Ngục là nơi dành cho những linh hồn đã chết trong tình trạng tội lỗi chết người, không ăn năn hối cải. Những linh hồn này sẽ phải chịu hình phạt vĩnh viễn, tách biệt hoàn toàn khỏi Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc và sự sống [1]. Trái lại, những linh hồn trung thành và yêu mến Chúa, chết trong ân sủng, sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong Nước Trời. Thiên Đàng hay Nước Trời là nơi cư ngụ của những người được chúc phúc, nơi họ được nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt và sống trong sự hiệp thông với Ngài, Đức Maria, các thiên thần và các thánh [2]. Trong khi đó, Luyện Ngục là trạng thái trung gian dành cho những người chết trong tình bạn với Thiên Chúa nhưng vẫn cần thanh tẩy để có thể vào Thiên Đàng. Những người này được đảm bảo về sự cứu rỗi vĩnh cửu nhưng cần trải qua một quá trình thanh tẩy để đạt được sự thánh thiện cần thiết [3]. Nơi đó, các linh hồn đang chờ đợi sự thanh luyện cuối cùng nhờ lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta.
Hẳn nhiên chúng ta không biết các linh hồn đã khuất đang ở trong tình trạng nào. Do đó, nhất là trong suốt tháng 11, Hội Thánh Công giáo đặc biệt mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục. Giáo hội khẳng định rằng:
“Bởi vì khi chết rồi con người không thể làm gì cho chính mình nữa, thời gian thử luyện đã qua rồi. Nhưng khi ta còn sống, ta có thể làm được việc gì đó giúp họ, vì tình yêu của ta vẫn hoạt động vươn tới cả đời sau, chẳng hạn ăn chay, cầu nguyện, làm các việc lành, nhất là dâng thánh lễ để xin ơn cho họ.” [4]
Việc viếng nghĩa trang, tham dự Thánh Lễ, và dâng những lời cầu nguyện cho các linh hồn đã khuất không chỉ là nghĩa cử yêu thương đối với người đã ra đi, mà còn mang lại nhiều phúc lành cho chính chúng ta. Thánh Gioan Kim Khẩu khuyến khích rằng:
“Bạn đừng ngại ngùng cứu giúp những người đã ra đi và dâng lời cầu nguyện cho họ.”
Nhờ lời cầu nguyện của chúng ta, khi các linh hồn được cứu rỗi, họ cũng cầu bầu với Chúa cho chúng ta, để Thiên Chúa ban nhiều ơn lành xuống cho những người còn sống.
Tháng 11 còn là dịp để chúng ta suy nghĩ về thân phận con người. Thế giới thiêng liêng không phải là điều xa lạ, nhưng là một thực tại mà mỗi chúng ta đều sẽ đối diện. Ai cũng tin rằng con người phải chết, nhưng không ai tin rằng chính mình phải chết! Chúng ta không nên bám víu vào vật chất, nhưng biết chuẩn bị cho cuộc sống đời sau. Cầu nguyện cho các linh hồn trong tháng này là một cách để chúng ta thể hiện tình yêu, lòng trắc ẩn, và niềm hy vọng vào sự sống vĩnh cửu.
Hội Thánh mời gọi các tín hữu thực hành việc viếng nhà thờ và nghĩa trang trong những ngày đầu tháng 11 để nhận được Ơn Đại Xá [5] cho các linh hồn. Điều kiện bao gồm xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng [6]. Mỗi lần tham dự Thánh Lễ, người tín hữu cùng hiệp thông với linh mục dâng lời cầu nguyện: “Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa.” (Kinh Nguyện Thánh Thể II). Lời nguyện này không chỉ làm nhẹ đi những đau khổ của các linh hồn, mà còn là cách chúng ta tham gia vào mầu nhiệm tình thương và sự sống lại của Thiên Chúa. Như lời Thánh Phaolô chia sẻ: “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung.” (1Cr 12,26).
Với vài ý nghĩa trên đây, hy vọng chúng ta không còn nhìn Tháng 11 với gam màu buồn bã, u uẩn hay chết chóc. Thay vào đó, đây là tháng của niềm hy vọng, của lòng trắc ẩn và tình yêu thương Thiên Chúa luôn quan tâm đến con người. Khi cầu nguyện cho các linh hồn, chúng ta cũng đang củng cố niềm tin của mình vào sự sống đời sau, vào mầu nhiệm các thánh thông công, và vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
Tạm kết
Cầu mong rằng, qua những lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta trong tháng 11 này, các linh hồn nơi Luyện ngục sớm được thanh tẩy và được đón nhận vào Nước Thiên Đàng. Nơi đó, họ sẽ sống đời đời trong hạnh phúc và vinh quang Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta cũng biết sống hy vọng vào sự sống đời sau, không chỉ cho những linh hồn đã khuất, mà còn cho chính chúng ta, những người đang hành trình về nhà Thiên Chúa. Dù sống hay chết, chúng ta vẫn luôn được Thiên Chúa quan tâm. Ngài bận tâm đến từng người, vì chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Xin chúc mỗi người, đặc biệt khi đứng trước mộ phần, luôn vững tin và tràn đầy hy vọng vào cuộc sống vĩnh hằng mà Thiên Chúa đang mở rộng đón chờ linh hồn chúng ta!
Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
[1] GLHTCG số 1035
[2] Compendium of the Catechism of the Catholic Church, số 209.
[3] Compendium of the Catechism of the Catholic Church, số 210
[4] X. Youcat số 160
[5] Ơn Đại Xá, hay còn gọi là indulgence, là việc tha thứ trước mặt Thiên Chúa khỏi những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù những tội đó đã được tha thứ. Để hưởng nhờ ân xá, Kitô hữu phải hội đủ những điều kiện được thẩm quyền của Hội Thánh quy định, vì với tư cách là thừa tác viên của Ơn cứu chuộc, Hội Thánh có thẩm quyền phân phát và chia sẻ kho tàng công phúc của Đức Kitô và các Thánh …Tín hữu nào cũng có thể hưởng các ân xá cho chính mình, hay cho những người đã qua đời. (X. GLHTCG số 1471).
[6] Xem thêm: https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/cac-dieu-kien-de-lanh-nhan-an-xa-
Bài cùng chuyên mục:
Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024 (30/11/2024 05:29:13 - Xem: 235)
Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần lớn Tân Ước dành cho biến cố cánh chung này.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024 (30/11/2024 05:26:55 - Xem: 205)
Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác (23/11/2024 05:51:35 - Xem: 817)
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là Vua của tình yêu và sự sống” (Thánh Augustinô).
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 622)
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 523)
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 950)
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 417)
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 213)
Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.
“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 252)
Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 572)
Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ
Mỗi khi gặp thầy, con thấy rất vui, và nhiều khi nghĩ về thầy. Nhiều lúc con còn bất giác tưởng tượng con có thể ôm thầy, nắm tay thầy...
-
Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.
-
Sự dịu dàng là bí mật của lòng chung thủy
Linh mục François Potez đồng hành với các cặp chuẩn bị hôn nhân trong suốt 35 năm, theo linh mục sự dịu dàng là chìa khóa của tình chung...
-
Bánh và Rượu
Bánh và rượu tạo nên một tổng thể cân bằng cho cuộc sống trong mọi khía cạnh của nó. Trên thực tế, khi chủ tế dâng bánh và rượu, thì đây...
-
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh(phần 1)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô...
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất