Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 MV năm A
- In trang này
- Lượt xem: 2,751
- Ngày đăng: 15/12/2022 06:38:54
THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
Chúa Nhật 4 Mùa Vọng năm A : Mt 1, 18-24
Suy niệm
Bài đọc 1 cho chúng ta biết, vua Akhát bị đe dọa bởi ngoại bang, nên nghĩ đến việc cầu cứu quân Assyri. Ngôn sứ Isaia đã ngăn cản và khuyên ông đừng sợ, hãy trông cậy vào sự trợ giúp của Thiên Chúa hơn là cậy dựa vào liên minh quân sự. Để khuyến khích nhà vua thêm tin tưởng, Isaia cho nhà vua một dấu chỉ: “Này đây một phụ nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuen, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Lời tiên tri này ứng nghiệm ngay cho Akhát, là vợ vua thụ thai và sinh hạ một thái tử. Câu Kinh Thánh này về sau được hiểu là lời tiên tri về Đấng Mêsia sẽ được sinh ra bởi một trinh nữ. Vì thế, bản dịch 70 bằng tiếng Hy Lạp đã dùng chữ “trinh nữ” thay vì chữ “phụ nữ”, nói lên ý nghĩa nhiệm mầu trong chương trình của Thiên Chúa.
Thánh Mátthêu trích dẫn lại lời Kinh Thánh trên để xác định người trinh nữ ấy chính là Đức Maria, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh hạ Đức Giêsu cứu thế. Sự việc này diễn ra một tình tiết rất gay go, là khi Giuse biết Maria đã có thai trước khi về chung sống với mình. Để giải quyết vấn đề, ông dự tính là “đào vi thượng sách” để vẹn toàn cả đôi bên. Không những thế mà còn bảo toàn mạng sống của hai mẹ con và bảo đảm phẩm giá của Maria. Giuse được gọi “là người công chính” trước tiên ở chỗ không nhận là của mình cái gì không thuộc về mình, đồng thời tôn trọng điều mình không hiểu hết. Còn nếu như Giuse đã biết được sự thật một cách nào đó, thì việc bỏ đi cách kín đáo cũng là thái độ tôn kính mầu nhiệm Thiên Chúa đã thực hiện nơi Maria.
Theo luật người Do Thái thì Giuse phải tố cáo Maria. Đó mới là người công chính. Nhưng công chính còn có nghĩa sâu hơn khi hành động với lòng nhân từ. Giuse không coi thường lề luật của cha ông, nhưng luật cao hơn hết là luật yêu thương. Ông muốn gìn giữ danh thơm tiếng tốt cho người mình yêu dấu. Giuse có ý định bỏ đi không phải là toan tính làm theo ý mình, nhưng vì thấy điều đó phù hợp với ý Thiên Chúa. Chính vì vậy mà sau khi sứ thần truyền tin về ý định của Thiên Chúa thì ông sẵn sàng thi hành ngay, không chút lưỡng lự. Cũng như Maria biết có thể gặp nguy nan khi chấp nhận cưu mang Con Thiên Chúa, thì Giuse cũng không kể gì đến bản thân mình khi tiếp nhận Maria về nhà làm vợ.
Để Con Thiên Chúa làm người, cần tiếng Xin Vâng của Maria, nhưng không thể thiếu tiếng Xin Vâng của Giuse. Đón nhận Maria đang mang thai và đặt tên cho Hài Nhi trong tư cách một người cha, đã khiến cho Giuse có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Thiên Chúa toàn năng, nếu Ngài đã tạo dựng thế giới chỉ bằng một lời phán, thì Ngài cũng có thể cứu chuộc loài người bằng một lời tha thứ. Nhưng Ngài đã không làm như thế, Ngài muốn hy sinh xuống thế làm người để cứu chuộc, và muốn con người cộng tác vào công trình cứu chuộc của Ngài.
Chúng ta thường tranh thủ để làm mọi thứ theo ý mình mà ít khi xét đến ý Chúa. Thuận theo ý Chúa, trước mắt có thể bất lợi cho mình, nhưng đó mới thật sự là điều có lợi sâu xa và cao cả. Tầm nhìn của chúng ta bao giờ cũng hạn hẹp, nhằm vào cái lợi cá nhân trước mắt. Chỉ có Chúa mới thấy điều có lợi nhất cho ta khi mời gọi ta hành động theo ý Ngài. Ngài muốn nâng cao chúng ta trong phẩm cách làm người và làm con Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại muốn bảo toàn mình trong lối sống tầm thường.
Ngay trong những trường hợp cam go hay khốn khó nhất, thì cũng hãy tin rằng, Chúa vẫn ở cùng chúng ta, vì danh Ngài là Emmanuen. Có “Thiên Chúa ở cùng” hay “ở với” là điều làm cho con người trở nên phi thường. Trong Kinh Thánh, khi Thiên Chúa chọn ai hay sai ai đi thi hành sứ mạng, thì luôn có lời hứa bảo đảm là “Ta ở với ngươi”. Lời chúc phúc lớn lao nhất cũng là “Có Chúa ở cùng”. “Có Chúa ở cùng tôi, tôi chẳng sợ gì, hỏi người đời làm chi tôi được? (Tv 118,6). Đức Maria diễm phúc vì có Thiên Chúa ở cùng. Trước khi về trời, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Xác tín sâu xa điều này, ta không còn phải lo sợ gì nữa, để có thể thoát ra khỏi mọi ràng buộc và bứt phá mọi giới hạn để sống theo ý Chúa.
Hướng về lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế để cứu chuộc. Tất cả mầu nhiệm đều gói gọn trong câu: “Lạy Thiên chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10, 7). Giữa một thế giới đầy những ồn ào và xáo trộn, ta chỉ có thể nghe được tiếng Chúa trong thinh lặng nội tâm. Hôm nay có thể Chúa không nói với ta qua giấc mơ, nhưng qua nhiều cách khác, rất riêng tư, chỉ mình ta cảm nhận. Nếu ta dám bất chấp sự an toàn của bản thân mình để mau mắn nói tiếng Xin Vâng như Đức Maria và như thánh Giuse, ta sẽ góp phần với Chúa vào việc cứu độ cả thế giới.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Lời hứa năm xưa nay đà ứng nghiệm,
khi Chúa sinh ra bởi Đức Nữ Trinh,
nhờ quyền phép của chính Chúa Thánh Linh,
Ngài nhập thể để cứu nhân độ thế.
Thánh Giuse ngay từ đầu không biết,
nên âm thầm đã dự định bỏ đi,
nhưng khi ngài biết được là thánh ý,
liền sẵn sàng vui đón nhận thực thi.
Để Ngôi Lời xuống làm người thật,
cần có tiếng Xin Vâng của hai đấng,
và các ngài không xá kể bản thân,
từ bỏ hết để góp phần với Chúa.
Con tin rằng trong cuộc sống hôm nay,
Chúa vẫn luôn mời gọi con mỗi ngày,
qua Lời Chúa qua biến cố đổi thay,
qua rủi may hay buồn vui sướng khổ.
Chúa vẫn luôn hiện diện trong mọi chỗ,
vẫn đồng hành và nâng đỡ hộ phù,
nhất là cho những ai đang khốn khổ,
vì danh Ngài là Em-ma-nu-en.
Xin Chúa thương ở cùng con trọn vẹn,
dẫu đời con vẫn có những hư hèn,
để từ đây con dứt bỏ mọi bon chen,
sống cho Chúa như lời xưa ước hẹn.
Cũng như thánh Giu-se và Đức Mẹ,
cho chúng con biết tập chú lắng nghe,
nghe tiếng Chúa trong mọi nơi mọi lúc,
và sẵn sàng đáp trả tiếng “xin vâng”,
để hôm nay Chúa đến với cuộc trần,
đem an bình cho tất cả thế nhân. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A (23/09/2023 05:25:28 - Xem: 310)
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).

Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa (22/09/2023 07:44:58 - Xem: 338)
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa hơn.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A (21/09/2023 08:04:21 - Xem: 422)
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.

Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha (15/09/2023 10:46:07 - Xem: 368)
Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy bực dọc phân bua...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm A (12/09/2023 14:50:49 - Xem: 463)
Chúng ta cũng là những tội nhân giống như họ. Chúng ta mắc nợ rất nhiều. Nhưng mỗi người chúng ta đã được tha thứ.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 24 TN năm A (11/09/2023 16:29:32 - Xem: 426)
Tha thứ thật sự không dễ chút nào. Có thể tha thứ rồi mà lòng vẫn quặn đau mỗi khi nghĩ đến sự tổn thương mình phải chịu do sự xúc phạm hay phản bội của người kia.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm A (07/09/2023 05:44:00 - Xem: 378)
Bạn đối xử thế nào với những người đã gây ra vấn đề cho bạn? Chúa Giêsu đã có câu trả lời trong bài Tin Mừng hôm nay: bằng lời nói thẳng thắn, tế nhị, nhưng trên hết là bằng cầu nguyện.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm A (05/09/2023 09:34:19 - Xem: 483)
Khuynh hướng tự mãn khiến ta dễ thấy lỗi của người khác hơn là lỗi của mình. Vì vậy, để tránh đi sâu vào lầm lạc, ta cần nhờ người khác chỉ ra lầm lỗi của mình.

Suy Tư TMCN 22 TNA: Một Đức Ki-Tô không thập giá (02/09/2023 05:39:35 - Xem: 365)
Mục đích của đời người sẽ quyết định chọn lựa của bạn! Nếu tôi là người được Đức Giê-su chia sẻ dự án của Ngài, tôi sẽ đáp lại ra sao?

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 22 TN năm A (30/08/2023 05:43:48 - Xem: 478)
Chỉ khi yêu thì người ta mới dám từ bỏ, để sống trọn vẹn cho người mình yêu. Từ bỏ cũng là một cách dâng hiến lại cho Thiên Chúa những gì Người đã tặng ban.
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.
-
Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được
Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.
-
Cha là ai? Mẹ là ai?
Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người...
-
Từ bỏ nỗi sợ
Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều...
-
Bệnh sĩ
Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và...
-
Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha
Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy...
-
Ađam và Evà có thật hay không?
Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không?
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ