Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 32 TN năm C
- In trang này
- Lượt xem: 2,014
- Ngày đăng: 03/11/2022 05:28:40
Chúa Nhật 32 Thường Niên năm C : Lc 20, 27-38
Suy niệm
Cái chết như chấm dứt tất cả, và chết là số phận của mỗi người. Phái Sađđucêô là con cháu của Sađốc, thuộc chi họ Lêvi và là giai cấp tư tế, cũng không tin có sự sống lại ở đời sau. Họ giới hạn mạc khải vào 5 cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh nên quả quyết “không có sự sống lại, không có thiên thần” (Cv 23, 8). Sự sống lại là giáo điều khiến họ ly khai với nhóm Biệt phái. Đang khi đó niềm tin về sự sống lại đã xuất hiện trước đó hai thế kỷ (Đn 12, 2-3), vào thời Maccabêô.
Vì không tin nên khi nghe Đức Giêsu nói về sự sống lại thì nhóm Sađđucêô bịa ra câu chuyện lắt léo để chế giễu Ngài. Nếu có sự sống lại ở đời sau thì người vợ có bảy đời chồng sẽ là vợ của ai? Đức Giêsu phủ nhận một quan niệm quá trần tục về sự sống đời sau theo lối sống ở đời này. Sau đó Ngài dựa trên chính thế giá của Môsê mà người Sađốc đã dẫn chứng trong bộ Ngũ thư để minh chứng về sự sống lại. Đó là điều Giáo hội vẫn xác tín: sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Một số tôn giáo cũng tin có một cuộc sống khác sau khi chết, dựa theo luật nhân-quả hay nghiệp báo, và cho rằng đời người chuyển hóa thành nhiều kiếp. Theo mạc khải Kitô giáo, mỗi người chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất mà mình đang sống và cuộc sống này định đoạt số phận vĩnh cửu của chính mình. Vì thế mà ta phải sống hết mình cho đời này để đáng hưởng hạnh phúc đời sau. Trong sự xác tín đó, người Kitô hữu được định nghĩa cách đơn giản là người “tận tình với sự chết, nhiệt tình với sự sống” (Alselm Grun).
Chẳng ai biết đời sau như thế nào, nhưng Đức Giêsu đã vén mở cho ta phần nào bức màn của đời sau, khác hẳn với đời này, người ta sẽ sống như các thiên thần. Giống như các thiên thần nghĩa là không còn là người phàm tục theo lối sống ở trần gian, để sống bằng một sự hiện hữu hoàn toàn mới trong cùng một sự sống với Thiên Chúa. Tuy thân xác của chúng ta đã tan thành tro bụi theo thời gian, nhưng sẽ được biến đổi một cách kỳ diệu để chung hưởng hạnh phúc với linh hồn. Thánh Phaolô cũng đã minh định: vào ngày cuối cùng, cái hư hoại trong ta sẽ trở nên bất hoại, cái khả tử sẽ nên bất tử (x. 1Cor 15, 53).
Chúng ta tin Đức Kitô đã chiến thắng sự dữ là cái chết, nhưng biết rằng, Ngài không chiến thắng sự dữ gây ra ở trong ta. Nhờ Đức Kitô thì tất cả đã thành đạt, nhưng thực tế ta vẫn phải gánh lấy những khổ đau của phận người. Niềm tin và hy vọng không diệt nổi bản năng sinh tồn, nhưng nó đem lại một tâm tình đón nhận nhẹ nhàng. Tuy nhiên, không ai có thể đón nhận cái chết thể lý trong niềm hy vọng phục sinh mà lại không mở rộng con tim để vượt qua cái chết vốn đã hàm ngụ nơi cuộc sống này. Cần phải giải phóng mình khỏi những gì biến mình thành tù nhân của chính mình, để có thể yêu mến cuộc sống hơn.
Yêu mến cuộc sống là điều không dễ khi cuộc sống đầy bi đát, tàn bạo, xung khắc... Khi đó người ta dễ nhìn vào những bất tất của đời thường như một cái gì phi lý, không đáng sống. Nhưng nếu chết để mà chết thì chẳng bao giờ là giải thoát. Nhờ Chúa Giêsu đã chết vì chúng ta, nên sự chết vẫn luôn là khởi đầu cho sự sống vĩnh cửu. Nếu ta biết yêu mến sự sống cách sáng suốt, thì chắc chắn cũng biết yêu mến cái chết của mình. R. Tagore đã chân tình nói lên rằng: “Bởi yêu cuộc đời nên tôi cũng yêu cả sự chết... Tôi chết vui cũng như đã sống vui”.
Trong niềm vui đó, thánh Têrêsa hài đồng đã xác quyết trong giờ hấp hối: “Tôi đâu có chết, tôi bước vào sự sống”. Chết là một sự hoàn tất để đưa đến sự biến hóa: hết đời con sâu thì chào đời cánh bướm. Nhưng không ai có thể bước vào cõi sống mà không chết đi cho chính mình từng ngày. Nếu ta biết không ngừng giũ bỏ mọi sự, ta sẽ được sống trọn vẹn và được phục sinh tại mỗi phút giây.” (Anthony de Mello).
Đời sau là chuyện khó tin, nên người ta thường chỉ lo sống đời này, và lo hưởng thụ những gì trước mắt. Thật ra, chẳng ai có kinh nghiệm về đời sau, nhưng là một mầu nhiệm được mạc khải và được minh chứng bởi sự phục sinh của chính Đức Giêsu, Chúa chúng ta. Nhiều tín hữu cũng bị cuốn hút bởi vật chất, và sống như thể chỉ có đời này.
Ai cũng phải chết đi, nhưng chúng ta tin rằng, chết đi là để sống mãi. Trong tiếng Latinh, người chết được gọi là defungi: là người đã vĩnh viễn hoàn tất cuộc đời mình và an hưởng một cuộc sống mới. Là người Kitô hữu, chúng ta đón nhận sự hoàn tất đó với một tâm hồn bình an cao cả, vì mạc khải Kitô giáo đã cho biết rằng cái chết như cánh cổng to lớn mở vào thánh điện an vui vĩnh hằng (x. Dt 8, 5).
Cầu nguyện
Nhưng con biết ngay cuộc đời này,
sự sống đã tiềm ẩn trong cái chết,
mọi loài và mọi vật sẽ tàn đi,
nhưng chính khi hạt giống bị phân hủy,
lại cho sự sống mới thật dồi dào,
hết đời con sâu chào đời cánh bướm,
Nơi thiên nhiên Chúa còn cho như vậy,
huống chi là cuộc sống con người đây,
là chóp đỉnh công trình bàn tay Chúa,
được nâng niu được ủ ấp dắt dìu.
Nhờ Đức Giê-su là Đấng cứu chuộc,
con tin mình sinh ra để sống mãi,
chết không phải là tàn phai hư hoại,
mà là cửa mở vào tương lai vĩnh cửu,
nên con phải sống hết mình cho hiện tại,
để đáng hưởng hạnh phúc mãi ngàn sau.
Cái chết dạy cho con biết cách sống,
sống khiêm nhường và rất mực yêu thương
để chết đi chẳng có gì hối tiếc,
mà thấy mình đã hoàn toàn mãn nguyện.
Con yêu lấy cái chết như người bạn,
để đi về quê hạnh phúc bình an,
được gặp Đấng cả đời con mong đợi,
về với cội nguồn Thiên Chúa của con.
Xin cho con luôn giữ vững niềm tin,
sống đẹp nhất từng giây phút đời mình,
vì con được dựng nên cho chính Chúa,
Đấng cho con sự sống mới muôn đời. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Bài cùng chuyên mục:
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác (23/11/2024 05:51:35 - Xem: 491)
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là Vua của tình yêu và sự sống” (Thánh Augustinô).
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 478)
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 400)
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 900)
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 375)
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 189)
Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.
“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 235)
Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 549)
Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.
Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:24:57 - Xem: 464)
Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.
Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu (05/11/2024 07:26:42 - Xem: 285)
Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn hảo ra sao.
-
Thứ Hai 25/11/2024 – Thứ Hai tuần 34 thường niên – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam. – Làm chứng cho Chúa.
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam.
- CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B....
- Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất