Suy tư - Cảm nghiệm

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 28 TN năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,135
  • Ngày đăng: 05/10/2022 13:36:30

LÒNG BIẾT ƠN

Chúa Nhật 28 Thường Niên năm C : Lc 17,11-19

 

 

Suy niệm

Bài đọc thứ nhất cho chúng ta một hình ảnh rất đẹp về việc bày tỏ lòng biết ơn của Tướng Naaman, người Syri đối với ngôn sứ Êlisa. Ông dâng lên món quà và tha thiết xin ngôn sứ nhận cho, nhưng Êlisa cương quyết từ chối, vì biểu hiện lòng biết ơn đã là một cách trả ơn rồi.

 

 một câu chuyện về lòng biết ơn như sau: một hôm Chúa sai hai thiên thần xuống trần gian đi làm nhiệm vụ, đúng hẹn hai thiên thần trở về, một vị đeo cái giỏ nặng trĩu, thấy vị kia đeo cái giỏ nhẹ tênh, liền cất tiếng nói rằng:“Chúa sai tôi xuống trần gian thâu tất cả những lời cầu xin, nhưng nhiều quá nên cái giỏ của tôi rất nặng. Còn ngài, ngài đã làm gì mà sao cái giỏ của ngài nhẹ quá vậy?” Vị kia trả lời: “Chúa sai tôi đi thu tất cả những lời tạ ơn, nhưng chẳng có bao nhiêu”.

 

Câu chuyện trên nói lên một thực tế của đời sống con người, cũng giống như bài Tin Mừng hôm nay. Trong số mười người phong hủi được Đức Giêsu chữa lành, chỉ có một người quay lại và sấp mình tạ ơn Ngài, trớ trêu thay người ấy lại là người vùng dân ngoại Samari. Điều này khiến Đức Giêsu bùi ngùi thốt lên: “Không phải cả mười người được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”.

 

Ðức Giêsu không làm phép lạ để được người ta biết ơn, nhưng biết ơn lại là cơ hội để nhận lãnh thêm ơn. Ngài mong những người kia trở lại để gặp gỡ trong sự thân tình, và để ban cho họ điều lớn lao hơn, như Kinh Tiền Tụng IV đã nói lên:“Chúa không cần chúng ta ca tụng, nhưng được tạ ơn Chúa lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng ta chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng ta ơn cứu độ muôn đời” Rất tiếc, chín người kia vui mừng dừng lại ở quà tặng mà lại quên người tặng quà. Họ chỉ nhằm vào ơn ban mà quên mất Đấng ban ơn. Thiếu lòng biết ơn khiến lòng người trở nên chật hẹp, nên cuối cùng nhận chưa bao nhiêu mà mất quá nhiều, mất tình yêu, mất lòng nhân nghĩa, cũng là mất đi chính mình.

 

Có thể ta thuộc về nhóm chín người, chỉ nhắm vào những gì mình được nên dễ vô ơn. Cũng có thể ta đã quá quen với những ơn Chúa ban, đến độ thấy đó là chuyện bình thường, nên không thấy cần phải tỏ lòng biết ơn. Điều này dễ làm lòng ta ra chai đá, không còn cảm nhận được tình thương của Chúa, và tâm hồn ngày càng trở nên tàn tạ. Đúng như John Hery Jowett đã viết: “Sống vô ơn là một cuộc đời trống vắng tình yêu và không cảm xúc. Được ân ban mà không có tri ân là sự thiếu hụt của một nhận thức tinh tế. Lòng tin mà thiếu niềm tri ân là một lòng tin không có nghị lực. Tất cả những nhân đức bị tách biệt khỏi lòng biết ơn đều trở nên tàn tật khập khiễng trên con đường thiêng liêng”.

 

Ngạn ngữ Pháp có câu: “Lòng biết ơn là ký ức của trái tim”. Nó là nghĩa cử của tâm hồn, luôn ghi nhớ những ân huệ được tặng ban để hướng tới người đã ban tặng. Cuộc sống là một chuỗi những ân huệ nối tiếp nhau. Chúng ta vẫn luôn nhận được biết bao ơn lành của Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ những người thân quen và cả những người xa lạ. Vậy nếu cuộc sống là lãnh nhận thì lòng biết ơn là nét cao đẹp nhất của con người. Biết ơn là nhận ra thân phận bất toàn của mình, là ý thức về tình liên đới với người khác. Lòng biết ơn chính là bông hoa rực rỡ điểm tô cho cuộc sống nhân loại. Một tiếng “cám ơn” với tất cả chân tình, sẽ làm cho chúng ta nên người hơn, và thể hiện niềm tin sâu xa hơn vào Thiên Chúa, Đấng hằng yêu thương và quan phòng.

 

Biết ơn phải là tâm tình chủ yếu chi phối lời cầu nguyện và cuộc sống của chúng ta, vì toàn bộ đời ta là một hồng ân, một quà tặng. Nhìn về Đức Giêsu, ta thấy cả cuộc sống của Ngài là một “bài ca tạ ơn”. Ngài tạ ơn Cha vì đã mạc khải cho những người bé nhỏ; tạ ơn trước khi cho Ladarô sống lại; tạ ơn trước khi làm phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều, tạ ơn trước khi lập phép Thánh thể. Người không chỉ là mẫu mực về lòng biết ơn mà còn dạy chúng ta thể hiện lòng biết ơn ấy: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Kể từ đó, mỗi thánh lễ mà Giáo Hội cử hành được gọi là Thánh lễ Tạ ơn. Cũng như Chúa Giêsu, mỗi Kitô hữu cũng phải trở thành bài ca tạ ơn. Tạ ơn vì thấy mình được bao bọc bởi Tình Yêu, và muốn làm mọi sự để đáp lại Tình Yêu.

 

Tạ ơn Chúa vì đã sinh dựng nên ta, và cám ơn bao người vì đã góp phần làm nên cuộc sống ta. Ðời mỗi người chúng ta là quà tặng của Thiên Chúa, và đẹp biết bao khi ta biến mình thành quà tặng cho tha nhân.

 

Cầu nguyện

Lạy Chúa!
Đời sống con là ân ban của Chúa,
là một chuỗi ân huệ nối tiếp nhau,
dù cuộc sống lẫn lộn những vàng thau,
nhưng đời con vẫn triển nở tươi mầu.

 

Con tạ ơn Chúa vì thành công và may mắn,
cả những thất bại và cay đắng trong đời.

 

Con tạ ơn Chúa vì niềm vui và hạnh phúc,
cả nỗi buồn đau và những lúc khổ sầu.

 

Con tạ ơn Chúa những gì được cũng như mất,
những gì đã hoàn tất cũng như đang dang dở.

 

Con tạ ơn Chúa vì có những người quí mến,
và cả những người đã ghét bỏ khinh chê.

 

Con tạ ơn Chúa khi mạnh khỏe và sung túc,
cũng như lúc bệnh tật và tai ương hoạn nạn.

 

Con tạ ơn Chúa những ngày sống bình an,
cả những ngày tháng đầy hoang mang lo sợ.

 

Con tạ ơn Chúa vì những đỡ nâng và an ủi,
cả những lúc bị dập vùi và lủi thủi cô đơn.

 

Con tạ ơn Chúa vì có khả năng để phục vụ,
cả những yếu kém và nhiều điều chưa đủ.

 

Con có chết cũng tạ ơn không hết,
vì đời con đầy dấu vết của tội nhơ,
mà tình Chúa thương vẫn vô bến vô bờ.

 

Xin cho con luôn tha thiết sống tín trung,
vang ca mãi một đời lời tri ân chúc tụng,
để tôn vinh danh Chúa đến vô cùng. Amen.

 

Lm. Thái Nguyên

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 39)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 104)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 558)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 652)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 243)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 500)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 Phục sinh năm B - 2024 (02/04/2024 07:16:18 - Xem: 316)

Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh mời gọi chúng ta suy ngẫm về tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Sự thật là gì? (30/03/2024 10:41:24 - Xem: 295)

Sự thật của Thiên Chúa đi kèm với chống đối và bách hại. Ai muốn sống sự thật này, hãy tự đóng cho mình cây thập giá và lê lết vác nó đi cả kiếp người.

THÁNH GIÁ, nguồn mạch của Lòng Thương Xót (28/03/2024 07:44:50 - Xem: 436)

Yêu với thiện chí vượt trên mọi cản trở, mọi căng thẳng đang có, Để chữ yêu tìm thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó trong mái ấm gia đình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7