Nhân đức trong Gia đình: Vâng lời
- In trang này
- Lượt xem: 2,014
- Ngày đăng: 26/07/2022 07:28:34
“Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điểu phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa” để được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này.”
Ep 6:1-2
1. Thế nào là sự vâng lời?
Sự vâng lời là kim chỉ nam hướng dẫn và thành lũy bảo vệ bạn. Bạn cần phải tự suy xét và phải chắc chắn khi bạn vâng nghe ai đó kể cả người trong gia đình. Làm như vậy là tốt cho chính mình và cũng không làm tổn thương đến mình hay người khác.
Sự vâng lời buộc bạn tuân theo một luật lệ cho dù bạn không thích hoặc cảm thấy mình mất tự do. Bạn sống theo luật lệ và không cần ai phải giám sát mình. Sống vâng lời là cách tốt nhất để được người khác tín nhiệm.
2. Tại sao cần thực hành sự vâng lời?
Sự vâng lời giữ gìn bạn an toàn và trao cho bạn niềm hạnh phúc. Ai không quan tâm đến việc sống vâng lời thì người ấy chỉ làm điều họ thích và có thể sẽ làm tổn hại đến chính họ và người khác. Ví dụ như mọi người đều lái xe nhanh theo ý họ muốn thì nhiều người sẽ bị thương hoặc thậm chí thiệt mạng. Nếu bạn đi xe trái đường, bạn cũng dễ có thể sẽ bị tai nạn. Như vậy, thế giới sẽ đầy rẫy những nguy hiểm. Khi sự vâng lời vắng mặt thì tổn thương và mất mát sẽ xảy đến.
Tinh thần sống tuân thủ luật lệ giúp con người biết quan tâm đến việc bảo vệ chính mình và như thế nó sẽ mang lại cho họ sự an toàn và tự do. Nếu bạn biết nơi mình chơi an toàn thì bạn có thể thấy mình được tự do khỏi mối bận tâm đến những nguy hiểm không cần thiết. Cũng tương tự như vậy, những luật lệ trong cộng đồng được đưa ra để bảo vệ cộng đồng đó. Khi mọi người cùng tuân thủ thì họ cũng dễ dàng tin tưởng nhau.
Khi những người trong một gia đình làm theo nội quy trong nhà như ai là người rửa bát đĩa, ai là người chăm sóc thú vật thì cuộc sống sẽ ổn thỏa. Nếu bạn lắng nghe sự hướng dẫn nội tâm, cuộc sống của bạn sẽ ổn định và trật tự. Như vậy, bạn có thể tin tưởng chính mình.
3. Cách thực hành
Sự tuân phục khởi đi từ việc thực hành những điều được yêu cầu – từ gia đình, từ thầy cô, từ quốc gia hay từ chính niềm tin của mình.
Sự tuân phục góp phần cho cuộc sống bình đẳng bằng cách đòi hỏi mọi người sống theo các luật lệ. Hãy sử dụng sức mạnh nội lực để tuân giữ dù có những khi bạn muốn phá bỏ hay muốn phớt lờ chúng. Chúng ta cũng phải tự ý thức trách nhiệm trong việc giữ những điều đã kết ước hơn là để người khác nhắc nhở. Hãy trung thành với những gì cha mẹ, người lớn, và thầy cô yêu cầu dù không có ai ở bên quan sát bạn và tuân thủ những quy định của nơi bạn sống.
Tôn trọng nhà chức trách khi họ đưa ra những điều cần thực hiện, dẫu cho có khi bạn không đồng ý hay chưa hiểu thấu. Nếu bạn cần đặt câu hỏi liên quan đến một quy tắc hoặc quyết định, hãy làm việc đó một cách tôn trọng và sau đó làm những gì bạn biết là đúng.
Lắng nghe tiếng nói của lương tâm, đó là tiếng nói của sự thật vì lương tâm biết điều gì là đúng. Hãy can đảm để đứng về phía sự thật.
Bạn phải trả giá cho một sự bất tuân của mình, hãy can đảm để học được bài học từ chính cái giá mình phải trả. Sẵn sàng đối diện với hậu quả. Hãy tha thứ cho chính mình và làm một khởi đầu mới. Đừng sợ khi phải bắt đầu lại.
Một người tuân phục phản ứng thế nào?
- Bạn muốn cùng bạn của mình băng qua con đường đông người và bạn xô người ấy đi cho nhanh mà không dẫn đi qua làn đường dành cho người đi bộ?
- Bạn muốn ở lại nhà một người bạn qua đêm và cha mẹ bạn không cho phép? Bạn nghĩ rằng họ không công bằng?
- Bạn đi thăm ông bà trong những ngày hè và họ có những quy định khác về giờ nghỉ ngơi, tắm rửa, làm việc nhà so với thời biểu tại gia đình?
- Một vài nhà chức trách cố gắng thuyết phục bạn làm những việc bạn thấy không đúng hoặc làm tổn hại đến người khác?
4. Dấu hiệu của sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Sử dụng sức mạnh nội lực để tuân theo những quy định cho dù có khi bạn muốn phá hay phớt lờ
- Giữ điều mình đã cam kết mà không cần người khác nhắc nhở
- Thực hiện điều đúng đắn mà không cần người giám sát bạn
- Đặt câu hỏi cho nhà chức trách trong sự tôn trọng
- Chấp nhận hậu quả khi bạn không tuân thủ luật và làm một khởi đầu mới.
- Lắng nghe tiếng nói nội tâm
Hãy cố gắng khi:
- Không biết lề luật và cũng chẳng quan tâm tới việc học hỏi
- Không bằng lòng với sự hướng dẫn của người lớn, thầy cô hay luật lệ trong khu vực – làm điều bạn muốn
- Phớt lờ luật lệ – những điều giúp cho bạn và mọi người được an toàn
- Vấn nạn một quyết định trong thái độ rên rỉ, càm ràm hay giận dữ
- Cần người nhắc nhở đến vài lần mới thực hiện
- Chỉ tuân thủ khi có người quan sát
- Không bao giờ hỏi người có trách nhiệm bất luận là bạn hoặc người khác bị tổn thương
Khẳng định:
Tôi là người sống vâng phục. Tôi lắng nghe người lớn hơn. Tôi can đảm đối diện với hậu quả và làm một khởi đầu mới. Tôi lắng nghe tiếng nói của lương tâm và thực hiện điều đúng đắn.
Bài cùng chuyên mục:
Tiền Chủng viện Têrêsa mừng lễ Bổn mạng (04/10/2024 07:51:28 - Xem: 209)
Đức cha Giuse Trần Văn Toản đã long trọng cử hành Thánh Lễ mừng kính Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu – Bổn mạng của Tiền Chủng viện Têrêsa
Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức Tại giáo xứ Năng Gù (26/08/2024 07:44:08 - Xem: 672)
Đức cha Giuse Trần Văn Toản – Giám mục Giáo phận Long Xuyên về thăm giáo xứ và ban bí tích Thêm Sức cho 83 em thiếu nhi của giáo xứ.
Thánh lễ và Nghi thức Tiếp Nhận Ứng viên lên Chức Thánh (22/08/2024 14:53:17 - Xem: 721)
Thánh Lễ và cử hành nghi thức Tiếp nhận Ứng viên lên Chức Thánh cho hai chủng sinh: Antôn Vũ Minh Nguyên và Antôn Bùi Cao Trí thuộc khóa 12 của Đại Chủng viện Thánh Giuse – Xuân Lộc.
Ban Mục vụ ơn gọi giáo phận Long Xuyên thường huấn 2024 (22/08/2024 09:14:27 - Xem: 564)
Từ ngày 19 đến ngày 21/08/2024, Quý cha trong Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận Long Xuyên đã quy tụ về Trung tâm Mục vụ Giáo phận Long Xuyên, để tham dự cuộc thường huấn 2024
Dòng Thánh Gia: Tĩnh tâm năm 2024 (10/08/2024 16:38:35 - Xem: 561)
Từ ngày 05-09/8/2024 tại nhà Mẹ (Long Xuyên), Dòng Thánh Gia tổ chức chương trình tĩnh tâm năm 2024 với chủ đề: “Hành trình hiệp hành trong cộng đoàn”.
Hiệp Hội Công Mến Thánh Giá Long Xuyên: Khóa tìm hiểu Ơn gọi lần thứ 12 (07/08/2024 07:36:34 - Xem: 491)
Ngày 31/07/2024 vừa qua, từ 29 giáo xứ trong giáo phận Long Xuyên, 99 bạn nữ đã quy tụ về Toà Giám Mục, để tham dự Khóa Tìm Hiểu Ơn Gọi lần thứ XII
Dòng Thánh Gia: Thường huấn tu sĩ trẻ năm 2024 (04/08/2024 13:57:04 - Xem: 364)
Trong 03 ngày từ 01-03/8/2024 tại cộng đoàn nhà Mẹ (Long Xuyên), Dòng Thánh Gia đã tổ chức chương trình thường huấn cho các tu sĩ trẻ của Hội Dòng với chủ đề “Tu sĩ trẻ Thánh Gia hướng tới căn tính linh mục thừa sai”.
Hội thao Hè lần I - 2024 Dự tu học sinh Liên giáo hạt vùng Cái Sắn (09/06/2024 14:21:13 - Xem: 949)
Thứ 5, ngày 6 – 6 – 2024 tại giáo xứ Thạnh An đã diễn ra HỘI THAO HÈ I 2024 dành cho dự tu học sinh Liên Giáo hạt vùng Cái Sắn với sự góp mặt của gần 280 tham dự viên.
Thánh lễ Thêm Sức giáo xứ Tân Châu – Giáo hạt Châu Đốc (26/05/2024 15:23:27 - Xem: 1,346)
Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho 30 em thiếu nhi sắp lãnh nhận BTTS được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần.
Giáo hạt Long Xuyên: Chương trình đào tạo Giáo Lý viên cấp III (14/04/2024 15:05:50 - Xem: 1,156)
65 giáo lý viên (GLV) thuộc giáo hạt Long Xuyên đã về Trung tâm Mục vụ Giáo phận Long Xuyên để tham dự chương trình đào tạo GLV cấp III.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...