Suy tư - Cảm nghiệm

Đêm cuối

  • In trang này
  • Lượt xem: 792
  • Ngày đăng: 06/04/2023 07:36:58

ĐÊM CUỐI

 

Lời trối trăn của Giêsu hai ngàn năm trước vẫn luôn là lời nhắn nhủ từ con tim gửi đến mỗi người trong chúng ta. Giữa một thế giới phân mảnh và ngày càng xa cách nhau, chúng ta được mời gọi lấy tình yêu và sự phục vụ để nối kết mọi người.

 

 

Cái gì cuối cùng cũng làm ta xao xuyến. Hễ cứ nghe đến chữ cuối cùng, lòng ta lại chồi lên những nỗi niềm gì đấy chơi vơi khó tả. Những giây phút cuối cùng còn được ở bên người thân trước khi đi xa lại càng làm ta thêm bùi ngùi, đặc biệt là trong những cuộc chia ly mà ta biết sẽ không bao giờ mình còn được gặp lại nữa. Giêsu hẳn cũng có cảm xúc tương tự khi dùng bữa tiệc cuối cùng với các môn đệ. Tâm trạng Ngài xao xuyến khôn nguôi vì Ngài biết mình sắp phải đi vào cõi chết. Sẽ không bao giờ Ngài còn có những giây phút thong dong bước đi cùng các môn đệ. Sẽ chẳng bao giờ Ngài có thể cùng ăn uống, đàm đạo với họ, kể cho họ nghe những câu chuyện ý nghĩa cũng như nghe họ chia sẻ về cuộc sống của mình. Chặng đường ba năm qua, giờ nhìn lại như mới vừa thoáng chốc. Biết bao nhiêu kỷ niệm, biết bao nhiêu ân tình. Đây là những giây phút cuối cùng được thấy những khuôn mặt thân yêu, được nghe những giọng nói thân quen. Chỉ một vài canh giờ nữa thôi, bao nhiêu điều tuyệt vời ấy sẽ không còn nữa, sẽ trở thành dĩ vãng mù khơi.

 

Dù các môn đệ không cảm nhận được phút bùi ngùi của Giêsu, nhưng ý thức rằng mình sẽ phải ra đi, phải bỏ lại các ông, Giêsu cũng tận dụng hết giây phút ngắn ngủi này để nhắn nhủ các ông những lời sau hết. Đây sẽ là những lời quý giá nhất, đúc kết lại toàn bộ những gì Ngài đã nói với các ông trong suốt những ngày tháng qua. Đây cũng là những mong ước của Ngài dành cho các ông, gồm tóm trong tất mọi tâm tư tình cảm của Ngài. Lời trối trăn luôn là những lời tự sâu trong lòng nhất. Những lời ấy luôn là những lời thắm đượm ân tình nhất.

 

Đức Giêsu thừa biết là nội bộ các ông đang có sự chia rẽ. Những khác biệt về văn hóa, giáo dục, nghề nghiệp, tính tình đã khiến các ông khó có thể đi đến sự đồng lòng dù đã trải qua nhiều năm tháng sống chung với nhau. Các ông cứ tranh giành với nhau làm người lớn hết. Chẳng ai chịu phục vụ ai. Giêsu đã phải nêu gương cho các ông. Là Thầy và cũng là Chúa, nhưng Giêsu đã chấp nhận làm người tôi tớ, cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Với chỉ cử ấy, Ngài căn dặn các ông hãy biết yêu thương nhau, phải lấy tình thương làm đầu trong cung cách hành xử, vì chỉ có tình yêu mới giúp xua tan đi tất cả những khác biệt và hiềm khích, và cũng chỉ có tình yêu mới giúp hàn gắn con người lại với nhau.

 

Giêsu vẫn một lòng yêu các môn đệ và yêu mến con người. Ngài không muốn có khoảng cách với con người, nên đã xảy sinh ra sáng kiến tuyệt diệu là Bí Tích Thánh Thể. Ngài ban cho các môn đệ quyền năng truyền khiến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Ngài. Ngài căn dặn họ hãy làm việc này mà nhớ đến Ngài. Với Bí Tích Cực Thánh ấy, Ngài vẫn có thể mãi mãi ở bên con người và chờ đợi con người đến với mình. Hai bên có thể tiếp tục tâm sự với nhau, nói chuyện với nhau. Sức mạnh của Chúa vẫn có thể được thông truyền cho những ai cần và chạy đến với Ngài. Khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Truyền Chức Thánh, rõ ràng Giêsu đã tỏ lộ một mong ước vô cùng to lớn là được ở bên con người.

 

Trong vườn Ôliu, Giêsu bày tỏ mong ước ấy mãnh liệt hơn nữa khi liên lỉ mời gọi các môn đệ hãy ở lại trong Ngài như Ngài ở lại trong Chúa Cha. Ở lại trong Ngài thì các ông mới sinh hoa kết trái, tựa như cành nho phải gắn vào thân nho. Một mối tương quan gắn bó khăng khít và chặt chẽ với Ngài là nền tảng của đời sống người môn đệ. Sẽ chẳng nơi đâu, người môn đệ tìm thấy cho mình một căn tính và chỗ dựa, ngoại trừ một đời sống gắn kết liên lỉ với Thầy Giêsu. Gắn kết với Giêsu, Người sẽ ban cho họ Thần Chân Lý, Đấng sẽ đến và làm đổi mới từng người trong các ông. Ở lại với Giêsu, các ông sẽ đủ sức vượt qua được những trở ngại trên đường đời mà không mảy may sợ hãi điều chi. Thiết thân với Giêsu, người môn đệ sẽ tìm thấy được con đường dẫn đưa về sự sống, về với Chúa Cha.

 

Lời trối trăn của Giêsu hai ngàn năm trước vẫn luôn là lời nhắn nhủ từ con tim gửi đến mỗi người trong chúng ta. Giữa một thế giới phân mảnh và ngày càng xa cách nhau, chúng ta được mời gọi lấy tình yêu và sự phục vụ để nối kết mọi người. Giữa cuộc đời bon chen và nhiều thử thách, ta được nhắc nhở hãy gắn kết với Ngài để không còn sợ, không còn cô đơn. Trên bước đường u mê và tăm tối, ta được gợi nhắc về hoạt động của Thần Chân Lý là Thiên Chúa Ngôi Ba, giúp soi sáng cho ta cho bàn chân thêm vững bước. Giữa hàng loạt những xô đẩy của trào lưu, những ồn ào của nhân thế, ta được mời gọi để đến và kết hợp với Giêsu nơi bí tích Thánh Thể, trong thinh lặng của tâm hồn để có thể kín múc sự bình an. Đứng trước biết bao ngã đường dẫn ta đi khắp chốn, ta được dọn sẵn con đường của Giêsu, đường đưa về sự sống.

 

Các bạn hãy ghi nhớ những lời trối trăn của Giêsu và thi hành nó. Những lời vàng này xuất phát tự cõi lòng của một Đấng vẫn hằng yêu thương ta và mong cho ta được hạnh phúc.


Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Bài cùng chuyên mục:

Truyền giáo, nối kết giữa “Ngồi” và “Đi” (19/10/2024 14:57:00 - Xem: 753)

một đặc điểm quan trọng của việc truyền giáo là sự kết nối hài hòa giữa hai nhịp đập của trái tim : “ngồi” và “đi”. “Ngồi” để nghe tiếng Chúa ; “đi” để thực hiện ý Ngài.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 29 TN năm B -2024 (18/10/2024 05:25:50 - Xem: 490)

Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta rằng hạnh phúc thật đến từ việc phục vụ Chúa trong tha nhân, như lời cầu nguyện của thánh Phanxicô,

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 29 TN năm B - 2024 (17/10/2024 05:23:47 - Xem: 537)

Chủ đề cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay được Đức Thánh Cha Phanxicô lấy từ dụ ngôn Tin Mừng về bữa tiệc cưới (Mt 22, 1-14).

Làm thế nào để có bài giảng thú vị? (15/10/2024 09:01:00 - Xem: 305)

Ở đây, chúng ta sẽ suy ngẫm về mối liên hệ giữa bài giảng và cuộc sống, bắt đầu bằng cách xác định lý do tại sao một số bài giảng lại nhàm chán.

Ước ao được sống đời đời (12/10/2024 08:52:54 - Xem: 271)

Con đường theo Chúa Giêsu là con đường của thập giá, nhưng đó cũng là con đường của niềm vui. Chúng ta không được kêu gọi để sống cuộc đời dễ dàng, nhưng là cuộc đời đầy ý nghĩa

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 28 TN năm B -2024 (09/10/2024 07:41:59 - Xem: 501)

Như ai đó đã nói: “Chúng ta không thể mang bạc tiền đi theo bên mình, chúng ta chỉ có thể gửi nó đi trước”.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024 (09/10/2024 07:14:25 - Xem: 514)

Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (01/10/2024 07:16:40 - Xem: 632)

Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời hợt, chưa đi sâu vào chính nội tâm mình, vì đang bị vây bủa bởi những bon chen và lợi lộc vật chất.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (01/10/2024 07:12:50 - Xem: 511)

Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế giới vô vọng, không có niềm vui và tội lỗi này thành một nơi vui tươi và hạnh phúc.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm B -2024 (28/09/2024 04:34:49 - Xem: 679)

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng một phép ẩn dụ tương tự mời gọi chúng ta chặt tay nếu nó khiến chúng ta phạm tội và ngăn cản chúng ta thừa hưởng Nước Trời.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7