Suy tư - Cảm nghiệm

Chút lắng đọng sau tuần Tĩnh tâm Linh mục Đoàn GP. Long Xuyên - 2022

  • In trang này
  • Lượt xem: 24,156
  • Ngày đăng: 26/11/2022 15:47:01

CHÚT LẮNG ĐỌNG SAU TUẦN TĨNH TÂM

LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN LONG XUYÊN – 2022

 

KHAO KHÁT NÊN HOÀN THIỆN

 

Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48).

 

 

Thánh Âu-tinh nói: “Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, nên lòng chúng con khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa” (TT 1,I,1[1]). Cái “Khắc Khoải” đó, phải chăng là sự “Khao Khát Nên Hoàn Thiện” luôn có trong tâm hồn mỗi người Ki-tô hữu?

 

Ai cũng muốn mình nên hoàn thiện, nhưng trong sự giới hạn của kiếp sống và cái nặng nề của xác thịt, con người vẫn luôn cảm thấy mình bất lực trước khao khát tốt lành này. Ngỡ rằng mình bất lực, nhưng thật may con người vẫn âm thầm tiến lên trong bước đường toàn thiện, chí ít cũng bởi hai điều này:

 

1. Thứ nhất là sự cầu tiến.

Con người thường không chấp nhận những cái “tầm thường” vốn có nơi mình. Sự cầu tiến được thể hiện từ những điều nhỏ bé: Tôi muốn viết chữ đẹp, hát hay hơn, chơi thể thao tốt hơn… cho đến những khát vọng cao cả: Tôi muốn là một bậc cha mẹ tốt, làm một việc có ích cho xã hội, giữ đạo và các Bí Tích sốt sắng…

 

Sự cầu tiến dễ lầm lẫn với cầu toàn (tự kiêu ngầm). Cầu toàn thường thấy nơi bậc gia trưởng và người tu trì trong văn hóa Á Đông. Thử so sánh giữa cầu toàn và cầu tiến nơi ông bố:

 

  • Cầu Toàn: Mình là mô phạm cho con cái
  • Bảo bọc con cái
  • Quan tâm thái quá
  • Can thiệp và chi phối mọi sự.
  • Áp đặt quan điểm mình trên con cái.
  • Luôn cho mình là đúng
  • Cố tỏ ra “hy sinh” nhiều để con cái biết ơn.
  • Dễ bị tổn thương khi con không theo ý.
  • Nói nhiều, hay càm ràm…

 

  • Cầu Tiến: Biết giới hạn bản thân và giúp con thăng tiến.
  • Mục tiêu trưởng thành tâm cảm
  • Yêu kín đáo, ít biểu lộ
  • Con như bạn: tâm sự, tôn trọng, lắng nghe, góp ý…
  • Tôn trọng riêng tư, can thiệp tế nhị
  • Không áp đặt quan điểm sống
  • Không đòi hỏi sự biết ơn
  • Không để mình thành gánh nặng cho con
  • Giáo dục dựa trên bản lãnh và gương mẫu

 

Cầu tiến dẫn ta tới hoàn thiện, nâng ta lên cùng Thiên Chúa. Cầu toàn nhốt ta trong cái tôi cá nhân, tách ta ra khỏi Thiên Chúa.

 

2. Khao khát hoàn thiện, nhưng “thôi để từ từ”.

Dấu hiệu chững lại này thường thấy nơi mỗi người. Sau những khoảnh khắc hứng khởi do tác động thánh thiện nào đó chợt đến rồi cũng chợt đi. Sự chững lại này không xấu, nó chỉ làm chậm tiến trình:

- Có thể là sự bối rối do chưa phân định rõ ràng cái khó của nên hoàn thiện so với lối sống hiện tại.

- Có thể để cảm nghiệm sự khao khát sâu sắc hơn.

- Có thể là thời gian để trải nghiệm những va vấp, đợi thời chín mùi quyết tâm mạnh mẽ trên con đường hoàn thiện.

- Và cũng có thể là dừng luôn (buông bỏ) vì cảm thấy mình quá bất toàn.

 

Khởi đầu và kết thúc tiến trình hoàn thiện, luôn là tâm tình sám hối và cầu nguyện. Tạ lỗi năm cũ và khởi đầu Năm Phụng Vụ mới, Linh mục đoàn Gp Long Xuyên được thắp sáng ngọn lửa khao khát nên hoàn thiện, để không ngừng biến đổi bản thân mỗi ngày cho xứng đáng với ơn gọi Ki-tô hữu và thánh chức Linh mục của mình.

 

Giáo hội chỉ nên hoàn thiện khi chúng ta là những tội nhân xếp hàng trước tòa giải tội

 

Lm Giuse Nguyễn Đức Thịnh

 

 

Click vào link bên dưới để tải file:
  File 1

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 6 PS năm B - 2024 (01/05/2024 20:55:01 - Xem: 538)

Chúa mời gọi chúng ta trở thành những môn đệ yêu thương nhau. Chính chúng ta là những người chữa lành và tiếp thêm sức mạnh cho người khác khi chúng ta học cách cho đi và yêu thương họ.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 6 Phục sinh năm B (30/04/2024 19:02:43 - Xem: 568)

Yêu thương là điều tự nhiên trong đời sống con người. Ai cũng muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên, tình yêu không phải là thứ tình cảm cạn cợt và hời hợt như tình đời.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 513)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 468)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 278)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 451)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 307)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 640)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 727)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7