“Xin đừng lý tưởng hóa chúng tôi”: năm chìa khóa để có mối quan hệ đúng giữa linh mục và giáo dân
- In trang này
- Lượt xem: 830
- Ngày đăng: 18/05/2024 22:10:02
“XIN ĐỪNG LÝ TƯỞNG HÓA CHÚNG TÔI”:
NĂM CHÌA KHÓA ĐỂ CÓ MỐI QUAN HỆ ĐÚNG
GIỮA LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN
Làm thế nào để giao tiếp với các linh mục, gặp họ một cách sâu đậm hay có thể chỉ trích họ? Bốn linh mục cho biết mối quan hệ hài hòa giữa họ và giáo dân.
Không phải lúc nào các linh mục cũng bỏ thì giờ để nói chuyện với giáo dân ở sân nhà thờ ngày chúa nhật. Ảnh minh họa. – Matthieu Rondel – Hans Lucas
Họ đáp trả lời kêu gọi phục vụ Chúa Kitô. Ở thành phố hay nông thôn, các tông đồ Tin Mừng cần có các mối quan hệ trong tinh thần anh em và thân tình. Bốn linh mục có các kinh nghiệm thực tế khác nhau trả lời trang Gia đình Công giáo bí quyết để có mối quan hệ cân bằng. Linh mục Pierre Amar, giáo xứ Saint-Symphorien, Versailles giảng Tin Mừng cho 1.500 giáo dân ngày chúa nhật. Linh mục Vincent Cardot, giáo xứ Saint-Dizier với 25 giáo xứ ở Haute-Marne, một trong những vùng ít dân cư nhất ở Pháp. Linh mục David Lamballe ở giáo xứ Argenteuil, ngoại ô Paris. Linh mục Raphặl Bùi, giáo xứ Aveyron Notre-Dame-d’Olt-et-Diège với 9.000 cư dân và 200 giáo dân ngày chúa nhật.
1. “Chỉ trích chúng tôi… nhưng không phải bất cứ cách nào”
Một sửa sai trong tình anh em
Linh mục Pierre Amar công nhận: “Linh mục cần sửa sai trong tinh thần anh em, tinh thần này làm chúng tôi phát triển,” nhưng trước khi chỉ trích, linh mục khuyên ‘hãy để một đêm và một thánh lễ trôi qua: khi đó chúng ta sẽ không nói cùng một cách’. Linh mục áp dụng lời này cho chính mình và hiểu lời chỉ trích có thể chạm đến mức độ nào cả bên này lẫn bên kia. Linh mục chia sẻ một giai thoại đã giúp cha lớn lên: ‘Vào ngày lễ linh mục Thứ Năm Tuần Thánh, tôi xin giáo dân cầu nguyện cho hai linh mục, một người làm điều tốt, một người làm điều xấu cho chúng tôi’. Cuối thánh lễ, một phụ nữ nói với tôi: ‘Cha là linh mục đã làm điều tốt và cũng đã làm điều xấu cho chúng tôi’. Điều này làm cho tôi khiêm tốn!”
Trong Thượng hội đồng về tính đồng nghị, linh mục Amar nhận thấy “gần như chỉ nghe lời phàn nàn và không bao giờ nghe lời cám ơn”. Nói chung, chúng ta không bao giờ cám ơn cho đủ, đặc biệt khi các linh mục tổ chức chuyến hành hương, buổi canh thức cầu nguyện, giảng lễ… Các linh mục cần nghe cả hai: phê bình và cám ơn. Và trên hết họ nên được khuyến khích, “vì lời khuyến khích này không phải là lời khuyến khích của người vợ trong đời sống vợ chồng mà họ đã từ bỏ khi đi tu”.
Cũng vậy, linh mục Raphael Bùi đánh giá cao lời khen và chấp nhận những nhận xét, cả khi được nói lên sau thánh lễ. Cha đã từng nghe: “Cha xứ chẳng là gì, ông chỉ làm theo ý ông.” Cha biết mình bị chỉ trích vì không có mặt ở tất cả các đám tang. Cả khi cha thay đổi thứ tự các cột của một tạp chí địa phương, một thư nặc danh viết: “Linh mục là người nào, người phục vụ hay kẻ độc tài?” Không ngại, linh mục dán thư này trong văn phòng của cha. Linh mục cho biết: “Tôi không bực vì những thơ nặc danh, chúng là một phần của những phản hồi có thể có, vì ở Aveyron, giáo dân vẫn còn tôn trọng linh mục, nên họ không chỉ trích trực tiếp. Về phần tôi, tôi đã xin tha thứ ở bục giảng, nhất là những khi tôi làm cho các thiện nguyện viên phục vụ các bữa ăn giáo xứ mà không báo trước cho họ.” Cha nhớ đã có lần gay gắt với một cặp vợ chồng xin rửa tội cho một đứa con, các anh chị lớn của đứa bé đã không học giáo lý: “Một thành viên trong nhóm rửa tội nói với tôi, giọng điệu của tôi làm họ bị tổn thương. Tôi lắng nghe và thay đổi, lời nhận xét này giúp tôi tử tế hơn.”
Cha Amar giải thích: “Tốt hơn nên chỉ trích trực tiếp hoặc qua e-mail, và không sao chép gởi cho toàn giáo xứ.” Lời nhận xét có nhiều khả năng được lắng nghe khi chúng ta bày tỏ cảm xúc của mình thay vì phán xét.
2. “Giải phóng chúng tôi khỏi các nhiệm vụ vật chất và hậu cần”
Trách nhiệm của giáo dân
Gần đây một giáo dân nói với cha David Lamballe: “Cha nên có giờ chầu liên tục.” Cha lấy làm tiếc: “Đó là một ý hay, chúng tôi đã nghĩ đến, nhưng không ai đề nghị để sắp xếp nơi chốn, điều phối và trao đổi về chủ đề này.”
Cha Vincent Cardot nhấn mạnh: “Giáo dân nên đảm nhận trách nhiệm lo các việc hậu cần. Tôi thường là thư ký, kế toán, giao hàng, kỹ thuật viên. Đôi khi tôi muốn thoát khỏi hậu cần.” Linh mục đánh giá cao những người tổ chức cuộc họp đã lên chương trình, chuẩn bị cà phê, in ấn tài liệu. Cha cảm thấy nhẹ gánh khi giáo dân chủ động tổ chức buổi hòa nhạc, theo dõi sát công việc, giúp các bạn trẻ tham dự các Ngày Thế Giới Trẻ.
Cha Amar thấy không cần sự hiện diện của linh mục trong nhiều cuộc họp, họ bị tham dự quá nhiều cuộc họp. Giáo dân nói với cha: “Cha phải đến để giúp chúng con cầu nguyện”. Cha trả lời: “Tôi nghĩ chúng ta không cần linh mục để cầu nguyện!” Cha thấy không cần phải có linh mục trong các buổi họp bàn chuyện phải thuê bao nhiêu xe, trả bao nhiêu tiền để đi Lộ Đức. Phải phân biệt cuộc họp nào cần sự hiện diện của một linh mục, cuộc họp nào không.
3. “Xin nói chuyện với chúng tôi… nhưng không phải bất cứ lúc nào”
Tìm thời điểm thích hợp
Cha Amar tóm tắt: “Xin nói chuyện với chúng tôi, đó là tất cả những gì chúng tôi cần, nhưng không phải trước nhà thờ ngay sau thánh lễ. Sau thánh lễ chúng tôi vui nhưng cũng mệt. Dù chưa sẵn sàng để nói chuyện lâu dài nhưng có thể liên lạc qua e-mail, tin nhắn hoặc gặp ở văn phòng. Tôi bác bỏ thành kiến cho rằng linh mục bị ngập đầu, nếu có ai muốn gặp tôi, tôi sẽ tìm thì giờ trong tuần.”
Cha Lamballe ghi số điện thoại di động của cha ở nhà thờ, cha nghĩ sân trước nhà thờ không phải là nơi nói chuyện: “Cuối buổi lễ, tôi tránh các giáo dân tôi đã quen biết, tôi muốn gặp những người xa lánh hoặc cảm thấy không xứng đáng để nói chuyện với chúng tôi.”
Có những lúc khác thuận tiện hơn để nói chuyện. Cha Amar giải thích: “Từ tối thứ sáu là chúng tôi bắt đầu một loạt sinh hoạt: thánh lễ, các cuộc họp, các nhóm trẻ… Quý vị đừng bao giờ chúc linh mục ‘cuối tuần vui vẻ!’ Trong tuần, từ thứ hai đến thứ sáu tôi khá rảnh, từ 10 giờ sáng đến 4 giờ 30 chiều, trừ trường hợp có tang lễ.” Bằng chứng là trong cuộc phỏng vấn kéo dài hai giờ của chúng tôi, cha chỉ có hai cuộc gọi, một của nhà tang lễ và một của người bạn.
4. “Mời chúng tôi về nhà ăn, nhưng đơn giản thôi”
Vui vẻ nhưng không ồn ào
Giống như mọi người khác, các linh mục thích được mời ăn trưa hoặc ăn tối, một phong tục thân tình ấm áp của người Pháp. Cha Bùi nói trong thánh lễ đầu tiên ở một giáo xứ: “Tôi gần như luôn nhận lời mời” và rất thích các bữa ăn… dù trời lạnh.” Linh mục không cần tiệc tùng. Họ thích được tiếp đơn giản. Cha Amar giải thích: “Là người độc thân nên tôi rất vui được dự vào cuộc sống gia đình, được vào bếp như người nhà, cùng làm món gà, khoai tây chiên trong căn nhà bừa bộn. Tôi cần gia đình Bêtania, đơn sơ và chân tình. Chúa Giêsu cũng cần, Ngài thích bữa ăn của Marta, thích im lặng chào đón của Maria và khôn ngoan của Ladarô.”
Tại bàn ăn, các linh mục thường bị hỏi về Kinh thánh, mục vụ hoặc thần học, họ trả lời với cả tấm lòng: “Tôi thích những câu chuyện cười, khi nghe chủ nhà nói họ gặp khó khăn khi cầu nguyện, những vấn đề của cuộc sống vợ chồng, tôi cảm thấy như tôi đang ở nhà tôi.” Cha Lamballe cho biết, cha không thích nghe các vấn đề xã hội và các trò chuyện đối đáp. Cuộc sống hàng ngày của các gia đình nuôi dưỡng tâm hồn họ. Vì vậy, Cha Amar thích nghe chủ nhà nói về “hàng xóm, đồng nghiệp, bài đọc, tranh luận, niềm vui và nỗi buồn…”. Cha vui khi được mời đi xem phim với họ.
Ngược lại, các linh mục cũng thích giáo dân đến nhà xứ ăn cơm, theo cha Bùi, việc này tạo sự gắn kết giữa giáo dân và linh mục.
5. “Xin giúp chúng tôi thánh thiện”
Cần tiêu chuẩn cao
Các linh mục thực hiện ba chức năng được Công đồng Vatican II tóm tắt: giảng dạy, thánh hóa và quản trị. Theo cha Lamballe, giáo dân giúp các linh mục khi họ xin “những điều của linh mục”. Cha Cardot đồng ý: “Công việc cốt lõi của chúng tôi là đồng hành cùng mọi người, cử hành thánh lễ và các bí tích”.
Vì vậy, cha Bùi không ngần ngại xin giáo dân khắt khe hơn với cha: “Tôi cần những giáo dân có thể cho tôi những phản hồi không khoan nhượng, nhưng tử tế khi tôi chưa đủ cụ thể, hoặc họ cho tôi những gợi ý về phụng vụ. Chẳng hạn tôi dùng hương trong lễ Phục sinh và một số cám ơn tôi về chuyện này.”
Cha Amar nghĩ việc lý tưởng hóa các linh mục là không tốt cho họ, làm họ kiêu hãnh không đúng. Cha nói: “Xin cầu nguyện cho chúng tôi, con quỷ nhanh chóng phát hiện ra chúng tôi và cố gắng làm chúng tôi sa ngã. Chúng tôi vẫn là con người, xin đừng lý tưởng hóa chúng tôi. Chúng tôi là những người nghèo nói chuyện với những người nghèo khác.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)
Bài cùng chuyên mục:
Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 720)
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.
Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 285)
Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.
Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 344)
Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.
Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 433)
“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).
4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 441)
Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 480)
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,261)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.
Thiên Chúa yêu thích sự bé nhỏ (30/09/2024 05:53:57 - Xem: 1,130)
Sự bé nhỏ không phải là yếu kém hay bất lực, mà là sự nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta “có”, chúng ta “là”, đều phụ thuộc vào Thiên Chúa.
Nếu không Công giáo thì là gì? (24/09/2024 06:30:56 - Xem: 389)
Trong Giáo hội Công giáo, ta tìm thấy một chuẩn mực của sự cân bằng. Trên phương diện này, không đâu sánh bằng Giáo hội. Tội lỗi được đền tạ bằng sự tha thứ. Hình phạt được dịu đi bởi lòng thương xót.
Đức khó nghèo đem chúng ta đến gần Thiên Chúa (19/09/2024 08:40:16 - Xem: 449)
Những người nghèo khó về mặt vật chất dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc tinh thần của họ vào Chúa hơn vì chính thực tại của họ luôn nói cho họ về những nhu cầu thiêng liêng.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024
Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.
-
Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024
Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.
-
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô...
-
Tình yêu trưởng thành hay chỉ yêu cho có lệ?
Quyển sách chúng ta cần cho tình yêu là quyển sách của các cặp vợ chồng đã qua nghi thức nhưng còn giữ sự cam kết qua bao thăng trầm của...
-
Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu
Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn...
-
Khi nào sợ hãi là lành mạnh?
Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt...
-
Năm cách mang lại hạnh phúc cho mẹ
Những người mẹ có thể không hoàn hảo, nhưng họ luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình, từ khi chúng ta mới chào đời cho đến khi...
-
Nền tảng thần học về Luyện ngục
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người...
-
Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024
Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 31 TN năm B - 2024
Ta không thể gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa trong tâm tưởng hay trong ước muốn, mà là nơi chính tha nhân, nơi những hành động cụ thể trong...
-
Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...