Nền tảng thần học về Luyện ngục
- In trang này
- Lượt xem: 279
- Ngày đăng: 01/11/2024 15:23:04
NỀN TẢNG THẦN HỌC VỀ LUYỆN NGỤC
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.
Khi đến Rôma, Italia, khách hành hương thường được nghe kể về “Bảo Tàng Các Linh Hồn Trong Luyện Ngục” (the Museum of the Souls of Purgatory). Bảo tàng này được đặt trong một căn phòng liền kề với phòng thánh. Giữa ngọn lửa bao trùm nhà nguyện, một nhà truyền giáo người Pháp-Victor Jouët, và một số giáo dân đã nhìn thấy sự xuất hiện của một khuôn mặt rất đau khổ. Khuôn mặt ấy được in trên bức tường cạnh bàn thờ. Từ đó, Victor Jouët quyết định cống hiến cả cuộc đời cho việc tìm kiếm những bằng chứng về thế giới bên kia của người chết : dấu tay, dấu vân tay, vết lửa thiêu đốt in sâu trên quần áo, trên khăn trải giường... của người đã chết. Ngày nay, bảo tàng nhỏ bé này trở thành nơi lưu giữ nhiều tài liệu và chứng từ nhằm minh chứng sự tồn tại của luyện ngục.
Theo Giáo lý Công Giáo, “luyện ngục là tình trạng của những người chết trong tình thân với Thiên Chúa, nhưng, dù đã được đảm bảo ơn cứu độ vĩnh cửu, họ còn cần thanh luyện trước khi được hưởng hạnh phúc thiên đàng”[1]. Như thế, luyện ngục chính là trạng thái mà các linh hồn thánh đã lìa đời trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa được hoàn hảo đủ để hưởng thiên đàng ngay lập tức. Họ cần được thanh tẩy một thời gian dài ngắn tùy theo mức độ được đòi hỏi. Vậy đâu là nền tảng thần học[2] về vấn đề luyện ngục ?
Trong Cựu Ước, sách 2 Mcb có viết : “... vì nhu cầu đòi hỏi, quân của ông Giuđa đi thu các tử thi những người đã ngã gục và đưa về chôn cất với những người thân trong phần mộ tổ tiên. Nhưng bên trong áo trận của mỗi tử thi, người ta đều tìm thấy những đồ vật được dâng cúng cho các thần ở Giam-ni-a : đó là điều mà Lề Luật cấm... ” (12,38-45). Trong trận chiến chống lại quân Syria vào khoảng sau năm 160 trước công nguyên, binh lính Do Thái tử trận rất nhiều. Trong khi đi chôn những binh lính này, người ta thấy dưới áo trong của họ có mang lá bùa và đồ dâng cúng cho các thần ngoại, những thứ mà Thiên Chúa đã nghiêm cấm. Ông Giuđa Maccabê liền quyên tiền để xin dâng hy lễ tạ tội - “Kippur”, với hy vọng các chiến hữu tử trận sẽ được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi và được sống lại. Như thế, ông có sáng kiến cầu nguyện cho những người qua đời và qua đó tạo nên tình liên đới giữa người sống và người chết. Tuy nhiên, đoạn văn trên chỉ nói đến tội lỗi của các binh lính tử trận có thể được tha nhờ việc dâng lễ “Kippur”, chứ không đề cập đến việc các binh lính này phải trải qua luyện ngục, một khái niệm mà người Do Thái chưa hề biết đến.
Trong Tân Ước, người ta thường trích thư thứ nhất Côrintô để minh chứng về luyện ngục. Chẳng hạn, thánh Phaolô nói “còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa” (1 Cr 3,15). Một số nhà chú giải hiểu cụm từ “băng qua lửa” ám chỉ đạo lý về luyện ngục. Thật ra, đoạn văn trên ngụ ý nói đến một nơi chốn có lửa thiêu đốt, nhưng lửa chỉ là kiểu nói bóng bẩy, chứ chưa chắc là nói đến lửa thật. Ý của thánh Phaolô có thể là tất cả các tín hữu tuy thiếu lòng sốt mến cũng có thể được cứu thoát, nhưng phải chấp nhận nhiều khó khăn và cực hình. Tóm lại, Kinh Thánh tuy có đề cập rõ ràng đến “Trời” và “Hoả ngục”, nhưng không có đoạn nào minh nhiên nói về luyện ngục.
Nói thế không có nghĩa là luyện ngục không có nền tảng từ Kinh Thánh. Thật ra, Giáo hội Công Giáo không dựa trên một bản văn cụ thể đặc biệt nào, nhưng dựa trên hai lập trường chung nhất, được lặp lại nhiều lần trong Kinh Thánh. Thứ nhất, phải xác tín rằng chỉ có sự thanh khiết tuyệt đối thì con người mới có thể vào diện kiến Thiên Chúa : “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8) ; “Tất cả những gì ô uế cũng như bất cứ ai làm điều ghê tởm và ăn gian nói dối, đều không được vào thành, mà chỉ có những người có tên ghi trong Sổ trường sinh của Con Chiên mới được vào” (Kh 21,27). Thứ hai, “Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm” (Rm 2,6) vào đời sau. Tất nhiên mọi người phải chịu trách nhiệm về việc mình làm qua việc sử dụng tự do và cách phục vụ người thân cận. Những ai chưa đạt được sự hoàn thiện vào lúc chết thì phải “tự phạt mình”, nghĩa là phải trải qua giai đoạn được thanh luyện, một tình trạng khác với Thiên Đàng và Hỏa ngục, trước khi được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Thánh Truyền nói gì về luyện ngục ? Ngay từ thế kỷ đầu tiên, các giáo phụ đã dạy sau khi chết có tình trạng thanh luyện. Đến thế kỷ XI, lần đầu tiên giai đoạn thanh luyện được biết đến với tên gọi “luyện ngục”. Năm 1439, công đồng Florence đã định tín ba điều về luyện ngục : a) Có luyện ngục ; b) Luyện ngục không là một “nơi chốn”, mà là một tình trạng, trong đó những người đã chết được thanh luyện ; c) Những người còn sống có thể trợ giúp những người đã chết bằng lời cầu nguyện của mình.
Tắt một lời, vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”. Thực ra, được vào luyện ngục cũng đã là ân sủng lớn lao Thiên Chúa ban tặng cho con người. Thánh Catarina thành Gênova nhận xét : “Ngoài niềm hạnh phúc của các thánh trên trời thì không có niềm hạnh phúc nào có thể so sánh được với niềm hạnh phúc của những người đang ở trong luyện ngục. Chúng ta phải khao khát niềm hạnh phúc này hơn là sợ hãi nó, vì ngọn lửa của luyện ngục là ngọn lửa của tình yêu vô tận...”.
Theo truyền thống Công Giáo, đặc biệt trong tháng 11 hàng năm, việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục luôn là nghĩa cử cao đẹp và đầy ý nghĩa nói lên sự hiệp thông giữa người sống và người chết. Mọi tín hữu được mời giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục bằng cách “dâng lời cầu khẩn, đặc biệt là Thánh lễ, và cả những việc bố thí, ân xá và những việc hãm mình để cầu cho họ”[3]. Đến lượt mình, chúng ta, những thụ tạo vốn yếu đuối và bất toàn, cũng chỉ dám ước mong được vào loại “hoả ngục có lối thoát” này. Đấy đã là một ân phúc lớn lao nhờ vào lòng thương xót bao la của Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Xuân Phúc
Bài cùng chuyên mục:
Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 243)
Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.
Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 304)
Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.
Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 395)
“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).
4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 400)
Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 452)
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,220)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.
Thiên Chúa yêu thích sự bé nhỏ (30/09/2024 05:53:57 - Xem: 1,111)
Sự bé nhỏ không phải là yếu kém hay bất lực, mà là sự nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta “có”, chúng ta “là”, đều phụ thuộc vào Thiên Chúa.
Nếu không Công giáo thì là gì? (24/09/2024 06:30:56 - Xem: 375)
Trong Giáo hội Công giáo, ta tìm thấy một chuẩn mực của sự cân bằng. Trên phương diện này, không đâu sánh bằng Giáo hội. Tội lỗi được đền tạ bằng sự tha thứ. Hình phạt được dịu đi bởi lòng thương xót.
Đức khó nghèo đem chúng ta đến gần Thiên Chúa (19/09/2024 08:40:16 - Xem: 427)
Những người nghèo khó về mặt vật chất dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc tinh thần của họ vào Chúa hơn vì chính thực tại của họ luôn nói cho họ về những nhu cầu thiêng liêng.
Đừng để ngày sống qua đi mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi (10/09/2024 08:03:34 - Xem: 554)
Đừng để ngày sống qua đi, mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi. Bạn hãy trao bảy nụ cười có Chúa đến với những anh chị em bạn gặp hôm nay!
-
Nền tảng thần học về Luyện ngục
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người...
-
Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024
Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 31 TN năm B - 2024
Ta không thể gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa trong tâm tưởng hay trong ước muốn, mà là nơi chính tha nhân, nơi những hành động cụ thể trong...
-
Hướng về các linh hồn đã khuất
“Linh hồn là cái làm cho ta thành một con người. Nó là nguyên lý linh thiêng của sự sống, và là cái sâu thẳm nhất trong con người.” (Sách...
-
Các Thánh – Họ là ai?
Các vị thánh đã thật sự gạt bỏ được mọi dính bén hồng trần, nên chẳng quan tâm đến chuyện mình được tôn vinh hay không. Chẳng một vị thánh...
-
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa...
-
Hội Thánh dạy “Nên Thánh” cách nào?
Được trở nên nghĩa thiết và bạn hữu của Thiên Chúa là một điều gì đó muôn trùng siêu vượt trên chúng ta. Chúng ta không thể mua nó bằng...
-
Ba-ti-mê, mù rồi lại sáng
Hôm nay vẫn có người ngắm bầu trời xanh, thấy ánh trăng vằng vặc nhưng chẳng nhận thấy quyền năng Chúa ; có người nhìn thấy nhan nhản người...
-
Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học
Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ
Làm sao để tiếng nói của người trẻ được quan tâm và được tạo điều kiện học hỏi và phát triển trong môi trường đức tin ạ?
-
Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...