Tự tử và những hiểu lầm của chúng ta
- In trang này
- Lượt xem: 3,020
- Ngày đăng: 05/07/2022 08:39:38
TỰ TỬ VÀ NHỮNG HIỂU LẦM CỦA CHÚNG TA
Tự tử thật sự là một cách chết kinh khủng, nhưng chúng ta phải hiểu, ít ra trong hầu hết trường hợp, nó là một căn bệnh, một sự sụp đổ của hệ miễn dịch cảm xúc.
Nhà văn Margaret Atwood từng viết, đôi khi có những chuyện cần được nói ra, nói đi, nói lại cho đến khi không cần phải nói nữa. Chính vì thế mà hàng năm tôi đều viết bài về tự tử, chủ yếu là để nói đi nói lại một điều. Tôi hy vọng, như lời nhắn trong chiếc chai thả ra biển, thông điệp nhỏ của tôi sẽ đến được với ai đang cần khuây khỏa sau khi mất một người thân yêu vì tự tử.
Vậy điều gì cần được nói, và nói đi nói lại, về tự tử? Có bốn điều.
Thứ nhất, nó là một căn bệnh và có lẽ là căn bệnh khó hiểu nhất. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng nếu người tự gây ra cái chết của mình, thì nó là chuyện tự nguyện với suy nghĩ rằng cái chết do bệnh tật hoặc tai nạn thì không phải thế. Nhưng trong hầu hết các vụ tự tử, chuyện không phải như thế. Một người chết vì tự tử, cũng như người bị bệnh nan y hoặc gặp tai nạn chết người, không chết do lựa chọn của họ. Khi người ta chết vì đau tim, đột quỵ, ung thư, AIDS và tai nạn, là họ chết trái với ý họ. Với tự tử cũng thế, trừ một chuyện, tự tử là cơn bộc phát cảm xúc hơn là thể lý, một cơn đột quỵ về cảm xúc, một khối ung thư về cảm xúc, một sự sụp đổ của hệ miễn dịch cảm xúc, một tai nạn chí tử của cảm xúc.
Và đây không phải là cách nói ẩn dụ. Có nhiều loại đau tim, đột quỵ, ung thư, sụp đổ hệ miễn dịch, và tai nạn chết người. Tuy nhiên, chúng có cùng một tác động, chúng đều tước đoạt mạng sống của người nào đó trái với ý muốn của họ. Không ai chết vì tự tử mà thật sự muốn chết cả. Người đó chỉ muốn kết thúc nỗi đau không thể chịu đựng thêm nữa, cũng như một người nhảy ra khỏi tòa nhà đang cháy vì họ đã bị bắt lửa như cây đuốc sống.
Thứ hai, chúng ta không nên lo lắng quá mức về sự cứu rỗi đời đời của người chết vì tự tử, không nên tin rằng tự tử là hành động tuyệt vọng tận cùng và là điều mà Thiên Chúa sẽ không tha thứ. Chắc chắn Thiên Chúa thông hiểu hơn chúng ta vô hạn, tấm lòng của Chúa an toàn và êm ái hơn chúng ta vô hạn. Chúng ta hình dung một bà mẹ vừa sinh con, lần đầu tiên ôm con vào lòng. Tôi tin rằng đó chính là hình ảnh chính xác nhất để hình dung một nạn nhân của tự tử (hầu hết là một linh hồn quá nhạy cảm) sẽ được đón nhận vào đời sau. Thiên Chúa thông hiểu, yêu thương và trìu mến vô cùng vô tận. Chúng ta không nên lo lắng về số phận của bất kỳ ai đã rời thế giới này một cách trung thực, quá đỗi nhạy cảm, ân cần, quá đỗi kiệt quệ và bị sụp đổ về mặt cảm xúc. Thiên Chúa yêu thương đặc biệt những con người tan nát.
Tuy nhiên, dù biết mọi chyện này nhưng không nhất thiết chúng ta không còn đau đớn (hay có khi giận dữ) vì mất người thân yêu do tự tử, nhưng đức tin và sự thông hiểu không phải để xóa bỏ nỗi đau cho bằng cho chúng ta hy vọng, hình dung và nâng đỡ khi bước đi trong nỗi đau.
Thứ ba, chúng ta không nên hành hạ bản thân khi băn khoăn liệu mình đã đánh mất người thân yêu nào vào thời điểm nào: “Có việc gì đáng ra mình phải làm? Mình đã phụ lòng người ấy lúc nào? Giá mà mình ở đó? Giá như…” Lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ bị ám ảnh với suy nghĩ, “Giá như mình ở đó vào đúng lúc đó”. Hiếm khi chuyện này tạo nên khác biệt gì. Thật vậy, hầu như chúng ta đều không ở đó vì người đó không muốn chúng ta ở đó. Người đó đã chọn thời điểm, địa điểm và phương thức sao cho chúng ta không thể làm được gì. Có lẽ chính xác hơn, tự tử là căn bệnh chọn nạn nhân theo cách làm sao để loại trừ những người khác và loại trừ sự quan tâm của họ. Đây không phải là cái cớ cho sự thờ ơ, thiếu nhạy cảm, nhất là với những người đang gặp trầm cảm nghiêm trọng, nhưng nó nên là một khẳng định lành mạnh để bác bỏ cảm giác tội lỗi và băn khoăn vô ích.
Chúng ta là con người, chúng ta không phải là Thiên Chúa. Con người luôn chết vì bệnh tật và tai nạn và đôi khi tình yêu và sự quan tâm của cả thế giới cũng không ngăn nổi cái chết. Tình yêu, với mọi sức mạnh của nó, đôi khi cũng bất lực trước một căn bệnh nan y.
Thứ tư, khi mất một người thân yêu vì tự tử, một trong những nhiệm vụ của chúng ta là hành động để chuộc lại ký ức về người đó, cụ thể là nhìn cuộc sống của người đó với một quan điểm không bị hoen ố vì tự tử.
Một phản ứng nhân văn và có đức tin với chuyện tự tử, không nên là kinh hoàng sợ hãi cho sự cứu rỗi đời đời của nạn nhân, hay băn khoăn không biết mình đã phụ lòng họ khi nào, hay cứ cảnh giác đề phòng mỗi khi nhắc đến họ. Tự tử thật sự là một cách chết kinh khủng, nhưng chúng ta phải hiểu, ít ra trong hầu hết trường hợp, nó là một căn bệnh, một sự sụp đổ của hệ miễn dịch cảm xúc. Trong hầu hết, chúng ta phải tin tưởng Thiên Chúa, tin tưởng sự tốt lành, thông hiểu của Ngài, tin tưởng sức mạnh trỗi dậy từ địa ngục và sức mạnh của Ngài có thể biến đổi mọi sự nên đúng đắn, kể cả với tự tử.
Ronald Rolheiser,
J.B. Thái Hòa dịch
Bài cùng chuyên mục:

Chứng biếng ăn tâm thần (25/09/2023 08:02:01 - Xem: 237)
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho người khác. Bạn cảm thấy thiếu tình thương ư ?

Bệnh sĩ (16/09/2023 15:48:30 - Xem: 443)
Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và hiệp hành thực tế.

Yêu và sống theo con đường, sự thật và sự sống (13/09/2023 06:03:42 - Xem: 233)
Nếu chúng ta muốn trở nên giống Chúa Kitô, chúng ta phải sống với Ngài bằng cách để Ngài sống trong chúng ta.

Ngay cả các thánh cũng phải vượt thắng sự ngờ vực (03/09/2023 13:59:54 - Xem: 243)
Ngờ vực không phải là một tội khi nó dẫn chúng ta đến đức tin lớn lao hơn; một cuộc đấu tranh chân thành với sự thật có thể dẫn đến một sự dấn thân mạnh mẽ...

Năm bước hướng tới sự chữa lành tâm linh (28/08/2023 10:14:39 - Xem: 370)
Dựa trên hành trình hướng tới sự chữa lành của chính mình, sau đây là 5 bước đã giúp tôi tìm thấy sự tự do và bình an nội tâm thực sự.

Làm thế nào phân định sứ mạng của mình trong Giáo xứ? (23/08/2023 07:42:40 - Xem: 405)
Tôi có thể làm gì thực sự hữu ích? Tôi có phần nào trong vườn nho của Chúa để sinh hoa trái? Tôi phải phục vụ ở đâu?

Bạn nên cầu nguyện bao lâu sau khi rước lễ? (15/08/2023 07:40:26 - Xem: 413)
Nhiều vị thánh gợi ý nên dành một khoảng thời gian dài để cầu nguyện sau khi rước lễ trong Thánh lễ.

'Đánh hội đồng' hoa hậu, á hậu trên mạng, quá đà rồi! (10/08/2023 07:09:23 - Xem: 1,301)
Những ồn ào xoay quanh hoa hậu và á hậu cũng đến lúc nên dừng lại. Những kiểu 'ném đá tập thể' liên quan vụ này cho thấy thực trạng công kích người khác đã đi quá đà.

Thái độ trước những trái ý (24/07/2023 07:19:20 - Xem: 722)
Thái độ tích cực là thái độ của người biết khôn ngoan nhận định sự việc, nghĩa là biết nhìn nhận lý luận và lập trường của người khác, biết lắng nghe với tâm hồn cởi mở.

Đối mặt với nỗi buồn của linh mục khi nghỉ hưu (21/07/2023 07:36:43 - Xem: 1,058)
Các linh mục trở thành một vấn đề nào đó mà các chuyên gia hay nhắc đến khi đề cập đến sự đau buồn.
-
Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.
-
Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.
-
Những mối quan hệ chưa trọn
Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 100 - Bình an nội tâm
Bình an không đong đếm bằng những thành công, thành tựu, hay những điều ta đạt được trong cuộc sống.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình...
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ