Trói buộc và tháo cởi(2)
- In trang này
- Lượt xem: 1,120
- Ngày đăng: 03/04/2023 10:37:22
TRÓI BUỘC VÀ THÁO CỞI
Chúng ta trói buộc bạn khi từ chối tán thành người đó gian lận trong kinh doanh để kiếm thêm tiền. Một người bạn trói buộc chúng ta khi từ chối ủng hộ những thỏa hiệp đạo đức của ta.
Dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy. Những lời này của Chúa Giêsu không chỉ áp dụng cho những ai được phong chức thánh và ban bí tích hòa giải, mà còn cho bất kỳ ai ở trong thân thể Chúa Kitô. Tất cả chúng ta đều có năng lực trói buộc và tháo cởi.
Năng lực này là gì? Chúng ta trói buộc và tháo cởi cho nhau trên đời này theo cách hướng đến thiên đàng như thế nào?
Một phần của chuyện này khá dễ giải thích. Tôi xin đưa ra một ví dụ: Nếu bạn là một phần trong Thân thể Chúa Kitô và bạn tha thứ cho ai đó thì Chúa Kitô tha thứ cho người đó và người đó được giải phóng khỏi tội. Như thế, nếu bạn, như một phần của Thân thể Chúa Kitô, tha thứ cho ai đó và vẫn liên kết với người đó, thì người đó được liên kết với Thân thể Chúa Kitô và qua bạn, người đó được chạm đến vạt áo Chúa Kitô, dù cho người đó có thể hiện rõ ràng như vậy hay không. Và đó là một trong những tặng vật vô giá được ban cho chúng ta trong sự nhập thể.
Nhưng còn ngược lại thì sao? Cứ cho là tôi từ chối tha thứ cho ai đó đã làm tổn thương tôi, cứ cho là tôi ôm mối thù và không chịu quên đi việc sai trái mà người đó làm với tôi, vậy là tôi trói buộc người đó vào tội lỗi sao? Thiên Chúa cũng từ chối tha thứ và quên đi, vì tôi từ chối tha thứ và quên đi sao? Thân thể Chúa Kitô hoạt động như thế nào về phần “trói buộc” trong năng lực mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta?
Đây là một câu hỏi khó, dù cho một vài điểm phân biệt sơ bộ có thể soi rọi vấn đề này thêm đôi chút.
Đầu tiên, lôgic của ân sủng, vốn cũng là lôgic của tình yêu – chỉ hoạt động một chiều. Trong ân sủng, cũng như trong tình yêu, chúng ta có thể được trao tặng nhiều hơn những gì chúng ta xứng đáng, nhưng ngược lại thì không. Phép tính về ân sủng không xứng đáng chỉ hoạt động một chiều. Tình yêu có thể cho bạn nhiều hơn những gì bạn xứng đáng, nhưng tình yêu không thể trừng phạt bạn nhiều hơn những gì bạn đáng nhận. Thiên Chúa cho chúng ta năng lực giải thoát cho nhau, nhưng không phải tương đương với năng lực trói buộc nhau.
Thứ hai, như tác giả C.S. Lewis nói, trong đời này, địa ngục có thể uy hiếp thiên đàng, nhưng trong đời sau thì không. Do đó, dù chúng ta có thể trói buộc nhau về mặt tâm lý và tình cảm ở đời này, nhưng Thiên Chúa không phê chuẩn những hành động này.
Khi trói buộc nhau ở đời này bằng cách từ chối tha thứ cho nhau, thì sự từ chối tha thứ đó không ràng buộc Thiên Chúa phải hành động như thế. Đơn giản là khi tôi ôm mối hận với ai đó đã xử tệ với tôi, liên tục làm cho người đó biết, họ đã làm sai, là tôi đang trói buộc người đó với tội của họ, nhưng Thiên Chúa không tán thành việc đó. Thiên đàng sẽ không đi theo sự uy hiếp về mặt tình cảm của tôi.
Nhưng những sự phân biệt này chỉ đem lại một nền tảng để hiểu vấn đề này. Vậy trói buộc một người nghĩa là gì?
Năng lực trói buộc và tháo cởi của người tín hữu kitô là năng lực trói buộc và tháo cởi trong lương tâm, trong chân lý, trong sự tốt lành và trong yêu thương. Khi tôi từ chối tha thứ cho người khác, khi tôi ôm mối hận, là tôi không hành động như Thân thể Chúa Kitô hay tác nhân của ân sủng, mà như vòng xoáy trong móc xích tội lỗi và bất lực mà Chúa Kitô cố gắng phá bỏ. Khi hành động như thế thì chính tôi mới cần được tháo cởi khỏi tội lỗi, vì tôi đang hành động đối nghịch với ân sủng. Việc tôi không tha thứ có lẽ trói buộc người kia về mặt tình cảm, giữ chặt người đó với tội của mình, nhưng nó cũng là phản đề với năng lực mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta.
Theo Kinh Thánh, chúng ta trói buộc nhau, khi trong tình yêu, chúng ta từ chối thỏa hiệp về sự thật và khi chúng ta từ chối cho người kia sự tự do giả tạo để đưa ra những lựa chọn sai lầm. Ví dụ như, cha mẹ trói buộc con cái, khi vì tình yêu mà để con cái lờ đi các giáo huấn của Chúa Kitô về hôn nhân và tình dục. Chúng ta trói buộc bạn khi từ chối tán thành người đó gian lận trong kinh doanh để kiếm thêm tiền. Một người bạn trói buộc chúng ta khi từ chối ủng hộ những thỏa hiệp đạo đức của ta.
Trong vở kịch Người của mọi thời (A Man for All Seasons) của Robert Bolt, vua Henry VIII đã nài xin thánh Thomas More chúc phúc cho cuộc hôn nhân của ông với bà Anne Boleyn. Henry đã viện đến tình bạn giữa hai người, viện đến tình người và cố ép Thomas khi nói rằng, việc ngài từ chối tán thành chính là hành động nhỏ nhen và kiêu ngạo. Nhưng Thomas vẫn từ chối tán thành. Ngài đã trói buộc Henry vào lương tâm và Henry biết mình bị trói buộc. Cuối cùng, ông đã giết Thánh Thomas vì từ chối thỏa hiệp và không chịu chấp thuận tháo cởi cho ông.
Từ khi Thiên Chúa mặc lấy xác phạm cụ thể, ân sủng đã có một chiều kích con người hữu hình. Thiên đàng đang quan sát thế gian, và đang nhận lấy những gì tốt đẹp nhất mà chúng ta làm ở đây, nhưng không bị trói buộc bởi những gì xấu xa mà chúng ta làm ở đây.
Ronald Rolheiser,
J.B. Thái Hòa dịch
Bài cùng chuyên mục:
Kinh Tin Kính phổ quát (21/11/2024 09:31:48 - Xem: 93)
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội của chúng ta và bên ngoài các khuôn khổ đức tin rõ ràng.
Linh hướng là gì? (18/11/2024 09:05:58 - Xem: 322)
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người tu sĩ, chủng sinh hoặc linh mục đều nên có một người linh hướng để trở nên giống Chúa Kitô hơn.
Suy nghĩ nhẹ nhàng hơn về một chủ đề nặng nề (15/11/2024 08:54:27 - Xem: 183)
Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng, với tình yêu và với lòng nhân từ của Chúa mà chúng ta tin tưởng, chỉ có lựa chọn thứ hai là hạnh phúc đang chờ chúng ta.
Bản giao hưởng dang dở (12/11/2024 08:25:17 - Xem: 270)
Trong mọi thỏa mãn, đều có ý thức về giới hạn. Phía sau nụ cười là giọt nước mắt. Trong mọi vòng tay ôm, vẫn có cô đơn. Trong mọi tình bạn, vẫn có ngăn cách”.
Khi nào sợ hãi là lành mạnh? (03/11/2024 08:16:10 - Xem: 268)
Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta.
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu (29/10/2024 07:58:01 - Xem: 231)
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa Giêsu trong ngày phán xét khi Ngài hỏi vì sao chúng ta không tiếp đón Ngài lúc Ngài ở trong hình hài người tị nạn?
Bỏ lại sự nô dịch và pharaô (20/10/2024 08:36:08 - Xem: 276)
Pharaô nào đang giam cầm tôi? Một hình ảnh xấu về mình? Hoang tưởng? Nỗi sợ? Một vết thương nào đó? Tổn thương? Chứng nghiện? Tôi có thể đi với Chúa Kitô đến một nơi mới không còn sự nô lệ này nữa không?
Giàu có, nhưng tất bật (10/10/2024 08:24:58 - Xem: 442)
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại (05/10/2024 08:30:52 - Xem: 417)
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn và bất ổn, thì đó là những gì chúng ta sẽ để lại, và sẽ luôn là một phần di sản của chúng ta.
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống (01/10/2024 07:00:39 - Xem: 850)
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối những tương quan.
-
+ Chúa Nhật 24/11/2024 – CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. – Vua Giêsu.
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ.
- Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
- Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo....
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất