Thứ Bảy 17/07/2021 – Thứ Bảy tuần 15 thường niên. – Người tôi tớ hiền lành và khiêm tốn.
- In trang này
- Lượt xem: 8,892
- Ngày đăng: 16/07/2021 11:00:00
Người tôi tớ hiền lành và khiêm tốn.
17/07 – Thứ Bảy tuần 15 thường niên.
"Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời đã phán".
Lời Chúa: Mt 12, 14-21
Khi ấy, các người biệt phái đi ra ngoài, bàn mưu kế chống lại Chúa Giêsu để hãm hại Người. Biết thế, Chúa Giêsu rời bỏ nơi ấy. Có nhiều kẻ đi theo Người, và ai có bệnh, đều được Người chữa lành. Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã chép rằng:
"Này là tôi tớ Ta đã chọn, là người Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Ta sẽ cho Thần trí ngự trên Người. Người sẽ rao giảng sự công chính cho dân ngoại. Người không cãi cọ hay dức lác, và không ai nghe tiếng Người ngoài đường phố. Người không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói, cho đến lúc Người khiến sự công minh được toàn thắng. Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Người".
* Đọc GIỜ KINH PHỤNG VỤ link CGKPV
Suy Niệm 1: Hài lòng về Người
Suy niệm:
Chúng ta đã từng thấy một Đức Giêsu đầy uy quyền
trong Bài Giảng trên núi và trong các phép lạ (Mt 6-9).
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy một Đức Giêsu ở vào thế yếu.
Khi biết nhóm Pharisêu tìm cách giết mình thì Ngài lánh đi (c. 15).
Ngài đã lánh đi nhiều lần khi gặp chống đối và đe dọa.
Ngài lánh đi khi nghe tin Gioan bị nộp, rồi bị giết (Mt 4, 12; 14, 13).
Đức Giêsu không đối đầu với kẻ bách hại như Ngài đã dạy môn đệ (Mt 10, 23).
Ngài chỉ đón lấy cái chết khi Cha muốn.
Đức Giêsu có tiếng tăm nhưng cũng rất âm thầm.
Ngài chữa bệnh cho đám đông theo Ngài, nhưng lại muốn giữ kín (c. 16).
Ngài không muốn những phô trương rầm rộ, những biểu dương hoành tráng.
Đây là chọn lựa của Ngài ngay từ đầu sứ vụ
khi Ngài từ chối không nhảy xuống từ nóc đền thờ để người ta vỗ tay.
Và Ngài đã sống sự âm thầm này đến cuối đời
khi Ngài không bước xuống khỏi thập giá để được kẻ thù tin kính.
Sự phục sinh của Ngài có thể nói cũng là chuyện âm thầm,
vì Ngài chỉ hiện ra với các môn đệ của Ngài (1 Cr 15, 5-8).
Ngài chẳng hiện ra để đòi mạng Philatô, Caipha, Hêrốt…
Giáo hội nhỏ bé của Ngài cũng đã âm thầm lớn lên sau hai mươi thế kỷ.
Giáo hội này vẫn từ chối dùng quyền lực và bạo lực để xây dựng Nước Trời.
Các Kitô hữu đầu tiên đã thấy khuôn mặt người Tôi Trung nơi Đức Giêsu.
Đức Giêsu đã làm trọn từng nét của người Tôi Trung này (Is 42, 1-4).
Đây là người được Thiên Chúa yêu mến, tuyển chọn và hài lòng,
là người có Thần Khí Thiên Chúa, để được sai đến với muôn dân.
Người Tôi Trung này sẽ loan báo công lý trước muôn dân,
và sẽ đưa công lý đến toàn thắng (c. 20).
Tuy nhiên việc loan báo của người Tôi Trung này lại không ồn ào.
“Người sẽ không cãi vã, không kêu to,
chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường” (c. 19).
Đức Giêsu đã loan báo Tin Mừng như một lời mời gọi.
Ngài không dùng quyền năng Cha ban để đe dọa hay làm hại ai,
nhưng để phục vụ mọi người trong âm thầm và khiêm hạ.
Không bẻ gẫy cây lau bị giập, không làm tắt tim đèn leo lét (c. 20).
Nâng niu những gì còn có chút hy vọng,
gìn giữ những sự sống mong manh và khơi dậy những thiện chí còn ẩn giấu.
Đó là điều Đức Giêsu vẫn làm khi đến với những người bị loại trừ,
những tội nhân và người thu thuế.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhắn nhủ các Đức Giám mục Việt Nam
trong buổi triều yết ngày 27-6-2009 như sau:
“Trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau,
chỉ mong Giáo hội có thể góp phần xứng đáng vào sinh hoạt quốc gia,
vào việc phục vụ tất cả người dân.”
Xin cho chúng ta biết sống phục vụ như người Tôi Trung Giêsu
để “xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng.”
Cầu nguyện:
Lạy Thầy Giêsu,
Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất
trong tương quan giữa Thầy với Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông đúc.
Xin cho chúng con
luôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em
cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên
làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người tôi tớ,
rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá.
Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầy
Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầy
và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Suy Niệm 2 Niềm hy vọng cho muôn dân
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Từ khi có xã hội loài người chưa có ngày nào không có chiến tranh. Hòa bình luôn là một khao khát không bao giờ đạt tới. Xây dựng hòa bình đường như là một công việc vô ích làm nản lòng những tâm hồn thiện chí nhất. Tại sao con người mơ ước hòa bình nhưng không bao giờ đạt tới hòa bình? Thưa vì con người chưa đạt tới công lý. Con người cư xử với nhau theo thú tính. Kẻ mạnh hiếp kẻ yếu. Cá lớn nuốt cá bé. Ai cũng muốn chiếm đoạt của cải thật nhiều. Ai cũng muốn thống trị người khác. Thú tính được tự tung tự tác khi ta có sức mạnh.
Người Ai cập có sức mạnh liền bắt người Do thái làm nô lệ cho mình. Hơn nửa triệu người Do thái làm nô lệ đã đem lại biết bao lợi ích kinh tế cho người Ai cập. Nghe thấy tiếng rên siết của người Do thái bị áp bức bóc lột, Chúa đã ra tay giải thoát họ. Phải có sức mạnh vô biên của Chúa, người Ai cập mới chịu để người Do thái ra đi (năm lẻ).
Thời Mi-ka cũng xảy ra như vậy. Những người có quyền bính trong tay “muốn cánh đồng nào là chúng cướp lấy, muốn ngôi nhà nào là chúng chiếm đoạt. chúng bắt giữ cả chủ lẫn nhà, cả người lẫn gia nghiệp”. Và tiên tri cho biết Chúa sẽ ra tay để đem lại công lý (năm chẵn).
Thời Chúa Giê-su xuất hiện là thời Chúa thực hiện lời hứa. Là Thiên Chúa quyền năng vô biên làm nên những phép lạ cả thể. Nhưng Chúa không dùng quyền năng để phục vụ quyền lợi cá nhân. Trái lại Người dùng quyền năng để phục vụ con người. Tất cả những ai đau yếu bệnh tật đều được Người chữa lành. Tất cả những người tội lỗi đều được tha thứ. Tất cả những người bị hất hủi đều được yêu thương.
Chúa không dùng quyền năng để áp bức bóc lột. Chúa không giết chết, nhưng cứu sống. Chúa không đè bẹp, nhưng nâng dậy con người. Chúa không dìm xuống, nhưng nâng những người bé nhỏ lên. Như Isaia đã tiên báo: “Cây lau bị giập, Ngươi không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi”.
Như thế Người đưa công lý đến toàn thắng không bằng quyền uy thống trị, sức mạnh đàn áp. Nhưng bằng cúi xuống yêu thương phục vụ. Phục hồi những gì tàn tạ. Chữa lành những ai đau yếu. Và hồi sinh những người thoi thóp. Đó chính là niềm hi vọng lớn lao cho muôn dân. Vì công lý sẽ tràn lan khắp địa cầu.
Suy Niệm 3: Người Tôi Trung Hiền Lành
Chúa Giêsu biết rõ những người Biệt Phái ghen ghép và mưu hại Ngài, Ngài đã kín đáo rời khỏi miền Galilê để tiếp tục sứ mệnh của Ngài tại nhiều nơi khác, Ngài còn cấm những kẻ theo Ngài không được tiết lộ cho thiên hạ biết Ngài là ai. Thánh Mátthêu đã nhận ra trong sự kiện này lời tiên tri Isaia đã ứng nghiệm, như được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay.
Ðấng Thiên Sai là Con Thiên Chúa. Thần Khí Thiên Chúa luôn ngự trên Ngài, nhưng theo lời tiên tri Isaia, khi Ngài xuất hiện thì đây là dấu để nhận ra Ngài; một con người hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng, Ngài không cãi vả, không la lối, Ngài không bẻ gẫy cây sậy đã dập, không dập tắt tim đèn còn khói. Ðó chính là lòng nhân từ kiên nhẫn, xót thương của Chúa. Nhưng Ngài hiền lành không phải để buông xuôi, mà là để thâm nhập tâm hồn con người, cho đến lúc sự công chính được toàn thắng và muôn dân nước đều hy vọng vào Ngài.
Thật ra, trong suốt cuộc sống tại thế và cho đến hôm nay, Chúa Giêsu vẫn kiên nhẫn chờ đợi với hy vọng mọi người trở về với Ngài để được cứu thoát. Chẳng hạn với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, một thứ tội phải bị ném đá, Chúa Giêsu chỉ nói: "Tôi cũng không kết án chị, chị hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa". Ngài luôn quả quyết: "Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi ăn năn trở lại", và thực tế, Ngài đã chữa lành những kẻ bị coi là tội lỗi và bị xã hội ruồng bỏ.
Lời Chúa hôm nay một lần nữa cho thấy ơn cứu rỗi ở tầm tay chúng ta: được cứu rỗi hay không là do chúng ta, vì Chúa vẫn kiên nhẫn và ban ơn đầy đủ, chỉ cần chúng ta thành tâm trở về với Ngài. Người trộm lành chỉ trong giây phút hướng tâm hồn về Chúa và tin tưởng nơi Ngài, đã được Chúa hứa cho ở trên Thiên Ðàng với Chúa ngay hôm đó. Còn Giuđa đã thất vọng đến chỗ tự vẫn, thì đó là dấu chưa hiểu lòng Chúa thương yêu bao la đến mức nào.
Xin Chúa cho chúng ta thấu hiểu lòng Chúa luôn yêu thương kiên nhẫn chờ đợi chúng ta. Xin cho chúng ta hết lòng trở về với Chúa để được ơn cứu độ.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 4: Làm Chứng Cho Sự Thật (Mt 12,12-21)
Chúng ta có thể nhận ra hai phần khá rõ của đoạn Tin Mừng trên. Phần một tóm lược cuộc đời của Chúa Giêsu, nhất là về những hành động chữa lành các bệnh nhân như dấu chỉ Nước Chúa ngự đến. Và phần thứ hai là một đoạn trích từ sách Ngôn sứ Isaia chương 42, 1-4, nói về dung mạo người tôi tớ của Giavê Thiên Chúa được áp dụng cho chính Chúa Giêsu. Khi tóm lược về những việc làm của Chúa Giêsu, đoạn Phúc Âm hôm nay nhấn mạnh đến hai chi tiết: một bên là những người Pharisiêu chống đối Chúa họp nhau lại để tìm cách bắt Ngài, trong khi đó thì dân chúng lại theo Chúa rất đông và những người bệnh được chữa lành.
Bị chống đối nơi này, Chúa Giêsu đi nơi khác và tiếp tục sứ mạng của Người. Chúa không ngừng thi ân, mặc dù có những kẻ khước từ không nhìn nhận những ân ban đó. Rồi nơi những lời trích từ sách Ngôn sứ Isaia, nói về người tôi tớ hiền lành của Thiên Chúa được áp dụng cho Chúa Giêsu Kitô, chúng ta có thể lưu ý đến những lời nói về Chúa Giêsu như là kẻ luôn trung thành làm chứng cho sự thật: "Ta sẽ đặt Thánh Linh của Ta trên Người, và Người sẽ rao giảng sự thật cho các ông. Người sẽ không cãi cọ, không có những hành động bạo lực. Cây sậy đã giập, Người không bẻ đi. Cho đến khi Người đem sự thật đến chỗ toàn thắng".
Rao giảng sự thật và đem sự thật đến chỗ toàn thắng, đó là lời tóm gọn đủ và đúng cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần gian này. Sau này, trước mặt quan Philatô xử án Chúa, thì Chúa Giêsu cũng đã mạnh mẽ chấp nhận: "Ta sinh ra trên trần gian là để làm chứng cho sự thật. Ai hành động theo sự thật thì nghe theo Ta". Chúa Giêsu cương quyết làm chứng cho sự thật, nhưng với công thức hiền lành, với tình thương nhân từ, biết thông cảm và nâng dậy những ai lạc bước như chủ chăn nhân từ đi tìm con chiên lạc.
Là đồ đệ của Chúa, mỗi người được mời gọi theo gương Chúa làm chứng cho sự thật giữa anh chị em, nhưng làm chứng với một tâm hồn tràn đầy tình yêu thương và diệu hiền.
Lạy Chúa, Xin dạy con sống noi gương Chúa làm kẻ phục vụ anh chị em hết tình thương mến, nhân hậu và thông cảm.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 5: Bất Bạo Lực
Đây là người tôi trung Ta đã tuyển chọn,
Đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người.
Ta cho thần khí Ta ngự trên Người.
Người sẽ loan báo công lý trước mặt muôn dân.
Người sẽ không cãi vã, không kêu to,
Chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường.
Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gẫy,
Tim đèn leo lét. Chẳng nỡ tắt đi,
Cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng.
Và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người.” (Mt. 12, 18-21)
Người có khả năng cứu kẻ khác.
Bạn hãy đọc lại Kinh thánh cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, bạn sẽ nhận thầy điều này. Người được Thiên Chúa sai đến với con người để cứu họ, không phải là kẻ tàn bạo. Đó là một người hiền lành, một người nhân hậu. Người hùng mạnh, nhưng không bao giờ ỷ sức mạnh để ức hiếp, đàn áp đập tan. Người nhẫn nại, có khả năng chịu khổ, biết chịu đựng. Sức mạnh lớn lao của Người là yêu thương, cảm thông cho đi và tha thứ.
Con Người đã cứu loài người ấy tên là Giêsu. Để cứu vớt muôn người, Người đã không đả kích sự sống của ai, mà lại trao ban sự sống mình cho họ. Ta phải nhìn ngắm con người đó, phải tin tưởng vào Người, phải bắt chước Người.
Hãy giết chết bạo lực.
Mỗi ngày xã hội thời nay ngày càng trở nên tàn bạo, ngày càng có nhiều người nghĩ rằng chỉ có bạo lực. Thể lý hay tinh thần. Mới có thể duy trì được hòa bình, giải phóng người bị áp bức, đem lại quyền lợi cho những người bị tước mất. Họ đi sai đường rồi. Họ lầm lạc đáng thương. Bạo lực chỉ có thể sinh thêm bạo lực mà thôi.
Ta phải giết chết bạo lực. Phải lấy yêu thương, nhẫn nhịn và nhân hậu để thắng bạo lực. Phải học cho biết sự hiền hòa. Chỉ những sức mạnh đó, chứ không sức mạnh nào khác mới có thể cứu vớt con người.
Người có sức mạnh thật là người hiền từ. Kẻ bạo lực hóa ra lại là người yêu. Yêu thương dẫn đến sự sống, bạo lực đưa đến chết chóc. Khi gieo chết chóc cho người khác, người ta chỉ làm cho chết chóc thêm lên. Khi tự mình biết chết đi, ta gieo vãi sự sống. Chính những con người không dùng bạo lực mới cứu được thế giới này.
J.Y.G
Suy Niệm 6: ĐỨC GIÊSU, NGƯỜI TÔI TRUNG CỦA THIÊN CHÚA (Mt 12, 14-21)
Đoạn Tin Mừng này nằm trong bối cảnh Đức Giêsu chữa lành một người bại liệt, lần này xảy ra ngay giữa Hội Đường và lại vào đúng ngày Sabát. Vì thế, những người Pharisêu tính kế lập mưu để tìm cách giết Đức Giêsu.
Khi biết được ý định của họ, Đức Giêsu đã tìm cách để lánh đi nơi khác. Ngài cũng cấm không cho những kẻ theo mình tiết lộ điều gì liên quan đến Ngài. Sự tránh né này không phải vì sợ hay do nhát đảm hoặc yếu thế..., nhưng là để tránh đi sự hiểu lầm vì “giờ” của Ngài chưa tới. Đây cũng chính là thái độ của những người cao thượng lấy “nhu thắng cường, nhược thắng cương”.
Sang phần hai của bài Tin Mừng, thánh Mátthêu đã khéo léo khi giới thiệu Đức Giêsu như người Tôi Trung trong Cựu Ước mà tiên tri Isaia đã loan báo. Những đặc tính để nhận ra Ngài là: hiền lành và khiêm nhường, không cãi vã, không la lối. Ngài không bẻ gẫy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói.
Lời Chúa hôm nay muốn mời gọi chúng ta hãy sống yêu thương, nhân từ và kiên nhẫn. Không vì ghen tức mà tìm cách hại người khác chỉ vì việc tốt họ đã làm. Cũng không vì ích kỷ đến độ thấy người khác tốt lành hơn, nhân hậu hơn, làm được nhiều việc tốt hơn mà sinh lòng ác độc đối với anh chị em chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, hình ảnh Chúa hiền hậu, khiêm nhường và hết lòng yêu thương luôn là lời mời gọi cho chúng con noi theo. Xin Chúa cho chúng con trở nên những con người thánh thiện, luôn biết yêu thương người khác. Amen.
Ngọc Biển SSP
Suy Niệm 6: Lòng Chúa xót thương
(TGM Giuse Nguyễn Năng)
Sứ điệp: Thiên Chúa xót thương không nỡ bẻ gãy cây lau bị dập, không nỡ dập tắt tim đèn còn khói. Chúa thương ta cả khi ta đang lỗi lầm. Hãy tin cậy lòng Chúa xót thương.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa có lòng yêu thương con người đến kỳ lạ. Khi con sống tốt, Chúa thương con đã đành. Nhưng Chúa vẫn thương con và còn thương hơn, khi con đang yếu đuối phản bội Chúa.
Lúc con đang như cây sậy đã dập nát vì tội lỗi, Chúa không bỏ con nhưng còn săn sóc để con đứng dậy. Chúa nhờ bạn bè, anh chị em và nhất là các chủ chăn trong Giáo Hội để nhắc nhở hướng dẫn con. Đôi khi Chúa dùng cả những biến cố xảy đến trong đời để thức tỉnh con. Xin cho con biết đón nhận những săn sóc của Chúa.
Lúc con đang như tim đèn còn nghi ngút khói là lúc niềm tin con đang chao đảo với bao sóng gió cuộc đời, Chúa vẫn không bỏ con. Chúa dùng các phương thế trong Giáo Hội là Lời Chúa và các bí tích, Chúa dùng anh em, bạn bè và các bề trên của con để củng cố lại niềm tin cho con. Lại còn bao lời cầu nguyện của Giáo Hội vây bọc để đỡ nâng đức tin cho con. Xin cho con đừng mất lòng trông cậy vào Chúa.
Đứng trước lòng xót thương của Chúa đã dành cho con, con xin được vinh hạnh trở nên dụng cụ cho lòng Chúa xót thương.
Xin đừng để con theo tính tự nhiên mà xa tránh hoặc khinh thường những anh chị em đang lỡ lầm. Trái lại, xin cho con biết luôn cầu nguyện, biết thông cảm và giúp đỡ anh em đứng dậy. Amen.
Ghi nhớ: “Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời đã phán”.
Suy Niệm 7: Tin vào Thiên Chúa quan phòng dù đau khổ
(Lm Nguyễn Vinh Sơn SCJ)
Câu chuyện
Kế hoạch Phân Sáp được vua Tự Đức cho thi hành vào năm 1851 và 1856, gồm bốn mặt:
- Mặt thứ nhất, không cho người công giáo ở trong làng công giáo của mình, nhưng phải đến ở trong các làng bên lương.
- Mặt thứ hai, mỗi người công giáo phải bị năm người lương canh giữ cẩn mật.
- Mặt thứ ba, các làng công giáo bị phá hủy, của cải ruộng đất của người công giáo bị tịch thu và giao vào tay những người bên lương, những người này sử dụng và nộp thuế lại cho Nhà nước.
- Mặt thứ bốn, không cho người đàn ông công giáo ở một nơi với người đàn bà công giáo, không cho vợ chồng công giáo ở với nhau, mỗi người phải đi ở một nơi xa nhau, con cái của người công giáo thì phải để cho gia đình người lương nuôi.
Đây là một kế hoạch nhằm tiêu diệt Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhưng bàn tay Chúa dẫn đưa lạ lùng: Giáo hội Công giáo Việt Nam đến hôm nay vẫn còn lớn mạnh và phát triển không ngừng.
Suy niệm
Trong sứ mạng của Đấng Thiên Sai, Chúa Giêsu luôn gặp sự chống đối đó là hình ảnh báo trước mầu nhiệm thập giá đỉnh cao của sứ vụ cứu độ. Chúa Giêsu nhắc đến lời ngôn sứ Isaia về Người Tôi Tớ của Thiên Chúa: Người Tôi Tớ được Chúa yêu thương, ban Thần Khí xuống trên Ngài để Ngài đem Tin Mừng cứu độ đến cho toàn dân. Ngài hiền lành khiêm tốn, âm thầm và đầy tình xót thương. Ngài bị sát tế vì để cứu độ con người. Người Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa là hình ảnh tiên báo về Ðức Giêsu - Con Thiên Chúa.
Ðức Giêsu tiên báo cuộc thương khó ứng với lời ngôn sứ Isaia đã viết về Con Người sẽ được hoàn tất (x. Lc 18,31). Sau này các tông đồ khẳng định Chúa Giêsu như chiên bị đem đi sát tế (Cv 8,32), Người Tôi Tớ hiền từ chịu chết cho nhân loại mà ngôn sứ Isaia loan báo... (1Pr 2,22-23).
Trong kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng Thiên Sai phải chịu khổ nhục như người tôi tớ đau khổ. Tất cả biểu lộ bằng thập giá và thập giá trở nên khí cụ cứu độ mà Chúa Kitô dùng và đường thập giá là đường cứu độ đưa ta vào sự sống như trong Kinh Tiền Tụng Thương Khó, Giáo hội tuyên xưng: “Vì nhờ cuộc khổ nạn sinh ơn cứu độ của Con Chúa, toàn thế giới đã nhận biết phải tuyên xưng uy linh Chúa và nhờ quyền lực khôn tả của Thập giá, thế gian đã bị xét xử, và quyền năng của Ðấng chịu đóng đinh được toả sáng”.
Ngày hôm nay, từng giây phút trong cuộc đời, Đức Kitô vẫn là Người Tôi Tớ đau khổ đang cùng chúng ta vác thánh giá tiến về đồi Calvariô. Mọi sự đau khổ, mọi khốn khó, vấp ngã của con người đều nương trong thập giá với Người Tôi Tớ Thiên Chúa.
Ý lực sống:
Hãy vác thập giá mình hằng ngày (x. Lc 9,23).
Suy Niệm 8: Người tôi tớ của Thiên Chúa (Mt 12,14-21)
(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)
Tiên tri Isaia tuyên sấm về Người tôi tớ của Thiên Chúa, Người tôi tớ được Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa ban Thần khí xuống trên Người, để Ngài đem Tin mừng cứu độ đến cho toàn dân. Người tôi tớ này hiền lành, khiêm nhường, âm thầm và đầy tình xót thương. Đây chính là hình ảnh tiên báo về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Người đã bị sát tế vì phần rỗi nhân loại. Người không muốn bị mất bất cứ ai nên đã sống với con người, dạy dỗ, giúp đỡ và dùng chính Thịt Máu mình để làm chứng cho tình yêu của Người đối với nhân loại.
Chúa Giêsu biết rõ những người biệt phái ghen ghét và mưu hại Ngài, Ngài đã kín đáo rời khỏi miền Galilê để tiếp tục sứ mệnh của Ngài tại nhiều nơi khác. Ngài còn cấm những kẻ theo Ngài không được tiết lộ cho thiên hạ biết Ngài là ai. Thánh Mátthêu đã nhận ra trong sự kiện này lời tiên tri Isaia đã ứng nghiệm, như được ghi lại trong Tin mừng hôm nay.
Đấng Thiên Sai là Con Thiên Chúa. Thần khí Thiên Chúa luôn ngự trên Ngài, nhưng theo lời tiên tri Isaia, khi Ngài xuất hiện thì đây là dấu nhận ra Ngài: một con người hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng, Ngài không cãi vã, không la lối, Ngài không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói. Đó chính là lòng nhân từ kiên nhẫn, xót thương của Chúa. Nhưng Ngài hiền lành không phải để buông xuôi, mà là để thâm nhập tâm hồn con người, cho đến lúc sự công chính được toàn thắng và muôn dân nước đều hy vọng vào Ngài (Mỗi ngày một tin vui).
Thời Chúa Giêsu, những người biệt phái cũng có một lòng hăng say tương tự với ý thức hệ của lề luật. Họ đã nhân danh lề luật để ném đá người khác, họ đã nhân danh lề luật để loại bỏ biết bao người ra khỏi lề luật, nhất là họ đã nhân danh lề luật để đóng đinh Chúa Giêsu.
Đối lại sự tàn bạo của những người nhân danh lề luật hay ý thức hệ để tiêu diệt người khác, Chúa Giêsu để lộ lòng khoan dung cảm thông vô bờ. Tin mừng hôm nay ghi lại lời tiên tri Isaia để nói về lòng nhân hậu của Chúa Giêsu: Ngài không cãi có dức lác, không ai nghe tiếng Ngài ngoài đường phố. Ngài không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói cho đến khi sự công chính được toàn thắng.
Các xã hội thời nay càng ngày càng bạo động. Ngày càng có nhiều kẻ nghĩ rằng chỉ có bạo động – về tinh thần hoặc thể lý – mới có thể duy trì hòa bình, giải phóng những người bị áp bức, trả quyền lợi cho những kẻ đã bị cướp đoạt. Họ đã đi lạc đường. Họ đã sai lầm thảm thương.
Bạo động chỉ có thể sinh ra bạo động mà thôi.
Phải giết chết bạo động, phải thắng vượt nó bằng tình thương, sự kiên nhẫn và lòng nhân từ. Phải học lại cho biết ở dịu hiền. Đó là những sức mạnh có thể cứu loài người, chứ không phải sức mạnh nào khác. Người mạnh thật chính là một người hiền lành. Kẻ bạo động là con người yếu đuối. Tình thương thì mạnh, bạo lực thì yếu. Tình thương dẫn đến sự sống, bạo lực đưa tới sự chết. Khi làm cho kẻ khác chết, ta chỉ sản xuất được chết chóc mà thôi. Khi để cho mình bị giết chết, ta gieo rắc sự sống. Chính những kẻ bất bạo động mới cứu được thế giới (J.Y.G).
Cách đây vài thập niên, giới khoa học đã nỗ lực phác hoạ lại khuôn mặt thật của Chúa Giêsu dựa trên những dấu vết trên tấm khăn liệm thành Tôrinô, được coi là tấm khăn đã dùng để tẩm liệm Chúa Giêsu. Đi tìm một bức chân dung thật của Chúa Giêsu có lẽ là mong ước của không ít người. Song, đứng trước những kết quả đạt được, thì vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau. Thế nhưng, vẫn có đó một bức chân dung thật của Chúa Giêsu, một bức chân dung không kém phần giá trị, đó là bức chân dung được vẽ lên từ chính Lời Chúa. Quả thật, Lời Chúa hôm nay đã vẽ nên một bức chân dung tuyệt vời về Chúa Giêsu, một Chúa Giêsu thật nhân từ, khoan dung, đầy lòng thương xót: “Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi” (5 phút Lời Chúa).
Truyện: Lòng nhân hậu của Mahatma Gandhi
Năm 1922, Mahatma Gandhi, nhà cách mạng bất bạo động của Ấn đã bị chính quyền bảo hộ kết án tù 6 năm. Biết ông là người gây nhiều ảnh hưởng, viên quản đốc trại đã biệt giam ông, mọi liên lạc đều do người cai tù Phi châu da đen nổi tiếng là lạnh lùng đảm nhận. Vì bất đồng ngôn ngữ, cả hai chỉ có thể trao đổi với nhau bằng cử điệu và ánh mắt.
Ngày nọ, trên đường đem cơm đến phòng giam của Gandhi, người tù da đen bị con rắn độc cắn. Không bỏ lỡ một giây, Gandhi để phần cơm sang bên, vội vàng lấy mảnh chén vỡ vạch hình chữ thập trên vết cắn, rồi kề miệng hút hết lượng máu nhiễm độc, sau đó với số thuốc gia truyền đem theo, ông đã dùng để rịt vết thương cho người ấy. Người da đen liền quì xuống trước mặt Gandhi tỏ dấu cám ơn. Trái tim chai cứng giờ đây đã biết rung động, vì đây là lần đầu tiên trong kiếp sống khốn khổ của anh, anh đã nhận được một đối xử bằng tình người. Cũng từ đó anh hết lòng giúp đỡ Gandhi, và nhờ thế nhà cách mạng còn sống sót để tiếp tục lãnh đạo cuộc tranh đấu.
Chính quyền Anh đã an tâm khi dựng lên bức tường ngăn cách Gandhi với các đồng hương, bức tường ấy là người da đen lạnh lùng vô cảm. Thế nhưng có một sợi dây leo đã bò qua được bức tường ấy, đó là sợi dây leo tình thương.
Bài cùng chuyên mục:
Thứ Ba 17/09/2024 – Thứ Ba tuần 24 thường niên. - TẾT TRUNG THU. CẦU CHO THIẾU NHI – Người chết thành Naim. (16/09/2024 10:00:00 - Xem: 2,557)
Thứ Ba tuần 24 thường niên. - TẾT TRUNG THU. CẦU CHO THIẾU NHI
Thứ Hai 16/09/2024 – Thứ Hai tuần 24 thường niên. – Thánh Cornêliô, giáo hoàng, và thánh Cyprianô, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ – Niềm tin vững mạnh. (15/09/2024 10:00:00 - Xem: 3,573)
Thánh Cornêliô, giáo hoàng, và thánh Cyprianô, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ
+ Chúa Nhật 15/09/2024 – CHÚA NHẬT TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN NĂM B. – Đấng Kitô chịu đau khổ. (14/09/2024 10:00:00 - Xem: 4,766)
CHÚA NHẬT TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN NĂM B.
Thứ Bảy 14/09/2024 – Thứ Bảy tuần 23 thường niên – SUY TÔN THÁNH GIÁ. Lễ kính. – Phải được giương cao. (13/09/2024 10:00:00 - Xem: 4,812)
SUY TÔN THÁNH GIÁ. Lễ kính.
Thứ Sáu 13/09/2024 – Thứ Sáu tuần 23 thường niên. – Thánh Gioan Kim Khẩu, gm, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. – Nhận biết chính mình. (12/09/2024 10:00:00 - Xem: 4,232)
Thánh Gioan Kim Khẩu, gm, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
Thứ Năm 12/09/2024 – Thứ Năm tuần 23 thường niên. – Bắt chước Thiên Chúa Cha. (11/09/2024 10:00:00 - Xem: 3,860)
Thứ Năm tuần 23 thường niên.
Thứ Tư 11/09/2024 – Thứ Tư tuần 23 thường niên. – Phúc thật và khốn thay. (10/09/2024 10:00:00 - Xem: 3,952)
Thứ Tư tuần 23 thường niên.
Thứ Ba 10/09/2024 – Thứ Ba tuần 23 thường niên. – Chọn Nhóm Mười Hai. (09/09/2024 10:00:00 - Xem: 4,019)
Thứ Ba tuần 23 thường niên.
Thứ Hai 09/09/2024 – Thứ Hai tuần 23 thường niên. – Làm việc tốt ngày Sabbat. (08/09/2024 10:00:00 - Xem: 3,734)
Thứ Hai tuần 23 thường niên.
+ Chúa Nhật 08/09/2024 – CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN năm B. – Hãy mở ra. (07/09/2024 10:00:00 - Xem: 5,819)
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN năm B.
-
Thứ Ba 17/09/2024 – Thứ Ba tuần 24 thường niên. - TẾT TRUNG THU. CẦU CHO THIẾU NHI – Người chết thành Naim.
Thứ Ba tuần 24 thường niên. - TẾT TRUNG THU. CẦU CHO THIẾU NHI
- Thánh Cornêliô, giáo hoàng, và...
- CHÚA NHẬT TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng...
-
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
-
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024
Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm...
-
Đừng để ngày sống qua đi mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi
Đừng để ngày sống qua đi, mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi. Bạn hãy trao bảy nụ cười có Chúa đến với những anh chị em bạn gặp hôm nay!
-
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên...
-
5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma...
-
Chữa lành là khi trái tim được tự do
Bạn xứng đáng khi coi trọng trái tim mình một cách nghiêm túc và cả khi chạy nước rút hướng tới sự chữa lành cùng với tự do mà Cha chúng...
-
Ly hôn không phải là một lựa chọn
Trong cuộc hôn nhân của bạn, đừng ngại nhờ giúp đỡ – có rất nhiều nhà tư vấn, linh mục và những vị linh hướng, và các cặp vợ chồng dày...
-
Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học