Thiên Chúa Ba Ngôi: Nguồn mạch tình yêu, ân sủng va bình an
- In trang này
- Lượt xem: 976
- Ngày đăng: 29/05/2023 16:49:20
THIÊN CHÚA BA NGÔI:
NGUỒN MẠCH TÌNH YÊU, ÂN SỦNG VA BÌNH AN
Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta được thông phần vào sự sống của mầu nhiệm các mầu nhiệm, là mầu nhiệm cốt lõi của đời sống đức tin Công Giáo, đó là Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Lịch sử của Giáo Hội đã minh chứng hùng hồn về vô số cách chú giải, giải thích về Mầu Nhiệm này của các Thánh Giáo Phụ lỗi lạc; hàng loạt ví dụ, hình ảnh diễn giải mà các Ngài đã sử dụng nhằm giảng dạy, giúp chúng ta sống Mầu Nhiệm cao cả này. Tuy nhiên, suy cho cùng, cho dù hình ảnh, ví dụ xác thực, chính xác như thế nào đi nữa thì cũng trở nên khập khiễng, hữu hạn trước Mầu Nhiệm vô hạn này. Chính vì thế, thay vì chúng ta cố gắng đi tìm lời giải thích vì sao lại Một Chúa mà Ba Ngôi? hay Nếu là Ba Ngôi thì đáng lẽ phải là Ba Chúa chứ? hay thay vì cố gắng truy tầm để hiểu Mầu Nhiệm này, thì tốt hơn hết chúng ta nên học biết sống, cảm nghiệm Mầu Nhiệm này ngay cả nơi cuộc sống thường nhật, trong đời sống đức tin, cầu nguyện, cộng đoàn, và trong những mối tương quan!
Trước hết, các bài đọc trong Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đề cập một cách cụ thể, rõ nét đến Thiên Chúa là ai? Người như thế nào? Người có phải như chúng ta thường tưởng tượng, suy đoán? hoặc là một vị Thiên Chúa khác do tâm trí của chúng ta vô tình tạo ra? Nói một cách cụ thể, chúng ta có xu hướng tạo cho riêng mình một vị Thiên Chúa quyền năng bằng cách Người phải trừng phạt hết tất cả bọn người xấu xa, dẹp trừ hết mọi bất công xã hội, mang lại lợi ích kinh tế cho mọi người! Nhưng Thiên Chúa thật của chúng ta phải chăng như chúng ta nghĩ?
Nơi cuộc sống thường ngày, mỗi lần chúng ta nghiêm trang ghi dấu Thánh Giá trên mình là lúc chúng ta đang tuyên xưng Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Chúng ta tuyên tín và xác tín rằng: Thiên Chúa Ba Ngôi luôn ngự trị trong tư tưởng, lời nói, hành động, con người mọn hèn bất xứng của chúng ta; hay nói cách khác, chúng ta thuộc về Thiên Chúa Ba Ngôi. Hơn nữa, mỗi lúc chúng ta bắt đầu hay kết thúc công việc gì thì chúng ta cũng làm dấu Thánh Giá trên ta như một lời xác tín, nguyện cầu, xin Thiên Chúa Ba Ngôi soi trí mở lòng, hướng dẫn, đồng hành với ta trong công việc và cảm tạ Người đã luôn hiện diện, trao ban, cho chúng ta cảm nghiệm sâu sắc tình yêu của Người trong mọi sinh hoạt đời thường. Đặc biệt, chúng ta được gặp gỡ Thiên Chúa Ba Ngôi một cách thân mật, gần gũi nhất mỗi khi tham dự vào Bàn Tiệc Thánh (Thánh Lễ). Qua vị chủ tế, Thiên Chúa chào mỗi người chúng ta, Người mời gọi mỗi người chúng ta sống tháp nhập vào tình yêu, ân sủng, bình an của Người và kết hiệp với Người “nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em” (x. 2Cr 13, 13). Và rồi trong suốt Thánh Lễ, chúng ta được cảm nghiệm Mầu Nhiệm này qua Lời Chúa, được nếm mùi vị hạnh phúc đích thật nơi Thiên Chúa Ba Ngôi qua việc rước lấy chính sự sống của Người; sau cùng, trước khi kết thúc Thánh Lễ, Thiên Chúa Ba Ngôi cư ngụ nơi tâm hồn, chúc lành cho mỗi người chúng ta qua vị chủ tế, “xin Thiên Chúa toàn năng, là Cha và Con và Thánh Thần, ban phúc lành cho anh chị em”, và Người ước mong chúng ta sống với Người, trở nên chứng nhân yêu thương, hiệp nhất, bình an trong mọi trạng huống cuộc đời ta như lời kết thúc Thánh lễ “Thánh lễ đã xong, chúc anh chị em ra đi bình an”, hay nói một cách khác “Thánh lễ đã xong, chúc anh chị ra đi, trở nên chứng nhân tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa Ba Ngôi”.
Vị Thiên Chúa ấy cũng chính là Thiên Chúa mà ông Mô-sen đã được diện kiến như bài đọc I trích sách Xuất Hành thuật lại “Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành” (Xh 34, 6), và được Thánh Sử Gio-an trình bày cụ thể, sống động hơn về một Thiên Chúa đầy nhân hậu, vượt trên mọi trí hiểu, khôn ngoan, tầm cao vĩ đại của con người “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời,…” (Ga 3, 16) và “Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3, 17). Dừng lại nơi đây, chúng ta cùng nhau xem lại tư tưởng của mình về Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào? “Thiên Chúa đầy lòng thương xót, từ nhân...” (x. Xh 34, 6), nhưng đôi lúc chúng ta muốn Thiên Chúa biểu dương quyền năng của Người trừng phạt những ai ‘cản mũi kỳ đà’ chúng ta, và nếu như Chúa thương xót, từ bi thì xin tỏ lòng từ nhân, xót thương con, còn con có học sống, biểu lộ lòng thương xót này cho người khác hay không, đó lại là chuyện của con! “Thiên Chúa bao dung, khoan nhân…” (x. Xh 34, 6), nhưng chúng ta chỉ muốn Người khoan nhân với chính ta, còn những người khác không thuộc nhóm, không thuộc gu, không thuộc chính kiến, quan điểm, v.v…thì đừng bao dung!! “Thiên Chúa chẳng tiếc gì, kể cả chính Con Một yêu dấu của Người, mà Người trao ban cho ta để nhờ Người, thế gian được cứu độ” (x. Ga 3, 16), chúng ta được Thiên Chúa Ba Ngôi yêu thương đến dường nào, Người đã hiến trao chính Con Một Người để cứu độ chúng ta, để mời gọi chúng ta biết sống hy sinh cho tha nhân, bỏ mình, bỏ cái tôi, bỏ định kiến, thói quen xấu, v.v…, nhưng tiếc thay, mỗi khi động đến quyền lợi, ích lợi cá nhân thì chúng ta ‘nắm khư khư’ chẳng bao giờ buông!!! “Thiên Chúa không sai Con của Người để luận phạt thế gian, nhưng nhờ Con của Người, thế gian không phải bị hư mất…” (x. Ga 3, 17), Thiên Chúa chẳng lên án, kết án chúng ta, nhưng chính chúng ta lại có xu hướng chụp mũ, lên án, xét đoán anh chị em, ‘treo bản án kết liễu’ cuộc đời cho tha nhân. Một trong 3 chứng nhân được ơn diện kiến Đức Mẹ tại Fatima, Bồ Đào Nha (13/5-13/10/1917), đó là Sơ Lucia (đã qua đời) từng nói về Sứ Điệp Fatima như sau: “Thiên Chúa chẳng bao giờ kết án ai phải xuống hoả ngục cả; nhưng vì con người dùng tự do mà Thiên Chúa ban cho để lựa chọn mà thôi”. Nếu ai càng xét mình trước khi xét đoán người khác, thì càng trở nên người đang sống, cảm nghiệm Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi! Nếu ai càng nỗ lực sống như Thánh Phao-lô răn dạy: “Hãy vui lên, hãy nên trọn lành, khuyến khích nhau, đồng tâm nhất trí, và hoà thuận với nhau…” (x. 2Cr 13, 11), thì “…Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn bình an và tình yêu sẽ ở với người ấy” (x. 2Cr 13, 11), hay nói cách khác: người ấy đang cảm nghiệm, sống Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi nơi đời thường của mình!
Thiên Chúa Ba Ngôi từ ái,
Sống trong sâu thẳm, hiện tại đời con.
Lòng con bất xứng, hao mòn
Người hằng mời gọi, mãi trọn khoan nhân.
Xét mình, chớ xét (đoán) tha nhân
Luôn vui, sống trọn, ân cần chia san.
Thiên Chúa - nguồn mạch bình an
Ba Ngôi hiển trị, trao ban ân tình. Amen!
CHÚA BA NGÔI: MẦU NHIỆM CAO VỜI,
NHƯNG GẦN GŨI DƯỜNG BAO!
“Tôi không biết tôi xuất hiện với thế giới như thế nào, nhưng đối với tôi, tôi giống như một cậu bé chơi đàn trên bãi biển và thỉnh thoảng thích thú vì tìm thấy một viên sỏi bóng loáng hơn hoặc một vỏ sò xinh đẹp hơn thường gặp, trong khi đại dương bao la của chân lý chưa khám phá vẫn còn trải ra trước mắt tôi”. Đây là lời nhận xét của Isaac Newton, một nhà toán học và khoa học lừng danh, khi về cuối đời, ông đã thổ lộ chính kiến cá nhân ông về những thành tựu phát minh mà ông đã cống hiến cho thế giới và cho đời.
Hôm nay, chúng ta cùng với Mẹ Giáo Hội mừng kính trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi, một Mầu Nhiệm cao cả, cùng đích của mọi mầu nhiệm. Cũng giống như Isaac Newton, chúng ta chỉ là những đứa bé chơi đùa trên bãi biển, khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu được mầu nhiệm cao vời này, thì chắc hẳn chúng ta chỉ mới bắt đầu mà thôi.
Đã là con người, chúng ta muốn biết mọi sự, muốn giải thích toàn bộ sự việc, muốn tháo gỡ mọi vấn nạn, muốn thấu hiểu nguyên do trong mọi biến cố, sự kiện cuộc sống; tuy nhiên, sống với mầu nhiệm lại là một điều lý thú. Như Albert Einstein đã nói: “Kinh nghiệm đẹp nhất chúng ta có thể có được là kinh nghiệm về điều mầu nhiệm.” Và cả khi có đức tin, các mầu nhiệm mà tâm trí ta không thể suy thấu vẫn còn tồn tại, vì chăng con người chúng ta không thể thấy toàn bộ đời sống, đúng như lời Van Gogh thốt lên rằng: “Trên trần gian này, chúng ta chỉ nhìn thấy một nửa bán cầu mà thôi.”
Như vậy, phải chăng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi quá xa vời đến nỗi lòng trí, tâm hồn con người chúng ta không thể cảm nhận được sao? Thưa, chắc chắn là không. Quả thật, mầu nhiệm ‘Một Chúa Ba Ngôi’ cao vời khôn thấu, nhưng lại rất gần gũi với đời sống thiêng liêng, tu đức và đức tin của mỗi chúng ta. Đơn cử ví dụ: mỗi khi chúng ta làm dấu Thánh giá ‘Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’, mỗi khi đọc kinh Sáng Danh, mỗi khi bắt đầu và kết thúc giờ cầu nguyện, trước và sau khi làm việc, dừng bữa, và nhất là khi tham dự Bàn tiệc Thánh Thể (Thánh Lễ)…Tuy vượt trên trí khôn con người, nhưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi lại rất gần gũi như thể hơi thở của chúng ta. Chúng ta sống, cảm nghiệm với Chúa Ba Ngôi mỗi giây phút, mỗi thời khắc, mỗi giai đoạn cuộc đời.
Ngoài ra, chúng ta còn cảm nghiệm và học hỏi nhiều nhân đức nơi Chúa Ba Ngôi, con xin chia sẽ cùng với cộng đoàn ít nhất ba điều sau đây:
Tuy Ba nhưng là Một: Khi đến công trình tạo dựng trời đất, muôn loài và con người, chúng ta thường hình dung đến công việc chuyên biệt của Chúa Cha; Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu khổ nạn, Phục sinh cứu độ nhân trần; và Ngôi Ba, Chúa Thánh Thần ngự xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, hướng dẫn, dạy dỗ, giải thích cho các Tông Đồ, cho Giáo Hội hết tất cả những lời giảng dạy của Đức Giê-su Ki-tô. Thế nhưng, Ba Ngôi luôn cùng chung tay thực hiện tất cả các công trình từ tạo thiên lập địa cho đến thời viên mãn. Tuy Ba Ngôi nhưng là Một Chúa, và tuy là Một Chúa, nhưng Ba Ngôi vẫn không đánh mất bản thể riêng biệt của mình, như lời Thánh Phao-lô chào mỗi cộng đoàn tín hữu ngày xưa, mà ngày nay, đó là lời chào của vị chủ tế trong mỗi Thánh lễ gửi đến cộng đoàn phụng vụ “ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em” (x. 2Cr 13, 13).
Hiệp Nhất chứ không Chia Rẽ: tình hiệp nhất này phát xuất từ tình yêu xâu thẳm mà Chúa Cha dành cho Chúa Con, và đáp trả lại tình yêu ấy, Chúa Con đã vâng phục, yêu thương, làm sáng danh Chúa Cha. Chúa Cha và Ngôi Hai Con Một Người yêu nhau cùng tận, hiệp nhất cùng tận, và tình yêu ấy chính là Chúa Thánh Linh, hoa quả của sự hiệp nhất sâu xa của Chúa Cha và Chúa Con. Lời trích trong Sách Xuất Hành rất xác thực “Thiên Chúa là Đấng thống trị, từ bi, và nhân hậu” (x. Xh 34, 4b-6), từ ‘Thiên Chúa’ ở đây nghĩa là Ba Ngôi Thiên Chúa – Ba Ngôi hiệp nhất, kết hiệp nên một trong mọi chương trình, kế hoạch yêu thương dành cho muôn loài, muôn vật, đặc biệt chương trình cứu chuộc con người bất toàn, bất xứng, tội lỗi chúng ta.
Đồng Nhất chứ không Đồng bộ hoặc đồng hoá: chúng ta có câu: “chín người, mười ý” (十人十色: じゅうにんといろ). Mỗi khi tập trung hội họp, làm việc chung với nhau, con người chúng ta thường đề cao cá nhân hơn là cùng nhau đồng lòng, đồng sức làm việc! Hơn nữa, tuy chúng ta làm việc đồng bộ, mặc đồng phục, chưa chắc chúng ta có cùng chung con tim, cùng chung tinh thần (満場一致: まんじょういっち); tệ hơn, khi chúng ta có ý muốn đồng hoá tư tưởng người khác theo lối suy nghĩ mà bản thân mình cho là tiêu chuẩn, hoàn toàn đúng đắn. Trái lại, Thiên Chúa Ba Ngôi ‘làm việc không ngơi nghỉ’, chăm sóc cho công trình do tay Người tạo nên. Đứng trước sự khước từ, ngoảnh mặt làm ngơ, chống đối, phạm tội,... của loài người xa ngã, Người hằng yêu thương, mời gọi, và chẳng bao giờ bỏ mặc chúng ta “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người...” (Ga 3, 16), và rồi Chúa Giê-su lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, Thiên Chúa vẫn tiếp tục đồng hành với chúng ta như lời Người đã phán hứa với tổ tông loài người ‘...ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế’ qua việc sai Chúa Thánh Thần xuống. Tuy Ba Ngôi khác nhau, nhưng luôn đồng tâm, nhất trí đồng hành với con người chúng ta, với Mẹ Giáo Hội trải qua biết bao thăng trầm thách thức của thế gian.
Ước gì người tín hữu chúng ta luôn khắc sâu trong tâm khảm mình mỗi khi làm dấu Thánh Giá trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mỗi khi tham dự Thánh Lễ, biết ý thức, cảm nghiệm sâu xa tình thương Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho chúng ta, đã hiến mạng sống mình và còn đồng hành với chúng ta cho đến ngày tận thế. Vì vậy, cùng với Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta dốc quyết sống hiệp nhất, hy sinh, vị tha và cùng đồng lòng, nhất trí xây dựng cộng đoàn, gia đình, giáo xứ mà trung tâm điểm đó là Chúa Ba Ngôi. Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng
Bài cùng chuyên mục:
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024 (09/10/2024 07:14:25 - Xem: 41)
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (01/10/2024 07:16:40 - Xem: 562)
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời hợt, chưa đi sâu vào chính nội tâm mình, vì đang bị vây bủa bởi những bon chen và lợi lộc vật chất.
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (01/10/2024 07:12:50 - Xem: 441)
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế giới vô vọng, không có niềm vui và tội lỗi này thành một nơi vui tươi và hạnh phúc.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm B -2024 (28/09/2024 04:34:49 - Xem: 629)
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng một phép ẩn dụ tương tự mời gọi chúng ta chặt tay nếu nó khiến chúng ta phạm tội và ngăn cản chúng ta thừa hưởng Nước Trời.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 26TN năm B - 2024 (28/09/2024 04:32:21 - Xem: 488)
Gương xấu làm cớ cho người khác sa ngã, và có khi là nguyên do gây ra một phản ứng quá đà mang tính xã hội, trong đó có trách nhiệm của chúng ta.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024 (19/09/2024 14:59:24 - Xem: 608)
Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ giúp.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024 (19/09/2024 14:54:29 - Xem: 700)
Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ và sống trên người khác.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 521)
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024 (11/09/2024 14:58:12 - Xem: 494)
Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 747)
Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...