Phụng vụ

Thánh Phaolô Tông đồ trở lại, (ngày 25/01)

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,198
  • Ngày đăng: 24/01/2025 07:41:15

Lễ Kính Cuộc Hoán Cải Của Thánh Phao-lô Tông Đồ

(Ngày 25-1)

 

Giáo hội Công giáo cử hành cuộc Hoán Cải của vị Tông Đồ Dân Ngoại như là một kỳ công vĩ đại của Thiên Chúa quyền năng và yêu thương: Sao-lô vốn là một người Pha-ri-siêu mẫu mực, không tì vết, nhưng lại là người bách hại các Ki-tô hữu. Tuy nhiên, ông đã hoán cải và đã được kêu gọi để trở thành người loan báo Tin Mừng cũng như trở thành Tông Đồ cho những người gốc dân ngoại.

 

Người ta thường nghĩ rằng, sau cuộc ngã ngựa và sau khi hoán cải, Sao-lô đã đổi tên thành Phao-lô. Kỳ thực thì không phải vậy. Đọc sách Công Vụ Tông Đồ, người ta thấy rằng, kể từ đầu cho tới tận chương 13 của tác phẩm này, Thánh Lu-ca luôn luôn gọi Vị Tông Đồ Dân Ngoại là Sao-lô. Nghĩa là, sau khi ngã ngựa và hoán cải, rồi trở thành Tông Đồ, như được ghi lại trong sách Công Vụ Tông Đồ chương 9, vị Tông Đồ Dân Ngoại vẫn không hề đổi tên; tên Sao-lô của Ngài vẫn được giữ nguyên sau đó. Và rồi ngay ở chương 13 trong tác phẩm của mình, Thánh Lu-ca cũng vẫn còn gọi vị Tông Đồ Dân Ngoại là Sao-lô. Chỉ ở Cv 13,9, Thánh Lu-ca mới giải thích rõ ràng rằng: “Ông Sao-lô cũng gọi là Phao-lô”. Như vậy thì vị Tông Đồ Dân Ngoại luôn có hai tên, một là Sao-lô và hai là Phao-lô, chứ không phải sau khi hoán cải Ngài mới đổi tên. Không khó để giải thích chuyện này, bởi vì Ngài là người Do-thái nhưng lại là công dân Rô-ma, và nói theo cách gọi thời nay thì Ngài là người Do-thái nhưng có quốc tịch Rô-ma. Theo phỏng đoán thì tên gọi theo tiếng Do-thái của Ngài là Sao-lô, còn tên gọi theo tiếng Rô-ma của Ngài là Phao-lô. Và cũng vì thế, kể từ Cv 13,9, nghĩa là kể từ khi Vị Tông Đồ Dân Ngoại hoạt động tại thế giới Rô-ma, thì Thánh Lu-ca sẽ chỉ gọi Ngài là Phao-lô thôi chứ không gọi là Sao-lô nữa.

 

Cha mẹ của Thánh Phao-lô là người Do-thái, sinh sống tại vùng Tarsus, tức một địa danh nằm ở khu vực Đông Nam vùng Tiểu Á. Thánh Nhân được sinh ra tại đó và đã được giáo dục một cách nghiêm ngặt trong Niềm Tin Tôn Giáo của Tổ Tiên. Lối sống của những người Pha-ri-siêu đã hấp dẫn Sao-lô cách đặc biệt, đến độ chính Ngài đã trở thành môn sinh của Rabbi Gamaliel – một người Pha-ri-siêu rất nổi tiếng và uyên bác. Sao-lô đã học theo nghệ thuật giảng dậy của các Rabbi. Ngài cũng rất bận tâm tới việc học hỏi Kinh Thánh trong ngôn ngữ gốc, tức tiếng Híp-ri, và cũng học cả tiếng A-ram nữa, tức ngôn ngữ mà Chúa Giê-su đã sử dụng.

 

Chúng ta biết được thái độ đầu tiên của Sao-lô đối với Cộng đoàn Ki-tô hữu nguyên thủy nhờ vào trình thuật về cái chết của Thánh Stê-pha-nô (Cv 8): Sao-lô tỏ ra rất sung sướng về cái chết của Vị Tử Đạo tiên khởi này.

 

Vì muốn giữ cho Giáo Lý và Truyền Thống của Cựu Ước được luôn tinh tuyền, nên Sao-lô vô cùng tức giận trước việc người ta phát tán một thứ Giáo Lý mới có nguồn gốc từ Đức Giê-su. Được tòa án tối cao trao toàn quyền xử sự, Sao-lô đã tức tốc đi tới Damascus với mục đích bắt trói tất cả mọi Ki-tô hữu, bất luận đàn ông hay đàn bà, và giải họ về Giê-ru-sa-lem để xử tử (xc. Cv 9).

 

Đang phóng ngựa bạt mạng trên đường thì Sao-lô bất thình lình gặp Chúa Giê-su. Ông liền lăn nhào xuống đất. Sau cú ngã ngựa này, Sao-lô không chỉ cảm thấy đau đớn nhưng còn bị mù nữa. Ba ngày sau, Chúa mới sai ông Hanania đến với Sao-lô. Theo truyền thống Ki-tô giáo thì Hanania là Giám mục tiên khởi của Damascus, và là thành viên của nhóm Bảy Mươi Hai Môn Đệ đã được đích thân Chúa Giê-su tuyển chọn và sai đi. Hanania đã đến và bước vào ngôi nhà nơi Sao-lô đang tạm trú. Ông đặt tay trên Sao-lô và nói: Này anh Sao-lô, Chúa đã sai tôi đến đây để chữa anh khỏi mù cũng như để ban Thánh Thần cho anh. Ngay lập tức Sao-lô lại nhìn thấy được, và ông đứng dậy xin chịu Phép-rửa, rồi mới ăn uống (xc. Cv 9, 10-19).

 

Kể từ đó, Sao-lô trở thành một con người mới. Ngài hăng hái loan báo Tin Mừng khắp nơi. Trước tiên, Ngài vào trong các Hội Đường Do-thái để rao giảng Tin Mừng cho người đồng hương. Tuy nhiên, vì ghen tức với Ngài, nhiều người Do-thái đã dùng những lời lăng nhục để chống lại những lời Thánh Phao-lô nói. Nên, cùng với Barnaba, Thánh Phao-lô đã tuyên bố với người Do-thái cách thẳng thừng rằng: “Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố Lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ Lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại” (xc. Cv 13,44-52).

Kể từ đó, Thánh Phao-lô đã dành mọi thời gian và sức lực để loan báo Tin Mừng cho những người gốc dân ngoại. Vì thế, Ngài được mệnh danh là Vị Tông Đồ Muôn Dân.

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 2,875)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Gio-a-kim và Thánh Anna (Ngày 26-7) (25/07/2024 10:59:27 - Xem: 5,264)

Thánh Gio-a-kim và Thánh Anna là hai vị Thánh vô cùng nổi tiếng, vì các Ngài là song thân của Đức Maria và là ông bà ngoại của Chúa Giê-su.

Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ (Ngày 25-7) (24/07/2024 10:55:24 - Xem: 5,172)

Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ hay cũng còn được gọi là Thánh Gia-cô-bê Tiền, sinh vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất tại vùng duyên hải Gennesaret thuộc miền Gailea, tức Jam Kinneret, Israel ngày nay.

Thánh Maria Mađalêna (Lễ kính ngày 22/7) (21/07/2024 07:53:10 - Xem: 6,294)

Hôm nay, Giáo Hội hân hoan mừng lễ thánh Maria Mađalêna, một Vị Thánh vừa được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng lễ nhớ Thánh nữ thành lễ kính. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn nhận tầm quan trọng của Thánh nữ như là “ Tông đồ của các Tông đồ “.

Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt, tử đạo (ngày 18/7) (17/07/2024 07:17:04 - Xem: 1,972)

Thánh Đaminh Đinh Văn Đạt sinh năm 1803 tại làng Phú Nhai, tỉnh Nam Định (nay thuộc giáo xứ Phú Nhai, Giáo phận Bùi Chu).

Cử hành Thánh Thể: Bài 40 - Nghi thức chúc bình an (16/07/2024 09:53:12 - Xem: 230)

Sau câu tung hô của cộng đoàn “Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời” (NTTL 125; QCSL 153) là đến nghi thức chúc bình an.

Thánh Bonaventura , Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, ngày 15/7 (14/07/2024 08:13:22 - Xem: 5,012)

Thánh Bonaventura được sinh ra tại Bagnorea, miền Toscane vào năm 1221. Thánh nhân đã trải qua thời niên thiếu tại dòng thánh Phanxicô khó khăn tại Assise nước Ý.

Thánh Anê Lê thị Thành(bà thánh Đê) (1781-1841) (11/07/2024 08:46:20 - Xem: 5,917)

Anê Lê thị Thành sinh khoảng 1781 tại làng Bái Điền, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ngay từ nhỏ, cô Thành đã theo Mẹ về quê ngoại ở Phúc Nhạc, một giáo xứ lớn nay thuộc giáo phận Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình.

Thánh Biển Đức Viện Phụ, ngày 11/07 (10/07/2024 08:09:55 - Xem: 4,141)

Vào ngày 11 tháng 07, Giáo hội Công giáo kính nhớ Thánh Biển Đức – Tổ Phụ giới Đan Sinh Phương Tây và là Bổn Mạng của Châu Âu.

Thánh Rose Venerini (1656-1728) (06/07/2024 07:13:02 - Xem: 4,130)

Thánh Rose sinh ở Viterbo, Ý Ðại Lợi, năm 1656. Cha ngài là một bác sĩ. Sau cái chết của vị hôn phu, Rose gia nhập một tu viện nhưng chỉ được vài tháng cô đã phải về nhà để chăm sóc người mẹ goá sau khi cha cô từ trần.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7