Văn hóa - Lẽ sống

Tết – mang gì về cho Mẹ?

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,633
  • Ngày đăng: 29/01/2022 09:13:18

TẾT - MANG GÌ VỀ CHO MẸ? 

 

Món quà quý giá nhất mà Cha Mẹ cần, chính là sự hiện diện đầy đủ của con cái như thế cái tết đoàn viên sẽ là cái tết ý nghĩa trọn vẹn nhất. 

 

 

Người ta có rất nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để về. Cuộc sống mưu sinh vì miếng cơm manh áo mà rất nhiều người con phải xa quê hương, xa Ông Bà Cha Mẹ người thân để kiếm kế sinh nhai ở một thành phố hay đất nước nào đó. Rồi khi tết đến xuân về người ta lại chuẩn bị đồ đạc, gói ghém quà này quà kia mang về biếu Cha Mẹ người thân sau những tháng ngày xa quê. Trở về nhà bên Mẹ Cha là ước mong của những người con xa quê, bởi người ta thường nói: “ Có gia đình và có nhà đó là hạnh phúc”. Hạnh phúc phải chăng đơn giản là như thế nhưng chính những cái giản đơn ấy mà có rất nhiều người mơ ước cũng không có được.

 

Trở về nhà trong một lần đi chợ hoa đêm ở đất Hà thành, cái giá lạnh trong những ngày này thật khắc nghiệt, lạnh đến tận xương tủy tôi vẫn phải lên đường đến chợ hoa đêm. Khi trở về đã gần 23h, đường phố vắng người hơn so với những ngày thời tiết ấm. Đất Hà Nội – mảnh đất được mệnh danh là thủ đô hoa lệ. Mà đúng là như thế, Hà nội về đêm lung linh, rực rỡ với sắc màu đèn điện. Dừng lại trước đèn đỏ, bỗng xuất hiện ngay bên cạnh tôi là một cụ già chắc tầm khoảng 80, người Cụ gầy, da nhăn nheo đang ngồi co cụm trên vỉa hè cùng với chiếc bao ni long đựng chút áo quần, chân không mang tất chỉ có một đôi dép tổ ong cũ kĩ, tấm áo mong manh khoác trên mình cho đỡ giá, Bà Cụ đăm chiêu nhìn những đoàn người lướt qua trên đường với ánh mắt đượm buồn. Trước hình ảnh đó, tôi không khỏi xót xa, xót xa cho một thủ đô mệnh danh là hoa lệ. Vâng! Có lẽ hoa dành cho người giàu, còn lệ dành cho người nghèo chăng? Tôi thầm hỏi những đứa con của cụ giờ này ở đâu? Họ đang yên ấm trong ngội nhà có điều hòa, có đèn sưởi, có chăn ấm đệm êm hay đang say trong giấc ngủ mặn nồng bên vợ con. Tại sao Bà Cụ lại xuất hiện nơi đây trong cái tiết trời giá lạnh về đêm này? Rồi đêm nay bà sẽ ngủ ở đâu? Và những ngày sau đó thì sao? Những câu hỏi ấy cứ xuất hiện trong tâm trí khiến tôi không rời mắt khỏi Bà cụ . Trước kia Cha Mẹ có thể nuôi nấng được 3,4 người con nhưng giờ đây 3, 4 người con cũng không nuôi nổi một Mẹ. Tại sao vậy? Thế rồi hình ảnh Bà Cụ và những suy nghĩ ấy cứ miên man theo tôi trở về nhà. Tôi thầm cầu xin cho Bà tìm được một nơi trọ qua đêm, nguyện xin cho những người thân tìm đón Bà về nhà. Điều ước ấy liệu có là viển vông xa vời quá không?

 

Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương đất Việt, lòng người nô nức chuẩn bị cho cái tết sum vầy, những người con xa quê cũng thu xếp công việc học tập, làm ăn để trở về bên gia đình. Ai ai cũng lo lắng tìm mua chút quà để gọi là có chút gì đó mang về. Có lẽ không ai không biết đến ca khúc: Mang tiền về cho Mẹ, bài hát đang hot trên mạng dịp tết của ca sĩ Đen Vâu. Nó như một lời mời gọi cũng như cảnh tỉnh tâm thức của những phận làm con trong gia đình. “Tết – mang tiền về cho Mẹ, đừng mang ưu phiền về cho Mẹ”. Mang tiền về cho Mẹ, tôi nghĩ đó là cách chơi chữ nhưng đó chính là trao yêu thương, đem niềm vui , cho những bậc sinh thành, dưỡng dục ta khôn lớn nên người. Với suy nghĩ thiển cận của mình, tôi thiết nghĩ phải chăng Cha Mẹ chỉ muốn con cái mang tiền về cho mình sắm tết, trang trải chi tiêu trong dịp đặc biết này? Có lẽ không chỉ thế, đến thăm những gia đình có con cái đi làm ăn xa hay có những người con dâng mình cho Chúa trong các Tu hội, Dòng tu, tôi được nghe những lời tâm sự của họ mới biết rằng: Họ cần con hơn cần bất cứ điều gì. Có lẽ, trong bối cảnh dịch Covid làm đảo lộn tình hình kinh tế như hiện nay thì việc trờ về quê là một nỗi ám ảnh của rất nhiều người con xa quê. Bởi nhiều người vì không có tiền về quê, dù tiền vé tàu xe, tiền đi máy bay có thể không thành vấn đề nhưng tiền quà cáp, tiền biếu cha mẹ, tiền biếu người thân, tiền lì xì cho trẻ nhỏ… chỉ nghĩ đến đã đủ để làm nản lòng người xa quê. Vì thế mà đã có bao người con phải đón tết xa quê trong ngậm ngùi và nước mắt. Nhưng rất ít người đặt câu hỏi, cha mẹ cần gì ở con cái khi tết đến xuân về. Câu trả lời đơn giản là cha mẹ chỉ cần sự gặp gỡ và sum họp, chỉ cần thấy hình hài và khuôn mặt thân yêu của con trong ngày tết. Cha mẹ dù nghèo khổ vẫn không  cần tiền con mang về. Như thế,  ước mong của cha mẹ chỉ là những người con luôn biết quan tâm, chăm sóc, và trở về bên cha mẹ khi còn có thể, đừng để cha mẹ phải cô đơn, lang thang vất vưởng như bà Cụ mà tôi đã gặp trên nẻo đường đêm kia. Thật vậy, Cha mẹ chỉ cần con về là đủ. Có con là có tất cả. Có con là có tết. Con về là tết về.

 

Vâng! Món quà Tết dành cho Cha Mẹ không chỉ là những món quà vật chất mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần và tấm lòng hiếu kính của người con dành tặng cha mẹ. Nhưng món quà quý giá nhất mà Cha Mẹ cần, chính là sự hiện diện đầy đủ của con cái như thế cái tết đoàn viên sẽ là cái tết ý nghĩa trọn vẹn nhất. Chắc chắn rằng cuộc sống sẽ còn đem đến nhiều khó khăn, thử thách cho mỗi người. Nhưng ở nơi xa kia, có nhà, có cha mẹ, có gia đình là nơi ấm êm để về, nhất là trong những ngày Tết. Như bản nhạc Đi về nhà của mùa Tết năm cũ từng nói lên nỗi lòng của người con xa xứ: “ hạnh phúc đi về nhà, thành công đi về nhà, thất bại đi về nhà, chông chênh đi về nhà, cô đơn đi về nhà, mệt quá đi về nhà…” Và năm nay, dù cuộc sống có khó khăn, vất vả cũng hãy cố gắng đứng lên và “mang tiếng cười về cho ba mẹ, mang sum vầy về cho ba mẹ, mang chính mình về cho Mẹ”! Như thế có con về là tết về.

 

Sương đêm 

(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 325)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 340)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 516)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 543)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 369)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 388)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Mùa Chay 2024: làm thế nào để chống lại cám dỗ của mạng xã hội? (23/02/2024 08:20:32 - Xem: 481)

Cơ chế của mạng xã hội không phải là cuộc cách mạng, nó là sự khuếch đại của các hiện tượng hiện có.

Giáo dục: Tuổi nào cũng có nhu cầu thiêng liêng của tuổi đó (22/02/2024 08:48:49 - Xem: 300)

Những ấn tượng tuổi ấu thơ đã ăn sâu vào trí nhớ và có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc đời. Các giai đoạn chính của đời sống tâm linh của con cái chúng ta.

Thánh Rôbertô Bellarminô nói về hoa trái của việc chay tịnh (14/02/2024 09:13:45 - Xem: 380)

Lợi ích của việc chay tịnh không bị loại bỏ trong Tân Ước; nếu được tuân giữ cách đạo hạnh, việc ăn chay luôn có lợi cho cả linh hồn và thể xác.

Năm Con Rồng và Con Rồng trong lời dạy của Kinh Thánh (09/02/2024 05:30:45 - Xem: 1,501)

Chúa của chúng ta có quyền tối cao trên tất cả, vì vậy chúng ta không cần phải sợ các thế lực ma quỷ.

Bài viết mới