Suy tư - Cảm nghiệm

Suy tư TMCN 19 TNA: Chúa vẫn bên con mà

  • In trang này
  • Lượt xem: 717
  • Ngày đăng: 10/08/2023 08:43:10

CHÚA VẪN BÊN CON MÀ

 

Lạy Chúa, biển đời nhiều sóng gió, cuộc sống có nhiều lúc thật khắc nghiệt với chúng con. Xin Chúa ban thêm niềm tin để chúng con luôn vững vàng trong mọi cảnh huống bất ngờ xảy đến...

 

 

  • Sóng gió biển hồ Ghennêsarét

Khi đọc và suy tư về đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 19 thường niên hôm nay, chúng ta dễ dàng bị cuốn hút bởi cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các môn đệ, đứng đầu là ông Phêrô. Sóng gió bão bùng đã làm vất vả tay chèo, giờ lại thêm một bóng dáng đi trên mặt biển giữa đêm đen như vậy, ai mà không hốt hoảng. Câu chuyện như thước phim với những tình tiết ly kỳ hấp dẫn người xem. Vậy mà ở đâu đó cách các ông không xa, có  một phân cảnh hoàn toàn ngược lại. Thầy Giêsu thản nhiên ngồi cầu nguyện trong không gian vắng vẻ và cô tịch. Ngài ở đó cầu nguyện khá lâu, đến chiều. Dư vị của phép lạ hóa bánh cho hơn 5000 người ăn không chỉ là những thúng bánh vụn còn sót lại, nhưng còn là những lời ngợi khen, tung hô, và thán phục của đám đông; nhưng cũng không vì thế mà níu chân Ngài. Chỉ có tâm tình với Chúa Cha mới giữ chân Người Con lại, mặc cho ánh hoàng hôn đã buông xuống tự bao giờ. Người Con vẫn tỉ tê với Cha về điều gì đó lớn lao hơn, cao cả hơn…

 

  • Sóng gió biển đời của người Kitô hữu

Chúng ta có lẽ không phải bước đi trên mặt nước như Phêrô và trải nghiệm như sắp bị nhận chìm trong lòng biển. Nhưng nhiều và rất nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta như bị nhận chìm bởi những áp lực của công việc mưu sinh, của những tương quan, những thất bại, và những thời khắc khó khăn của hoàn cảnh sống…Và càng tập trung quá nhiều vào những vấn đề của mình, chúng ta lại dễ than thân trách phận. Trách đời trách người chưa nguôi, chúng ta lại chuyển sang trách Chúa: Tại sao Ngài im lặng? Tại sao con sống tốt mà vẫn gặp toàn tai ương khốn khó…nhiều và rất nhiều những câu hỏi tại sao. Chúng ta thường rất nhanh để phản ứng trước một việc xảy ra trong cuộc đời mình, hơn là tìm hiểu việc đó có ý nghĩa gì đối với tôi lúc này, Chúa đang muốn dạy tôi điều gì qua biến cố đó. Như chiếc thuyền ra khơi là chấp nhận những rủi ro, những sóng gió xa bờ, nhưng không vì thế mà thuyền đức tin con cứ mãi neo đậu chỗ an thân. Chúa không muốn vậy! Ngài giục chúng ta, những người môn đệ Chúa hãy chèo ra xa bờ để đến chỗ sâu, và ở đó, Ngài cho chúng ta gặp Ngài. Điều chúng ta cần làm là  gì? Thưa đó là hít thở thật sâu và vững tay chèo, tức giữ vững đức tin vào cánh tay quyền năng Chúa luôn bao bọc chở che và kịp thời cứu con lúc nguy nan. Có Chúa, thì mọi biến động của cuộc đời sẽ không làm chúng ta sợ hãi và chùng bước.

 

  • Phương thế vượt biển đời của người môn đệ Chúa Giêsu

​1/ Cầu nguyện

Quả thật, chúng ta vẫn thường nghe và được dạy trong các lớp giáo lý, nơi tòa giảng, trong những lần tĩnh tâm, rằng “Cầu nguyện là hơi thở của đời sống Kitô hữu. Điều này có ý nói về giá trị của lời cầu nguyện và sự phong phú nơi cuộc đời biết dành thời giờ để cầu nguyện. Như Chúa luôn dành thời gian để trò chuyện với Chúa Cha, và Ngài đã luôn chiến thắng những cám dỗ trong khi thi hành sứ vụ của mình, Chúa cũng muốn dạy các môn đệ Ngài như vậy: hãy gắn bó với Đấng là nguồn sống, nguồn của mọi ơn lành, và rồi trong cầu nguyện, chúng ta sẽ được hướng dẫn để đón nhận và giải quyết dưới ánh sáng của Đấng Khôn Ngoan.

 

2/ Cô tịch – một chỗ cho Chúa

Nếu cầu nguyện được ví như “hơi thở” của đời sống người Kitô hữu, thì nơi cô tịch có lẽ sẽ là môi trường thuận lợi, và trong lành để người Kitô hữu cảm nhận rõ ràng hơi thở thần linh, tức sự gặp gỡ với Thiên Chúa trong những giây phút tĩnh lặng của cõi lòng.

 

Tin Mừng thuật lại:

Chúa giải tán đám đông.

Ngài lên núi.

Cầu nguyện một mình trong cô tịch

 

Nơi cô tịch có thể là nơi ít người sinh sống, qua lại,  nơi không có đám đông ồn ào náo nhiệt. Cô tịch còn chỉ về tình trạng ở một mình, một mình nhưng không cảm thấy cô đơn! Quả vậy, một người Kitô hữu biết chủ động tìm về nơi cô tịch là khi tâm hồn họ biết đặt xuống mọi lo toan của cuộc sống thường nhật để chỉ duy một điều: là ngồi với Chúa, lắng nghe tiếng Chúa và tâm sự cùng Ngài. Họ một mình, nhưng là một mình với Chúa! Vậy đâu là nơi cô tịch để tôi gặp Chúa?

 

  • Có người tìm đến nhà thờ, là nơi trang nghiêm cung kính thường được chú ý giữ thinh lặng, nhưng tâm hồn họ như cái chợ ồn ào những toan tính hơn thua, và rồi không còn thời giờ cho Chúa
  • Có người thích ở một mình, sống khép kín, và giang tay ôm tất cả mọi vấn đề không muốn chia sẻ với ai.
  • Có người lại tận dụng mọi thời khắc, mọi việc xảy đến…để kết nối với Chúa. Họ luôn đặt mình trước sự hiện diện của Chúa, và nhất là, luôn dành “một chỗ cho Chúa” trong thời gian sống của mình. Một chỗ cho Chúa trong suy nghĩ, trong hành động, trong mọi sự đó có thể được xem là “nơi cô tịch” không?

 

  • Cầu Nguyện

Lạy Chúa, biển đời nhiều sóng gió, cuộc sống có nhiều lúc thật khắc nghiệt với chúng con. Xin Chúa ban thêm niềm tin để chúng con luôn vững vàng trong mọi cảnh huống bất ngờ xảy đến.

 

Xin dạy chúng con biết nhận ra thánh ý Chúa qua mỗi biến cố lớn nhỏ để đức tin của chúng con được lớn lên mỗi ngày, vì chúng con tin: Chúa luôn bên cạnh chúng con, Chúa không bao giờ lãng quên hay bỏ rơi chúng con một mình.

Xin cho con biết thinh lặng, biết dành chỗ cho Chúa, và biết tâm sự với Chúa liên lĩ. Amen.

Quỳnh Thoại, CĐM

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 306)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 311)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 212)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 409)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 267)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 612)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 696)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 255)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 515)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7