Suy tư Tin mừng CN: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền để lại
- In trang này
- Lượt xem: 721
- Ngày đăng: 19/05/2023 07:44:47
CHÚA GIESU LÊN TRỜI VÀ LỆNH TRUYỀN ĐỂ LẠI
Mỗi người có những biên giới, lãnh vực riêng để ra đi. Là Giám mục, linh mục hoặc tu sĩ, họ được mời gọi ra đi làm chứng cho Tin mừng trong ơn gọi thánh hiến.
Bốn mươi ngày sau biến cố phục sinh, hôm nay Đức Giêsu về trời. Theo ngôn ngữ bình dân, Chúa Giêsu bay lên trời. Chúng ta không biết chính xác trời là nơi nào, nhưng chắn một điều: đó là nơi có Chúa Cha, các thiên thần và các thánh. Đó là nơi hạnh phúc để chúng ta khao khát bước vào.
Trước khi lên trời, bốn Tin mừng đều ghi nhận lệnh truyền của Đức Giêsu dành cho các môn đệ, cho mỗi người chúng ta. Đây là nguyên văn lệnh truyền: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,16-20). Bất kỳ ai ghi nhớ lệnh truyền này, đều cảm thấy mình cũng có trách nhiệm và vinh dự thực thi ao ước này của Đức Giêsu. Suốt 2000 năm qua, Giáo hội không quên di chúc này. Bằng vô vàn cách thế khác nhau, Giáo hội luôn ra đi, đến những biên cương để gieo rắc Tin mừng cứu độ. Nhờ đó, biết bao người được trở thành con cái của Chúa và đã được hạnh phúc trên Thiên Đàng.
Chúng ta thấy gì trong lệnh truyền hôm nay của Chúa Giêsu? Ba điều tôi muốn đề cập ở đây:
1/ Hãy đi ra!
Đây là mệnh lệnh được Giáo hội nhắc đi nhắc lại, nhất là mỗi khi nhấn mạnh đến sứ mạng truyền giáo. Chúng ta là một hội thánh “đi ra”[1]. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết cả một Tông Huấn (Niềm vui Tin mừng) để khuyến khích chúng ta hãy đi ra. Đi ra có khi nguy hiểm, thậm chí gặp tai nạn. Tuy vậy, điều này tốt hơn là ngồi ở nhà với tinh thần ủ rũ, bệnh tật và chết dần chết mòn. Hoặc nói như Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình.”[2] Nếu chúng ta không ra đi đến với muôn người, Giáo hội có nguy cơ lụi tàn. Hiểu theo nghĩa này, lệnh truyền của Đức Giêsu hôm nay thật quan trọng biết bao.
Mỗi người có những biên giới, lãnh vực riêng để ra đi. Là Giám mục, linh mục hoặc tu sĩ, họ được mời gọi ra đi làm chứng cho Tin mừng trong ơn gọi thánh hiến. Là mục tử tốt lành, họ đến với từng con chiên để chăm sóc, ủi an và chữa lành, mang lấy “mùi của đàn chiên” và đàn chiên sẵn sàng nghe tiếng của họ[3]. Khi ở giữa đoàn chiên, họ dễ dàng mang Chúa Giêsu đến với mỗi người. Mục tử tốt lành không ở trong lâu đài, trong nhà xứ khép kín. Ngược lại, các mục tử luôn mở cửa cho mọi người. Giáo xứ càng có người ra vào, cộng đoàn càng sống động. Mục tử nào càng đến với dân, cộng đoàn nơi ấy càng được gắn kết. Giáo dân cần mục tử, nói ngược lại, mục tử rất cần giáo dân. Chúng ta cần nhau, cần hiệp hành, cùng đi ra đến những biên cương. Nơi đó luôn có những thách đố, nhưng không thiếu cơ hội để làm chứng cho Tin mừng.
Là giáo dân, mỗi người có nghề nghiệp và hoàn cảnh sống của riêng mình. Thật tốt để mang tài năng của mình phục vụ người khác. Đây là bài tập giúp cảm nhận về lời mời gọi đi ra: Sáng sớm bạn thấy dòng người bước ra khỏi nhà đến công trường, nơi làm việc hoặc trường học, vân vân. Mỗi người đều có mục đích khi bước ra khỏi nhà mình. Ước gì trong nhiều mục đích ấy, họ cũng có mong ước chu toàn công việc của mình với nhiều tình yêu và dám nên chứng nhân của Chúa trong chính phận việc của mình. Đây là thách đố, hoặc ít người để ý. Tuy nhiên, Thiên Chúa và Giáo hội khuyến khích mỗi người ra đi với sứ mạng rất cụ thể: “Chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô.” (Evangelii Gaudium 49).
2/ Giúp nhau nên con của Chúa
Đi ra không phải để tranh giành đấu đá. Xông pha ra chiến trường để giết nhau không phải là ước nguyện của Chúa Giêsu. Ngược lại, lệnh truyền hôm nay của Đức Giêsu rất rõ: “ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, nên con Chúa.” Tiếc là sau 20 thế kỷ, ước nguyện này vẫn còn quá xa vời. Tỷ lệ người tin vào Chúa Giêsu, con của Chúa vẫn còn khiêm tốn, nhất là tại mảnh đất Á Châu này. Phải chăng chúng ta vẫn hay quên lệnh truyền này của Chúa Giêsu? Nếu thế, Chúa Nhật Chúa thăng thiên hôm nay, mình nhớ lại và lên dây cốt để giúp nhau nên thánh, nên con của Chúa. Bằng cách nào?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời rằng: “Bạn được mời gọi sống đời thánh hiến ư? Hãy nên thánh bằng cách dấn thân thật vui tươi. Bạn đã kết hôn ư? Hãy nên thánh bằng cách yêu thương và chăm sóc cho chồng hay vợ mình, như Đức Kitô chăm sóc cho Hội thánh. Bạn phải làm việc để kiếm sống ư? Hãy nên thánh bằng cách làm việc thật tận tụy và chu đáo để phục vụ anh chị em mình. Bạn là cha mẹ hoặc ông bà ư? Hãy nên thánh bằng cách kiên nhẫn dạy dỗ con cháu biết theo Chúa Giêsu. Bạn đang ở một địa vị có quyền lực ư? Hãy nên thánh bằng cách quên lợi riêng để phục vụ ích chung.”[4]
Cách đây mấy tuần, chúng tôi được gặp riêng Đức Giáo Hoàng Phanxicô[5]. Câu hỏi đầu tiên chúng tôi đã hỏi ngài về mục vụ giới trẻ: “Làm thế nào để chúng ta tương tác cách tốt nhất với giới trẻ?” Đức Giáo Hoàng trả lời: “Đối với tôi, từ khóa là chứng tá. Không có chứng tá, không có chứng nhân thì chẳng thể làm được gì. Không có chứng tá thì sẽ chẳng có gì xảy ra. Và chứng tá có nghĩa là sự nhất quán của cuộc sống.” Nói cách khác, ngài mời gọi chúng ta nên thánh giữa đời. Khi đó, hương thơm các tín hữu sẽ lan tỏa. Những tâm hồn chưa dám tin vào Chúa có cơ hội thay đổi. Họ sẽ thấy Chúa sống động trong mỗi chứng nhân của Chúa.
3/ Chúng ta không đi ra một mình
“Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” Đây là lời cuối cùng trong Tin mừng thánh Mátthêu. Câu này khép lại Tin mừng, nhưng cũng là câu mở ra chương mới cho mỗi người. Nghĩa là chúng ta được mời gọi viết tiếp những trang Tin mừng cùng với Chúa Giêsu. Nếu một mình đi ra cũng rất nguy hiểm. Nếu chỉ có cộng đoàn đi ra cũng rất phưu lưu. Trên hết, chúng ta ra đi và làm chứng cùng với Chúa Giêsu. Thật may, vì chính Chúa Giêsu luôn muốn ở với mỗi người chúng ta.
Nếu lúc nào đó, tôi và bạn ngại ra đi làm chứng cho Tin mừng, hãy chia sẻ khó khăn này với Đức Giêsu. Hẳn là Chúa sẽ nói lời động viên này với chúng ta: “Yên tâm, thầy đây, thầy ở với con mọi ngày.” Với Chúa và trong Chúa, chúng ta có can đảm để làm nên những điều cao cả. Khi viết đến đây, tôi nhớ câu ngạn ngữ Latinh thật hay: “Ad maiora Natus Sum – We are born to aim for greater things!” Chúng ta được sinh ra để ôm ấp những gì cao cả hơn. Một trong những điều cao cả mà Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta: ôm lấy sứ mạng loan báo Tin mừng. Bắt đầu bằng chính đôi chân của mình; sau đó, từ từ bước ra xa hơn, bền bỉ hơn. Đừng quên điều này: “hãy để Chúa Giêsu cùng bước đi với mình.” Khi đó, chúng ta có khả năng làm được những điều vĩ đại, như lời Chúa nhắn nhủ hôm nay: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ…”
Để kết thúc, chúng ta xin Chúa cho mình phấn khởi bước đi trong sự hiện diện của Ngài. Có Chúa ở cùng, không chỉ chúng ta được hạnh phúc, nhưng còn giúp cho nhiều người cũng hưởng được niềm vui này. Mong thay!
Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
[1] Xem Tông huấn Niềm vui Tin Mừng – Evangelii-Gaudium số 20-24
[2] Evangelii-Gaudium số 49
[3] Evangelii-Gaudium số 24
[4] Tông huấn Gaudete et Exsultate – Vui mừng và hân hoan, số 14.
[5] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/duc-thanh-cha-phanxico-tro-chuyen-voi-cac-tu-si-dong-ten-hungary-day-la-phong-cach-cua-chua–50826
Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B (29/11/2023 16:44:23 - Xem: 48)
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B (29/11/2023 16:42:09 - Xem: 50)
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ của đời sống ta.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 34 TN năm A (21/11/2023 07:28:34 - Xem: 439)
Mọi người chúng ta sẽ không bị xét xử về điều gì khác ngoài tình yêu, nghĩa là những gì đã làm hay không làm cho anh chị em mình.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 34 TN năm A (20/11/2023 14:29:02 - Xem: 454)
vương quốc của Chúa Kitô vẫn tồn tại mãi mãi. Và vì thế, chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu thuộc về Ngài, không sợ chết, vì nó đã hoàn toàn bị đánh bại.

Suy Tư Tin Mừng CN: Tài năng là món quà của Chúa (15/11/2023 05:29:13 - Xem: 276)
Bạn cứ dùng hết tài năng của mình, với hết sức lực của mình, lúc đó Thiên Chúa cũng sẽ giúp bạn đạt được thành công.

Suy nghĩ và cầu nguyện lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam (13/11/2023 05:49:05 - Xem: 608)
Chết vì đạo chính là chết vì tình yêu, vì sự thật, vì sự thiện, nên phải có một sức mạnh của ơn thánh Chúa chứ không do sức riêng của con người.

Thà khờ dại ở thế gian, nhưng khôn ngoan vì nước trời (10/11/2023 07:18:14 - Xem: 531)
Chúng ta cũng nên tự hỏi: mình có luôn mang theo ‘dầu’ để thắp sáng ngọn đèn đức tin? Chúng ta có sẵn sàng hy sinh như sáp nến phải tan chảy để ngọn nến đức tin luôn được cháy sáng?

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 32 TN năm A (10/11/2023 05:30:19 - Xem: 570)
Khi kể cho chúng ta dụ ngôn 10 trinh nữ, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta hãy luôn chuẩn bị để gặp Người với tư cách là thẩm phán của chúng ta trong ngày chết.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 32 TN năm A (09/11/2023 07:20:42 - Xem: 564)
Tuổi trẻ có nhiều dự định phải thực hiện, nhiều ước mơ phải hoàn thành. Có bao giờ tôi dừng lại đôi chút để thấy dầu đèn của đời mình còn hay hết?

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 31 TN năm A (03/11/2023 07:28:53 - Xem: 817)
Nhu cầu được công nhận, được đánh giá cao, được mọi người biết đến tên tuổi của con người có thể mang một cái giá rất bi thảm.
-
Thứ Sáu 01/12/2023 – Thứ Sáu đầu tháng, tuần 34 thường niên. – Nhận ra tiếng Chúa qua các biến cố.
Thứ Sáu đầu tháng, tuần 34 thường niên.
-
THÁNH ANRÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.
-
Thứ Tư tuần 34 thường niên.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!
-
Linh mục triều và dòng có gì khác?
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.
-
Đời này – đời sau
Sống trọn vẹn đời này chính là sống những giá trị tốt đẹp của nó ở mức độ cao nhất: yêu thương, vị tha, hoà nhã, hy sinh…
-
Bất lực cũng phong phú
Đêm tối tâm hồn là gì? Đó là trải nghiệm mà chúng ta không còn có thể cảm nhận được Chúa một cách tưởng tượng hay cảm nhận Chúa một cách...
-
Gia đình sống Bí tích Thánh Thể: Sống hy sinh cho nhau bằng một tình yêu tự hiến
Khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, người tín hữu được kết hợp với Chúa Kitô, nhờ đó họ được liên kết trong một gia đình, trở nên một...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 34 TN năm A
Mọi người chúng ta sẽ không bị xét xử về điều gì khác ngoài tình yêu, nghĩa là những gì đã làm hay không làm cho anh chị em mình.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 34 TN năm A
vương quốc của Chúa Kitô vẫn tồn tại mãi mãi. Và vì thế, chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu thuộc về Ngài, không sợ chết, vì nó đã...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...