Suy tư - Cảm nghiệm

Suy Tư Chúa Nhật – Những kiếm tìm trong đời

  • In trang này
  • Lượt xem: 683
  • Ngày đăng: 13/01/2024 05:31:40

NHỮNG KIẾM TÌM TRONG ĐỜI

 

Mỗi người Kitô hữu vẫn đang được Chúa hỏi: các con đang tìm kiếm gì? Chúng ta vẫn cần được Chúa thanh luyện động cơ của những kiếm tìm trong cuộc đời này...

 

 

“Các anh tìm gì?” – (Ga 1, 35-42)  

Đây là câu nói đầu tiên của Chúa Giê su trong Tin Mừng Thánh Gioan. Khi thấy hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả đi theo mình, Chúa Giêsu đã hỏi như vậy. Nhưng dường như hai môn đệ không hiểu câu hỏi của Chúa, nên thay vì trả lời, họ hỏi ngược lại: Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Và chính câu hỏi này đã mở đường cho một tương quan gần hơn: Chúa mời họ đến và xem. Hai môn đệ này không những đếnxem, mà sau đó còn trở nên những môn đệ đầu tiên của Chúa. Từ đây, họ bước vào kinh nghiệm “ở lại với Chúa”, sống với Ngài mỗi ngày để trả lời cho câu hỏi còn bỏ dở dang: các anh tìm gì?

 

Bạn thân mến! Mỗi người Kitô hữu đều được mời gọi bước theo Đức Kitô, bắt chước lối sống của Đức Kitô, và làm chứng về Đức Kitô là cùng đích đời mình. Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Gioan Tẩy Giả đã chỉ cho hai môn đệ nhìn thấy cùng đích đời họ và mọi cuộc đời, đang tiến đến, sát ngay bên, đó chính là “Chiên Thiên Chúa”, là Đấng xoá tội trần gian! Vậy bạn và tôi, chúng ta phản ứng ra sao khi được giới thiệu, được biết về Chúa? Nhìn vào những bước tiến của những môn đệ đầu tiên được Chúa gọi hôm nay, ta thấy có ba thời điểm quan trọng sau:

 

Thứ nhất, đến và xem

Dù hai môn đệ của Gioan đã được Thầy mình giới thiệu và làm chứng về sự xuất hiện “ngang qua” của Đấng Messia, nhưng hai ông vẫn muốn “mắt thấy tai nghe”, nên đã đi theo Thầy Giêsu để chính mình  được cảm nhận. Những giây phút bước theo như vậy đã đem các ông lại gần hơn chương trình cứu độ của Thiên Chúa với ơn gọi làm môn đệ. Đức Giêsu như đi chậm lại để đợi những bước chân của hai môn đệ, và đã ngoảnh mặt lại để hỏi han và quan tâm đến những bước chân tìm đến Ngài. Ngài mời gọi các ông hiểu rõ hơn điều đang chất chứa trong lòng: các anh thật sự tìm kiếm gì? Chúa muốn các ông xem xét lại những ước muốn của mình khi bước theo Chúa, và không chỉ biết về Ngài qua việc “nghe người ta nói”, nhưng là tự mình đi vào cuộc gặp gỡ riêng tư. Và Ngài mời gọi các ông “đến và xem”. Lời mời gọi này rất quan trọng, mở ngỏ cho những khát vọng thâm sâu nơi cuộc đời hai môn đệ: nếu thật sự tìm Chúa, họ sẽ không ngại đến tận nơi Ngài ở.

 

Thứ hai, ở lại với Chúa

Hai môn đệ không chỉ đến và xem vì tò mò. Các ông thật sự muốn đi xa hơn nữa trong sự nhận biết về con người Đức Giêsu, và họ quyết định ở lại. Với quyết định này đã đem lại cho hai môn đệ niềm xác tín mạnh mẽ về căn tính Đức Giêsu. An-rê, một trong hai môn đệ đó, đã thốt lên: Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô!

 

Việc ở lại, sống với Chúa đã làm thay đổi góc tiếp cận của hai môn đệ đối với Đức Giêsu: từ tư thế đang đứng nghe Gioan nói về Đức Giê su đến đi theo và ở lại với Đức Giêsu, An-rê trở nên người loan báo và chứng tá về Đức Giêsu cho người khác, bắt đầu là anh mình, ông Simon. Ông không chỉ giới thiệu Chúa cho anh mình, nhưng còn dẫn anh đến với Chúa, và một cuộc gặp gỡ nữa lại bắt đầu.

 

Và thứ ba, được biến đổi

Chắc hẳn nhiều người Kitô hữu đã rất quen thuộc với lời bài hát: Gặp gỡ Đức Kitô, trong đó có đoạn: gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình, gặp gỡ Đức Kitô đón nhận ơn tái sinh, gặp gỡ Đức Kitô chân thành mình mình gặp mình, gặp gỡ Đức Kitô nảy sinh tình đệ huynh. Quả đúng như vậy nơi các môn đệ theo Chúa hôm nay. Ta có thể quan sát những thay đổi của họ trước và sau khi gặp Chúa

  • Từ khoảng cách xa đến gần
  • Từ đứng, đến đi theo và ở lại
  • Từ một An-rê được nghe giới thiệu về Chúa đến tuyên xưng Ngài là Đấng cứu độ
  • Từ một Simon đời thường đến một Phêrô, là phiên bản sau này nên đá tảng góc tường Hội Thánh

 

Chút Suy Tư

Mỗi người Kitô hữu vẫn đang được Chúa hỏi: các con đang tìm kiếm gì? Chúng ta vẫn cần được Chúa thanh luyện động cơ của những kiếm tìm trong cuộc đời này để rồi mọi sự kiếm tìm đó là một phương tiện, một bước tiến giúp ta đạt tới cùng đích đời mình là chính Chúa, là ơn cứu độ, là những giá trị Tin Mừng.

 

Như các môn đệ sẵn sàng và mau mắn đáp lại lời mời gọi đến, xem, và ở lại với Chúa mỗi ngày, chúng ta cũng được mời gọi đi vào sự gặp gỡ riêng tư với Chúa trong mọi thời điểm, nhất là những khúc quanh cuộc đời, vì Chúa luôn hiện diện và ngang qua từng giây phút trong sống ta.

 

Và như các môn đệ hôm nay, chúng ta tin sẽ được Chúa biến đổi qua những gặp gỡ với Ngài. Ý thức như vậy để chúng ta biết dành thời giờ sống với Chúa ngay giữa những bận rộn của lo toan cuộc sống, của bổn phận và những khát khao chưa thoả. Chúng ta dâng hết cho Chúa như lời kinh nguyện cuộc đời.

 

Cầu nguyện

Lạy Chúa, xin cho con biết tìm Chúa trong mọi sự, gặp Chúa qua từng biến cố, và trở nên môn đệ đích thực của Ngài suốt đời. Amen.

Quỳnh Thoại, CĐM

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 6 PS năm B - 2024 (01/05/2024 20:55:01 - Xem: 99)

Chúa mời gọi chúng ta trở thành những môn đệ yêu thương nhau. Chính chúng ta là những người chữa lành và tiếp thêm sức mạnh cho người khác khi chúng ta học cách cho đi và yêu thương họ.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 6 Phục sinh năm B (30/04/2024 19:02:43 - Xem: 145)

Yêu thương là điều tự nhiên trong đời sống con người. Ai cũng muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên, tình yêu không phải là thứ tình cảm cạn cợt và hời hợt như tình đời.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 461)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 435)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 253)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 445)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 297)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 631)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 715)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7