Suy tư - Cảm nghiệm

Suy Tư Chúa Nhật – Nguồn vui của đời con

  • In trang này
  • Lượt xem: 838
  • Ngày đăng: 15/12/2023 05:26:45

NGUỒN VUI CỦA ĐỜI CON

 

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ý thức rằng nguồn vui của Kitô hữu là biết chắc rằng chúng con được Thiên Chúa yêu thương, yêu thương thân mật bởi Đấng Tạo hóa…

 

 

Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng là một trong những ngày vui nhất trong năm. Trên vòng hoa Mùa Vọng, cây nến màu hồng nổi bật giữa ba cây nến màu tím. Nét nổi bật này gợi nhớ cho mỗi người niềm vui đang đến gần. Vì niềm vui này mà mỗi người đều háo hức chờ và mong. Chờ ngày Giáng Sinh, mong ngày Chúa đến. Thiên Chúa chính là nguồn vui của cuộc đời. Chúng ta vẫn tin rằng: có Chúa là có tất cả.

 

Thực vậy, Tin mừng Chúa Nhật vui (Gaudete Sunday) hôm nay kể về một ngôn sứ sau cùng, tên ông là Gioan Tẩy Giả. Nhiều người cứ ngỡ Gioan là nguồn vui, là lời hứa cứu độ mà dân Do Thái đang mong chờ. Các tư tế và Lêvi cũng hỏi về nguồn gốc của Gioan: “Ông là ai?” Với tính tình thẳng thắn và trái tim của một người dọn đường cho Đấng Thiên Sai đến, ông trả lời rất thẳng thắn: “Tôi không phải là Đấng Kitô.” Hoặc nói đúng hơn, ông chính là người thôi thúc muôn dân chuẩn bị chờ ngày Đấng Kitô đến. Kitô hay còn gọi là Đấng Messia có nghĩa là Đấng được xức dầu, Đấng cứu độ muôn dân. Tại sao Đấng này lại là nguồn vui của chúng ta?

 

Trong Cựu ước, việc xức dầu chỉ dành cho tư tế, vương đế và ngôn xứ. Như vậy, Đấng Messia mang cả ba ý nghĩa này. Đấng Messia có quyền năng và thấu xuất tư tưởng con người. Trên hết, Ngài là hiện thân của Thiên Chúa đến để chăm sóc cho từng người. Theo Ngôn Sứ Êdêkien, Đức Kitô là nguồn suối của muôn ân phúc mà mọi dân tộc mong chờ. (Ed 34,26). Đấng ấy đã đến. Chúa nhật hôm nay với cây nến màu Hồng gọi nhớ cho chúng ta về nguồn hạnh phúc này.

 

Mục đích của đời người là gì nếu không phải là mưu cầu hạnh phúc và bình an. Ai có được niềm vui viên mãn, có được hạnh phúc vẹn toàn, người ấy có thể nói là đạt được mục đích của đời mình. Mọi bôn ba của chúng ta chỉ gói gọn trong hai chữ hạnh phúc. Nhưng ai có thể cho chúng ta hạnh phúc đích thực, nếu không phải là Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cũng muốn chúng ta hạnh phúc. Hoặc nói như ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI: “Hãy tìm đến với Chúa mọi ngày, Đấng không muốn gì hơn là cho các bạn được hạnh phúc. Hãy nuôi dưỡng sự liên kết chặt chẽ và bền bỉ với Chúa trong cầu nguyện, và khi có thể, tìm những lúc thuận tiện trong ngày để ở một mình với Người trong tình bạn. Nếu bạn không biết cầu nguyện, hãy xin Người dạy cho, và  xin Mẹ Thiên đàng cầu nguyện với bạn và cho bạn.” (ngày 21.11.2005).

 

Tạ ơn Chúa vì Ngài không ở trốn trời cao, nhưng đã cư ngụ với con người. Trong thân xác con người, Thiên Chúa trở nên “người nhà” của mỗi người chúng ta (Ga 1,11). Đây là một mầu nhiệm và là hồng ân mà chúng ta không thể nào diễn tả hết niềm vui. Một Thiên Chúa, một Hoàng Tử muốn kết bạn với từng người. Vì Hoàng Tử Hòa Bình này nổi tiếng đến nỗi Gioan phải thốt lên: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.”

 

Để đón Đấng Thiên Sai, Giáo hội mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn. Ngày xưa Giáo hội dành bốn tuần để ăn chay, sám hối cho đến ngày vui Giáng sinh. Ngày nay tuy luật không bắt buộc ăn chay, nhưng tinh thần sám hối vẫn giữ nguyên. Nếu hiểu theo nghĩa này, chúng ta thấy tiếng kêu của Gioan thật thấm thía: “Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi.” Con đường thẳng là lối nẻo của những ai mong chờ Chúa đến. Con đường gian manh giả dối là cách Ma quỷ dụ chúng ta bước vào. Những ai chọn nẻo chính đường ngay, người ấy gần với nguồn suối của bình an và hạnh phúc. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho chính mình để được gần Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời.” Tv 138,1-3

 

Trước niềm vui này, Mùa Vọng với Chúa Nhật thứ ba, chúng ta tiếp tục chuẩn bị tâm hồn cho lễ Giáng Sinh. Để thực hành lời thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi, hẳn là Giáo hội khuyến khích mấy việc sau:

- Cầu Nguyện: Mùa Vọng là thời gian để tập trung cầu nguyện và háo hức mong chờ Đức Kitô giáng sinh. Cầu nguyện làm cho ta hạnh phúc.

- Sửa đổi và hoán cải: Mùa Vọng cũng là thời điểm để xem xét và chuẩn bị tâm hồn bằng cách sửa đổi tâm hồn, điều chỉnh hành vi để chuẩn bị sẵn sàng mừng lễ.

- Làm việc bác ái: Trong Mùa Vọng, Giáo hội thường khuyến khích thực hành chúng ta nhớ đến người nghèo. Có thể thêm lời cầu nguyện cho họ và cho nhau.

- Lắng Nghe Lời Chúa: Trong những thánh lễ, ước gì tôi cũng chú tâm lắng nghe và suy ngẫm về lời Chúa qua các bài đọc. Đức Bênêđictô XVI thách thức chúng ta hơn: “Suy gẫm thường ngày Lời Chúa và để cho Chúa Thánh Thần làm thầy của bạn, bạn sẽ thấy tư tưởng của Chúa không phải tư tưởng của loài người, bạn sẽ đạt tới chiêm ngắm Thiên Chúa thật, và nhìn mọi biến cố bằng con mắt của Chúa, bạn sẽ được nếm một niềm vui dồi dào phát xuất từ sự thật.”

- Chuẩn Bị Tâm Hồn: Mùa Vọng không chỉ là chuẩn bị bầu không khí bên ngoài, nhưng còn là chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng đón nhận sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống hàng ngày.

 

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ý thức rằng nguồn vui của Kitô hữu là biết chắc rằng chúng con được Thiên Chúa yêu thương, yêu thương thân mật bởi Đấng Tạo hóa… yêu thương bằng một tình yêu đam mê và trung tín, một tình yêu lớn hơn là những bất trung và tội lỗi của chúng con, một tình yêu luôn tha thứ. Amen

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 141)

Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 122)

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.

Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 824)

Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?

Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 358)

Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.

Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 177)

Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.

“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 233)

Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 544)

Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.

Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:24:57 - Xem: 462)

Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.

Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu (05/11/2024 07:26:42 - Xem: 280)

Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn hảo ra sao.

Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024 (01/11/2024 11:31:26 - Xem: 396)

Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7