Suy tư - Cảm nghiệm

Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ MMT Chúa năm A

  • In trang này
  • Lượt xem: 709
  • Ngày đăng: 07/06/2023 15:22:58

BÁNH HẰNG SỐNG

Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô năm A

 

Ước chi chúng ta thật sự hăm hở và vui mừng mỗi khi được rước Chúa, được cận kề bên Chúa, được sống trong Chúa và Chúa sống trong ta.

 

Suy niệm

Trong bài đọc I, sách Đệ nhị luật kể lại lúc cuối cuộc hành trình trong sa mạc và trước khi bước vào Đất hứa, Môsê khuyên bảo dân đừng bao giờ quên những ơn lành Chúa đã ban cho họ, đặc biệt Ngài đã nuôi sống họ bằng Manna từ trời rơi xuống và nước từ tảng đá vọt ra. Trong bài đọc II, khi nói về Bí tích Thánh Thể, thánh Phaolô nhắc tín hữu Côrintô ý thức rằng, vì họ cùng ăn một bánh và cùng uống một chén nên họ không được chia rẽ, trái lại phải đoàn kết yêu thương nhau. Còn bài Tin Mừng cho biết sau khi dân chúng đã được ăn no nê thừa thãi thứ bánh vật chất mà Đức Giêsu vừa làm phép lạ, thì Ngài hướng họ đến một thứ lương thực cao quý hơn, đó chính là Mình và Máu Ngài.

 

Được sống trên cõi đời là một hồng phúc, một ân huệ cao vời. Vì yêu thương con người vô hạn mà Thiên Chúa đã ban cho họ quà tặng cao quý nhất là sự sống, không chỉ sự sống tự nhiên mà còn là sự sống siêu nhiên, sự sống muôn đời. Đó là Bí tích Thánh Thể được Chúa Giêsu lập ra để hiến ban Thịt và Máu Ngài, dưới hình bánh rượu, cho chúng ta được rước lấy. Việc rước Mình Máu Chúa không phải là đón nhận một xác chết, mà đón nhận một Đức Giêsu đã chịu chết và đã phục sinh. Toàn thể con người Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là con người, qua Bí tích Thánh Thể, Ngài biến thành của ăn đem lại phúc trường sinh cho chúng ta: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).

 

Thánh Gioan Phaolô II còn xác quyết rằng: “Ai nuôi mình bằng Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, không cần đợi chờ một thế giới bên kia để nhận lãnh sự sống đời đời, họ đã chiếm hữu nó ngay từ đời nầy, như hoa quả đầu mùa của sự sung mãn sẽ tới, liên hệ đến toàn thể con người”. Thật vậy, ngay trong hiện tại, khi tiếp nhận Mình Máu Chúa Giêsu, ta được kết hợp mật thiết với Ngài: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6, 51-58). Không những thế, ta còn được chung phần sự sống với Chúa Cha và Chúa Con: “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn lấy tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57). Đó là sự sống của chính Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Đời sống Kitô hữu thật cao cả, vì được diễm phúc đón nhận chính Đức Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, và được biến đổi để trở nên chính Ngài. Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả khẳng định:“Thực tế, chúng ta thông phần Mình và Máu Chúa Kitô là để được biến thành Đấng chúng ta rước lấy”. Thánh Augustinô còn vui mừng xác tín: “Hãy hoan hỉ và cảm tạ Thiên Chúa, không những chúng ta đã trở nên những Kitô hữu, nhưng chúng ta đã trở nên chính Đức Kitô”.

 

Thực chất của việc rước lấy Mình Máu Thánh Chúa là như thế, nhưng rồi linh nghiệm tới mức độ nào lại tùy thuộc sự đón nhận và lòng tin mến của chúng ta. Mẹ Têrêxa Calcutta cho biết sở dĩ các nữ tu có đủ tinh thần và nghị lực để mỗi ngày đem đến cho những người nghèo khổ sự an ủi, nâng đỡ, bằng việc yêu thương và phục vụ, là nhờ Mình Thánh Chúa mà họ rước mỗi ngày với lòng tin mến vô vàn.

 

Đức Cha Helder Camera, Tổng Giám Mục Braxil, đã chia sẻ kinh nghiệm sống mầu nhiệm Thánh Thể như sau: “Mỗi sáng, tôi được nuôi dưỡng bằng Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể, rồi suốt ngày, tôi gặp gỡ Đức Kitô nơi anh chị em tôi. Cũng một Chúa Giêsu ở trên bàn thờ và ngoài đường phố”. Bất cứ ai được Thánh Thể cảm hóa đều nhận ra Ngài nơi anh chị em mình, vì Ngài đang hiện diện ẩn dấu nơi họ, nhất là nơi những người nghèo khổ và bất hạnh. Chỉ khi cảm nhận thâm sâu về Mình Máu Chúa Giêsu đang thấm nhập vào máu thịt ta, mới làm ta choáng ngợp và thay đổi dần dần, thay đổi tận căn, để như Đức Kitô, ta lại tiếp tục trở thành tấm bánh cho người khác.

 

Ai trong chúng ta cũng khao khát tình yêu, muốn yêu và được yêu đến vô cùng. Chỉ có tình yêu Thiên Chúa qua Đức Kitô mới lấp đầy khát vọng vô biên của chúng ta. Hãy mở rộng trái tim mình cho tình yêu Chúa trào tuôn. Tình yêu là con đường ngắn nhất để cho Mình Máu Chúa biến đổi cuộc đời ta thành sự hiện hiện diện của Đức Giêsu.

 

Ước chi chúng ta thật sự hăm hở và vui mừng mỗi khi được rước Chúa, được cận kề bên Chúa, được sống trong Chúa và Chúa sống trong ta. Dần dần ta mới cảm thấy Chúa lấp đầy trái tim khao khát của mình, mới cảm nhận Ngài là sự sống viên mãn và niềm vui miên trường cho chúng ta từ chính cuộc sống hôm nay, để ta dám sống cho mọi người.

 

Lời nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Lương thực hằng ngày chỉ sống đời này,
chẳng ai có thể sống hoài sống mãi,
chỉ có Chúa là tấm bánh nhiệm mầu,
cho con người sự sống mới mai sau.

 

Khi con rước Chúa với lòng khao khát,
là con được chính Chúa nguồn ân ban,
được kết hiệp với Ba Ngôi Chúa cả,
cao vời quá ôi tình thương hải hà.

 

Bản thân con bất xứng muôn ngàn lần,
mà rồi Chúa vẫn ân cần ngự đến,
con không dám tin đó là sự thật,
ai ngờ là nhiệm mật của tình yêu,
chính là điều vượt trên mọi trí hiểu,

 

Mầu nhiệm này không ai suy cho thấu,
chỉ khi con yêu Chúa cả trái tim,
con mới có được phần nào cảm nghiệm,
tấm bánh linh thiêng quá diệu huyền,
để đời con được dần dần xoay chuyển.

 

Nhưng con thấy tâm hồn vẫn bợn nhơ,
khi đứng trước tình yêu Chúa vô bờ,
vẫn không tránh những lần con vô cảm,
khi rước Chúa mà lòng vẫn không ham,
chỉ vì còn đam mê đời thế tục,
chưa thoát khỏi nhục dục của trần gian.

 

Xin tha thứ cho con đã xúc phạm,
thật ra chẳng bao giờ mà con dám,
cũng chỉ vì yếu đuối quá vô tình,
xin cho con biết cải hóa đời mình,
lòng hân hoan đón rước Chúa uy linh,
để sống mãi trong ân tình muôn thuở. Amen.

 

Lm. Thái Nguyên

Bài cùng chuyên mục:

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 7)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 185)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 388)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 249)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 602)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 683)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 250)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 510)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 Phục sinh năm B - 2024 (02/04/2024 07:16:18 - Xem: 325)

Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh mời gọi chúng ta suy ngẫm về tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7