Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Chúa Ba Ngôi năm B
- In trang này
- Lượt xem: 889
- Ngày đăng: 21/05/2024 10:35:43
THIÊN CHÚA BA NGÔI
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi năm B: Mt 28, 16-20
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không gì khác hơn là mầu nhiệm tình yêu: là một trong nhau và trong đời sống mỗi người chúng ta.
Suy niệm
Từ ngữ “Chúa Ba Ngôi” (Trinitas) không có trong Kinh Thánh, nhưng là chân lý mà Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Hình ảnh đặc trưng nhất về Chúa Ba Ngôi là khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, có Chúa Thánh Thần dưới hình chim bồ câu và tiếng phán từ trời, là ba hình ảnh tạo nên một chân dung sống động về Chúa Ba Ngôi (Mt 3,16-17).
Thánh Phaolô gửi lời chào các tín hữu trong Chúa Ba Ngôi: Ân sủng của Đức Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em (2Cr 13,13). Còn thánh Luca trong sách Công vụ và trong Phúc Âm, đã nhìn nhận lịch sử cứu độ mang chiều kích Chúa Ba Ngôi: Cựu Ước là thời của Chúa Cha, Tân Ước là thời của Chúa Con, và hiện nay là thời của Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Tín Kính, chúng ta cũng tuyên xưng: Chúa Cha là Đấng sáng tạo, Chúa Con là Đấng cứu độ và Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hoá. Nhưng Chúa Cha ở đâu, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cũng ở đó. Ba Ngôi luôn là mầu nhiệm thâm sâu, vừa đơn nhất vừa đa dạng.
Hằng ngày ta rất gần gũi với dấu thánh giá trên mình: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, nhưng xem ra lại xa lạ khi cảm nhận. Những suy tư thần học về Ba Ngôi thật phong phú, cũng như những từ ngữ “ngôi vị” và “bản tính” rất cần thiết để minh định tín điều, nhưng lại rất trừu tượng và khó khăn cho sự gặp gỡ với một Thiên Chúa sống động. Thiên Chúa đúng là Đấng siêu việt, Đấng “ở trên” nhưng đồng thời cũng là Đấng “ở với” và “ở trong” con người cũng như lịch sử.
Thiên Chúa là Đấng “ở trên”, vì là “Đấng trường sinh bất tử, ngự trị trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy” (1Tm 6,16). Thiên Chúa “ở trên” vũ trụ và nhân loại vì “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi” (Mt 16,23). Nếu ai nói rằng mình hiểu được Thiên Chúa thì chắc chắn vị Thiên Chúa ấy không còn là Thiên Chúa đích thực nữa. Những khám phá khoa học ngày nay càng làm cho ta thấy tính bất khả đáo đạt về Thiên Chúa. Trái đất của chúng ta đây mới chỉ là một thành phần của dải ngân hà, đã là điều quá vĩ đại, thế mà nó còn nằm trong hằng tỷ dải ngân hà. Quả thật, vũ trụ như vô cùng vô tận. Nếu thế, Thiên Chúa còn vô biên vô ngần đến mức nào, vì Ngài là nền tảng cho mọi hiện hữu.
Thiên Chúa còn là Đấng “ở với” con người. Đây là mạc khải trung tâm và độc đáo của Kitô giáo. Ngay từ Cựu ước, khi sai ai đi thi hành sứ mạng, Thiên Chúa cũng chỉ hứa điều quan trọng nhất là:“Ta ở với ngươi”. Từ Môsê đến Đức Maria đều như thế (Xh 3,12; Lc 1,28). Lời hứa “ở với” đã vươn đến cao điểm trong Đức Giêsu Kitô, Đấng được gọi là Emmanuel: Thiên Chúa-ở-cùng-chúng ta (Mt 1,23). Ngài không chỉ hiện diện với con người, mà còn chia sẻ phận người trong mọi tình trạng, kể cả đau thương và chết trong khổ nhục. Cho đến thời của Hội Thánh, lời hứa của Chúa Kitô Phục sinh dành cho các môn đệ vẫn là: “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Ngoài ra, Thiên Chúa còn “ở trong” con người. Tin Mừng Gioan tràn ngập cụm từ “ở trong”:“Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy… ” (15,9-10); Chúa Giêsu đã xin Cha cho một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với các môn đệ. Đó là Thần Khí Sự Thật… “Ngài luôn ở giữa anh em và ở trong anh em” (14,16-17). Ngoài ra, Giáo Hội còn cho chúng ta biết: lương tâm là “tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa, và tiếng nói của Ngài vang dội trong lòng họ” (GS, số 16).
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không gì khác hơn là mầu nhiệm tình yêu: là một trong nhau và trong đời sống mỗi người chúng ta. Khi sai chúng ta đi rửa tội cho mọi người nhân danh Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu muốn ta đem tình yêu rửa sạch những oán ghét hận thù đang tàn phá thế giới. Ngài muốn ta đem ngọn lửa tình yêu thắp sáng những nơi tối tăm và ngục tù. Ngài muốn ta đem mưa tình yêu tưới gội những vùng đất khô cằn vì thiếu vắng lòng nhân từ và tha thứ. Ta hãy cảm nhận và sống mầu nhiệm Ba Ngôi trong chính gia đình mình, trong cộng đoàn mình, trong Giáo xứ mình. Với niềm cảm mến thâm sâu, ta cũng hãy tuyên xưng và loan truyền tình Chúa Ba Ngôi cho hết mọi tâm hồn.
Cầu nguyện
Lạy Cha là Thiên Chúa chúng con!
Nhìn vào vũ trụ muôn loài,
chúng con nhận biết chính Ngài làm nên,
nhưng Ngài là Đấng siêu nhiên,
vô tiền vô hậu vô biên vô cùng,
xem ra cũng rất mông lung,
chúng con cảm thấy mịt mùng xa xôi.
Cũng nhờ Con Chúa xuống đời,
cho con được biết Chúa Trời Ba Ngôi,
Chúa Cha sáng tạo đất trời,
Chúa Con xuống thế cứu đời lầm than,
Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần,
chính Ngài thánh hóa bản thân mỗi người.
Tuy là mầu nhiệm cao vời,
nhưng là Thiên Chúa sáng ngời tình yêu,
vì Ngài cư ngụ trong con,
để con biết sống vẹn tròn yêu thương.
Giêsu nhân ái khôn lường,
chính là hình ảnh tỏ tường của Cha,
để con không cảm thấy xa,
mà là gần gũi thiết tha trong lòng.
Cho con luôn sống cậy trông,
để lòng con mãi hiệp thông với Ngài,
cho con đừng sống bề ngoài,
nhưng là trong Chúa hôm mai từng ngày.
Xin cho con quyết từ nay,
lòng tin cậy mến hằng ngày bên Cha,
Dưới tác động của Ngôi Ba,
để con luôn dám đi ra khỏi mình,
một đời gieo rắc an bình,
sáng lên trần thế bóng hình Giêsu. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Bài cùng chuyên mục:
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 399)
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024 (11/09/2024 14:58:12 - Xem: 396)
Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 663)
Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024 (04/09/2024 05:14:40 - Xem: 445)
Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 22 TN năm B -2024 (26/08/2024 15:04:21 - Xem: 544)
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết những người Pharisêu đã cảm thấy ức chế như thế nào khi chất vấn Chúa Giêsu về các môn đệ của Người bỏ qua nghi thức rửa tay trước khi dùng bữa.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 22 TN năm B - 2024 (26/08/2024 07:45:13 - Xem: 562)
Lời Đức Giêsu khiển trách người Do Thái cũng là lời khuyên chúng ta lo tu luyện lại bản thân từ bên trong, chứ đừng lo phê phán người khác.
Cần làm gì khi đối diện với các xung đột nội tâm? (24/08/2024 10:04:30 - Xem: 262)
Bạn hãy mạnh dạn thưa những lời đó với Đức Giê-su và tâm sự với Ngài về tất cả những cảm xúc đang có ở trong tâm hồn.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 21 TN năm B - 2024 (19/08/2024 15:01:39 - Xem: 552)
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thách thức các môn đệ tin vào Người và đón nhận lời hứa của Người về bánh trường sinh.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 21 năm B - 2024 (19/08/2024 10:43:32 - Xem: 634)
Hôm nay vẫn có những câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng, vẫn có những lúc thử thách làm ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ và lôi kéo làm ta bỏ cuộc.
Đức Trinh nữ Maria có giọng nói như thế nào? (14/08/2024 07:54:41 - Xem: 358)
Người ta có thể tưởng tượng được âm sắc giọng nói của Đức Trinh Nữ Maria không? Nơi Mẹ, người ta nghe thấy sự thanh khiết siêu nhiên của Mẹ
-
Thứ Ba 17/09/2024 – Thứ Ba tuần 24 thường niên. - TẾT TRUNG THU. CẦU CHO THIẾU NHI – Người chết thành Naim.
Thứ Ba tuần 24 thường niên. - TẾT TRUNG THU. CẦU CHO THIẾU NHI
- Thánh Cornêliô, giáo hoàng, và...
- CHÚA NHẬT TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng...
-
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
-
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024
Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm...
-
Đừng để ngày sống qua đi mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi
Đừng để ngày sống qua đi, mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi. Bạn hãy trao bảy nụ cười có Chúa đến với những anh chị em bạn gặp hôm nay!
-
Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, và tạo vật bất khả tri(3)
Chúng ta thường than trách Chúa và có khi không còn tin vào Ngài nữa; đó là khía cạnh mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu được của Thiên...
-
5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma...
-
Chữa lành là khi trái tim được tự do
Bạn xứng đáng khi coi trọng trái tim mình một cách nghiêm túc và cả khi chạy nước rút hướng tới sự chữa lành cùng với tự do mà Cha chúng...
-
Ly hôn không phải là một lựa chọn
Trong cuộc hôn nhân của bạn, đừng ngại nhờ giúp đỡ – có rất nhiều nhà tư vấn, linh mục và những vị linh hướng, và các cặp vợ chồng dày...
-
Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học