Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
- In trang này
- Lượt xem: 1,102
- Ngày đăng: 29/05/2023 08:38:57
NGUỒN TÌNH YÊU
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi : Ga 3, 16-18
Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa Tình Yêu, vì Cha trao tất cả cho Con, Con dâng tất cả cho Cha. Thánh Thần là sự thông hiệp giữa Cha và Con.
Suy niệm
Có lẽ trong tất cả mọi điều khó hiểu, thì tình yêu là điều khó hiểu nhất, nhưng lại là sự chi phối lớn nhất trong cuộc sống con người. Tình yêu làm nên những điều kỳ diệu trong đời sống nhân loại. Chẳng ai có thể định nghĩa được tình yêu, vì tình yêu thì vô biên. Nhưng chẳng có gì vô biên ngoài Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Tình Yêu, một mầu nhiệm vượt trí não và chỉ cảm nghiệm bằng con tim: một con tim tràn đầy yêu thương sẽ nhận ra biết bao điều lạ lùng mà Thiên Chúa làm nên trong vũ trụ thiên nhiên, và trong chính sự hiện diện của mình. Voltaire đã nói: “Chỉ cần mở mắt ra là ta nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa”. Abraham Lincoln còn nói: “Tôi không hiểu làm sao người ta có thể là người vô thần được khi nhìn xuống mặt đất. Tôi cũng không thể hình dung một người nào đó nhìn lên trời mà nói không có Thiên Chúa”.
Thiên Chúa đã làm nên tất cả chỉ vì yêu thương loài người mà Ngài đã dựng nên. Trong bài đọc 1, trích sách Xuất Hành, Thiên Chúa đã tự mạc khải Ngài là “Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, nhẫn nại, giàu ân nghĩa và thành tín” (Xh 34,4-6.8-9). Cho dù dân được tuyển chọn đã đem lòng phản bội, Ngài vẫn yêu thương tha thứ. Qua những trang Sách Thánh, Thiên Chúa còn cho ta biết thêm rằng Ngài không phải là Thiên Chúa đơn độc, nhưng là Thiên Chúa Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Tuy Ba Ngôi Vị khác nhau, nhưng cùng một bản thể, một sự sống, một ước muốn, một hành động. Nói vắn tắt là Ba Ngôi nên một với nhau trong tình yêu. Đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa, nhưng còn là mầu nhiệm của Thiên Chúa “cho chúng ta”.
Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa Tình Yêu, vì Cha trao tất cả cho Con, Con dâng tất cả cho Cha. Thánh Thần là sự thông hiệp giữa Cha và Con. Đó là một Tình Yêu duy nhất tràn ngập khắp vũ trụ, hiển hiện dưới ba hoạt động làm nền tảng của đời sống con người, đó là:
- Tình Yêu Sáng Tạo khi Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài, mang tính linh thiêng và sâu nhiệm.
- Tình Yêu Cứu Độ khi Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi nhờ Đức Giêsu Kitô, để ta nên con cái Thiên Chúa.
- Tình Yêu Thánh Hóa khi Ngài ban cho chúng ta sức sống mới là đời sống trong Chúa Thánh Thần, để ta mang Tin Mừng đến muôn dân.
Tình yêu Thiên Chúa là tình yêu hiến trao:“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một của Người, để bất cứ ai tin vào Người Con ấy thì không phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3, 16). Thiên Chúa không muốn cho ai phải trầm luân hay hư mất. Nếu có, thì không phải vì Thiên Chúa đành tâm bỏ mặc, nhưng vì con người đã vô tâm bỏ mặc, không tha thiết gì. Con người có thể tin hay từ chối, mở ra hay khép lại trước sự sống mới được trao ban như một quà tặng cho không. Chỉ là tình yêu khi có sự đáp trả nơi con người.
Nhân loại chúng ta phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi, nên mỗi người đều mang trong mình một trái tim yêu thương. Càng yêu thương, con người càng nên giống Thiên Chúa, càng có khả năng siêu việt mà triết lý Đông phương gọi là “cùng Thần tri hóa”, nghĩa là cùng góp phần với Thiên Chúa, để đổi mới thế giới này cho phù hợp với kế hoạch tình yêu của Ngài. Tuy nhiên, tình yêu nơi con người vẫn chen lẫn nhiều ích kỷ, kiêu căng, hận thù, ghen ghét…, cần phải thanh luyện cho tình yêu của mình ngày càng thêm tinh ròng và sâu rộng, giống như tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài.
Chúng ta sẽ mãi mãi xa lạ với Thiên Chúa nếu chúng ta không sống tình yêu. “Ai không yêu thì không biết Thiên Chúa” (1Ga 4,8). Ai không ở lại trong tình yêu thì cũng không ở lại trong Thiên Chúa (x. 1Ga 4,16). Tình yêu biến đổi phận người và làm cho chúng ta nên vĩ đại. Nếu có những kẻ tầm thường ti tiện, bị coi là tiểu nhân hay kẻ xấu xa, thì không phải là những kẻ vô danh tiểu tốt, hay dốt nát không có văn hóa, mà là những kẻ sống không có tình yêu, hoặc đó là tình yêu ích kỷ chỉ biết lo nghĩ cho riêng mình, không hướng tới tha nhân.
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi sẽ sáng lên trong cuộc đời Kitô hữu, khi chúng ta làm mọi việc chỉ vì tình yêu, một tình yêu như Chúa đã yêu thương chúng ta. Chính trong tình yêu mà chúng ta được hiệp nhất với Chúa và với nhau, làm thành một sức mạnh linh thiêng để xây dựng gia đình, cộng đoàn, xứ đạo, Giáo Hội, thành hiện thân của tình yêu Chúa Ba Ngôi. Đó chính là dấu chứng của một thực tại vô hình, là biểu hiện đích thực của niềm vui sự sống và hạnh phúc muôn đời.
Cầu nguyện
Lạy Chúa là Thiên Chúa Ba Ngôi!
là nguồn suối tình yêu và sự sống,
là an vui và hạnh phúc hiệp thông,
là khởi nguyên và cùng đích của con người.
Xin cho chúng con vững tin vào Ngài,
Đấng ẩn thân lặng lẽ trong cuộc trần,
Đấng ẩn dật nơi thiên nhiên vạn vật,
Đấng ẩn mình trong tận đáy lòng con.
Đấng mà thế nhân luôn hằng khao khát,
luôn băn khoăn khắc khoải kiếm tìm Ngài.
Trong một thế giới phân tranh,
đề cao quyền lực và lợi danh,
xin cho con sống hiền lành và khiêm nhượng.
Trong một thế giới phân chia,
đầy ham mê thống trị và chiếm đoạt,
xin cho con sống phục vụ và thanh thoát.
Trong một thế giới phân hóa,
phân biệt giàu nghèo và trên dưới sang hèn,
xin cho con sống hòa đồng và hiệp thông.
Trong một thế giới thực dụng và hưởng thụ,
lo mưu tìm giàu sang danh vọng và lạc thú,
xin cho con sống thanh bần và khiết tịnh.
Như tình yêu Ba Ngôi luôn hiệp nhất,
xin cho con đừng cao thấp hơn thua,
đừng ngồi đó mà phân bua phê phán,
nhưng ra đi xây dựng lại tình người,
điểm tô đời bằng cuộc sống đẹp tươi,
đem an vui và tin yêu hy vọng.
Xin cho thế giới lần hồi biến đổi,
để mai kia thành trời mới đất mới
nơi vinh phúc ngàn đời con ca ngợi,
cùng muôn người tán tạ Chúa Ba Ngôi. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Bài cùng chuyên mục:

Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn (29/09/2023 17:46:03 - Xem: 213)
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A (28/09/2023 17:30:44 - Xem: 298)
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình bày.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A (23/09/2023 05:25:28 - Xem: 419)
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).

Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa (22/09/2023 07:44:58 - Xem: 432)
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa hơn.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A (21/09/2023 08:04:21 - Xem: 507)
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.

Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha (15/09/2023 10:46:07 - Xem: 392)
Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy bực dọc phân bua...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm A (12/09/2023 14:50:49 - Xem: 480)
Chúng ta cũng là những tội nhân giống như họ. Chúng ta mắc nợ rất nhiều. Nhưng mỗi người chúng ta đã được tha thứ.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 24 TN năm A (11/09/2023 16:29:32 - Xem: 439)
Tha thứ thật sự không dễ chút nào. Có thể tha thứ rồi mà lòng vẫn quặn đau mỗi khi nghĩ đến sự tổn thương mình phải chịu do sự xúc phạm hay phản bội của người kia.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm A (07/09/2023 05:44:00 - Xem: 384)
Bạn đối xử thế nào với những người đã gây ra vấn đề cho bạn? Chúa Giêsu đã có câu trả lời trong bài Tin Mừng hôm nay: bằng lời nói thẳng thắn, tế nhị, nhưng trên hết là bằng cầu nguyện.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm A (05/09/2023 09:34:19 - Xem: 490)
Khuynh hướng tự mãn khiến ta dễ thấy lỗi của người khác hơn là lỗi của mình. Vì vậy, để tránh đi sâu vào lầm lạc, ta cần nhờ người khác chỉ ra lầm lỗi của mình.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 101 - Cám dỗ nơi người tu sĩ
Trường hợp yêu một người đang có ơn gọi dâng hiến và dần dần người đó từ bỏ ơn gọi thì có phải là cám dỗ hay không?
-
Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.
-
Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.
-
Những mối quan hệ chưa trọn
Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 100 - Bình an nội tâm
Bình an không đong đếm bằng những thành công, thành tựu, hay những điều ta đạt được trong cuộc sống.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình...
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ