Suy nghĩ và cầu nguyện CN 30 TN năm B - 2024
- In trang này
- Lượt xem: 559
- Ngày đăng: 23/10/2024 09:58:30
ĐÔI MẮT TÂM HỒN
Chúa Nhật 30 Thường Niên năm B : Mc 10, 46-52
Suy niệm
Nhạc sĩ Xuân Hồng viết ca khúc “Đôi mắt” với ca từ thật dễ cảm và ý nghĩa thật sâu xa: Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời, để nhìn đời và để làm duyên. Mẹ cho em đôi mắt màu đen, để thương để nhớ, để ghen để hờn. Đôi mắt em là cửa ngỏ tâm hồn, là bài thơ hay nhất, là lời ca không dứt, là tuyệt tác của thiên nhiên… Thi sĩ Lưu Trọng Lư cũng đã viết hai câu thơ thật đẹp về tình yêu trong đôi mắt: “Mắt em là một dòng sông. Thuyền ta bơi lặn trong dòng mắt em”.
Mắt là cảm hứng cho thi sĩ, nhạc sĩ. Mắt là hồn cho thơ, là sóng cho nhạc. Đôi mắt là vẻ đẹp tuyệt vời mà Thiên Chúa làm nên cho con người, để nhìn ngắm biết bao điều huyền diệu trong thế giới. Không có gì đau khổ và bất hạnh cho bằng bị mù lòa. Quả thật, người mù đã không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không được nhìn ngắm người thân bạn bè, mà còn bị mặc cảm lệ thuộc kẻ khác, sống bên lề xã hội.
Bài Phúc Âm hôm nay kể cho ta nghe về anh mù Báctimê, “ngồi bên vệ đường” ăn xin, nghe biết Đức Giêsu đi qua, anh thống thiết kêu van: “Lạy ông Giêsu, con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”. Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh càng kêu to: “Hỡi con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”. Đức Giêsu đứng lại và cho gọi anh đến. Anh sung sướng, liệng áo choàng, đứng phắt dậy và đến với Ngài. Báctimê tuy mù đôi mắt thân xác nhưng lại sáng đôi mắt tâm hồn. Anh thấy điều mà người sáng mắt không thấy. Anh thấy Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế nên gọi Ngài là “con vua Đavít”; anh thấy quyền năng và tình thương của Chúa có thể cho anh được sáng mắt. Sự thật đã xảy ra như thế. Anh được sáng mắt và bước đi theo Chúa. Như vậy, bất hạnh lớn nhất không phải là bị mù, mà là có mắt nhưng lại không nhìn thấy những điều cao trọng và huyền diệu mà Chúa đã làm nên cho ta.
Xem ra trước khi có được ánh sáng bên ngoài, thì anh đã có được ánh sáng bên trong, ánh sáng của tâm hồn, cũng là ánh sáng đức tin. Nhưng đó không phải là chuyện tự nhiên, mà anh đã kiên trì tìm kiếm và chờ đợi bao năm. Anh ta không ngã lòng, không buông xuôi, không than trời trách đất, không buồn chán vì thế thái nhân tình, mà trái lại, còn chủ động và tích cực tìm kiếm cơ may cho đời mình. Khi muốn đến với Chúa anh ta còn bị cản trở bởi đám đông, họ miệt thị anh ta, muốn bịt miệng anh ta. Quả là một đám đông vô tâm, vô cảm.
Con người ngày nay đã có một ý thức sâu xa về nhân phẩm, nhưng xem ra cũng chẳng hơn gì người xưa. Vẫn có một vùng tối rất đáng sợ trong tâm hồn con người che mất sự hiện diện của Thiên Chúa, mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã từng gọi tên nó là “lối sống vô cảm”, không còn động lòng trắc ẩn trước những đau khổ của anh chị em mình. Lạ thay, đứng trước sự vô cảm của đám đông, người mù Báctimê vẫn không mặc cảm, không tự ái, không buồn phiền hay thù hằn những người cấm cản anh ta đến với Chúa, nhưng càng tỏ ra bản lãnh và vững vàng hơn nữa trong sự kêu cầu và tin tưởng. Sự kiên trì và lòng kiên quyết đã giúp anh vượt qua sự ngăn chặn của đám đông, và thoát khỏi vòng tăm tối của cuộc đời, để vươn tới miền ánh sáng. Lòng tin quyết liệt vào Đức Giêsu đã đưa anh vào khung trời an vui và hạnh phúc.
Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian, Ngài đến không nhằm chữa lành đôi mắt thân xác cho bằng đem lại ánh sáng cho đôi mắt tâm hồn. Ngài đã mở mắt cho Giakêu thấy được sự nguy hiểm của tiền tài để rồi ông tự động đem phân nửa tài sản mình phân phát cho người nghèo (Lc 9, 1-10). Ngài mở mắt cho người đàn bà ngoại tình, giúp chị từ bỏ quá khứ lỗi lầm để sống một đời sống mới (x. Lc 7, 36-50). Ngài mở mắt cho người trộm lành để anh ta nhận ra lòng Chúa xót thương, để rồi nhờ sám hối và tin cậy mà anh được hưởng ngay phúc thiên đàng (Lc 23, 32-43). Và đừng quên rằng, Chúa đang tiếp tục làm như thế trên đời sống của mỗi người chúng ta. Vấn đề đặt ra là chúng ta có khao khát tìm kiếm Chúa hay không, có tin vào quyền năng Chúa không?
Có bao điều đang che phủ đời sống ta, đang ngăn chặn ta, đang lôi kéo ta. Ngoài ra, đau ốm, tật nguyền còn có những “cám dỗ” riêng của nó dễ khiến ta thất vọng. Nhưng dù sống trong tình trạng nào thì cũng cần nhận ra sự mù tối, cứng đọng hay sự lệch lạc của tâm hồn mình, để ta can đảm đến với Chúa như anh mù Báctimê, xin Ngài khai quang mở lối cho ta tiến đến một đời sống mới trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Ngài. Vì “Chính nhờ ánh sáng của Chúa, mà chúng ta được nhìn thấy ánh sáng” (Tv 36,10). Dưới ánh sáng đức tin thì mọi tối tăm đang được khai mở trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Chúa cho con đôi mắt thật tuyệt vời,
có nhiều khi đôi mắt nói thay lời,
diễn tả tâm tư tình cảm ở mọi nơi,
làm sáng lên khuôn mặt vẻ rạng ngời.
Đôi mắt như cửa sổ của tâm hồn,
trái tim thứ hai tinh tế rất đa ngôn,
cười hay nói có thể là giả dối,
nhưng đôi mắt là biểu hiện thật lòng.
Đôi mắt có mọi cung bậc của cảm xúc,
cho thấy ý nghĩa hiện diện trong từng lúc,
thấy rõ được tình ngay hay ý gian,
thấy được điều sâu xa hay nông cạn.
Mỗi sớm mai con vui mừng thức dậy,
hạnh phúc đầu ngày được mở mắt ra,
để nhìn thấy bao nhiêu điều mới lạ,
thấy người thân và vũ trụ bao la,
thấy anh em và tình nghĩa mẹ cha,
con hớn hở cất lời kinh cảm tạ.
Đôi mắt thân xác quả thật tuyệt vời,
nhưng vẻ đẹp ấy cũng chỉ tạm thời,
Chúa còn cho đôi mắt của đời đời,
là đôi mắt đức tin nhìn thấy Chúa,
đang sống và hành động ở mọi nơi,
cả những khi đời chơi vơi tăm tối.
Nhưng đôi mắt tâm con còn mờ tối,
xin Chúa dủ thương soi đường mở lối,
vượt thoát ra khỏi tội lỗi phủ vây,
khỏi những thứ giả hình và che đậy,
để thấy Chúa đang đến với con đây,
và đang làm mới lại cuộc sống này. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Bài cùng chuyên mục:
Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024 (01/11/2024 11:31:26 - Xem: 286)
Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 31 TN năm B - 2024 (01/11/2024 07:25:18 - Xem: 323)
Ta không thể gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa trong tâm tưởng hay trong ước muốn, mà là nơi chính tha nhân, nơi những hành động cụ thể trong những tương quan hằng ngày.
Hướng về các linh hồn đã khuất (01/11/2024 07:18:27 - Xem: 229)
“Linh hồn là cái làm cho ta thành một con người. Nó là nguyên lý linh thiêng của sự sống, và là cái sâu thẳm nhất trong con người.” (Sách Youcat số 62).
Hội Thánh dạy “Nên Thánh” cách nào? (29/10/2024 05:33:01 - Xem: 347)
Được trở nên nghĩa thiết và bạn hữu của Thiên Chúa là một điều gì đó muôn trùng siêu vượt trên chúng ta. Chúng ta không thể mua nó bằng những việc làm của mình.
Ba-ti-mê, mù rồi lại sáng (26/10/2024 13:46:33 - Xem: 901)
Hôm nay vẫn có người ngắm bầu trời xanh, thấy ánh trăng vằng vặc nhưng chẳng nhận thấy quyền năng Chúa ; có người nhìn thấy nhan nhản người nghèo nhưng chưa thấy và chưa cảm nhận nỗi khổ của họ… Đó là nghịch lý của cuộc đời : thấy mà lại không thật sự thấy.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 30 TN năm B -2024 (24/10/2024 16:44:57 - Xem: 502)
Chúng ta biết được trời sáng khi có thể nhận ra một người là con trai hay con gái của Chúa, và do đó, họ là anh chị em của tôi.”
Truyền giáo, nối kết giữa “Ngồi” và “Đi” (19/10/2024 14:57:00 - Xem: 1,021)
một đặc điểm quan trọng của việc truyền giáo là sự kết nối hài hòa giữa hai nhịp đập của trái tim : “ngồi” và “đi”. “Ngồi” để nghe tiếng Chúa ; “đi” để thực hiện ý Ngài.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 29 TN năm B -2024 (16/10/2024 05:25:50 - Xem: 551)
Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta rằng hạnh phúc thật đến từ việc phục vụ Chúa trong tha nhân, như lời cầu nguyện của thánh Phanxicô,
Làm thế nào để có bài giảng thú vị? (15/10/2024 09:01:00 - Xem: 380)
Ở đây, chúng ta sẽ suy ngẫm về mối liên hệ giữa bài giảng và cuộc sống, bắt đầu bằng cách xác định lý do tại sao một số bài giảng lại nhàm chán.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 29 TN năm B - 2024 (15/10/2024 05:23:47 - Xem: 586)
Chủ đề cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay được Đức Thánh Cha Phanxicô lấy từ dụ ngôn Tin Mừng về bữa tiệc cưới (Mt 22, 1-14).
-
Khi nào sợ hãi là lành mạnh?
Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt...
-
Năm cách mang lại hạnh phúc cho mẹ
Những người mẹ có thể không hoàn hảo, nhưng họ luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình, từ khi chúng ta mới chào đời cho đến khi...
-
Nền tảng thần học về Luyện ngục
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người...
-
Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024
Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 31 TN năm B - 2024
Ta không thể gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa trong tâm tưởng hay trong ước muốn, mà là nơi chính tha nhân, nơi những hành động cụ thể trong...
-
Hướng về các linh hồn đã khuất
“Linh hồn là cái làm cho ta thành một con người. Nó là nguyên lý linh thiêng của sự sống, và là cái sâu thẳm nhất trong con người.” (Sách...
-
Các Thánh – Họ là ai?
Các vị thánh đã thật sự gạt bỏ được mọi dính bén hồng trần, nên chẳng quan tâm đến chuyện mình được tôn vinh hay không. Chẳng một vị thánh...
-
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa...
-
Hội Thánh dạy “Nên Thánh” cách nào?
Được trở nên nghĩa thiết và bạn hữu của Thiên Chúa là một điều gì đó muôn trùng siêu vượt trên chúng ta. Chúng ta không thể mua nó bằng...
-
Ba-ti-mê, mù rồi lại sáng
Hôm nay vẫn có người ngắm bầu trời xanh, thấy ánh trăng vằng vặc nhưng chẳng nhận thấy quyền năng Chúa ; có người nhìn thấy nhan nhản người...
-
Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...