Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024
- In trang này
- Lượt xem: 688
- Ngày đăng: 19/09/2024 14:54:29
LÀM NGƯỜI PHỤC VỤ
Chúa Nhật 25 Thường Niên năm B: Mc 9, 30-37
Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ và sống trên người khác.
Suy niệm
Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ về cuộc khổ nạn của Ngài, để khi sự việc xảy ra thì họ sẽ không quá ngỡ ngàng và hoang mang, nhưng họ vẫn không hiểu, hoặc không muốn hiểu. Nói rằng các ông sợ không dám hỏi lại, nhưng đúng hơn, các ông muốn tránh né vấn đề. W. Barclay đã bình phẩm thái độ này như sau: Tâm trí con người vốn có năng khiếu lạ lùng để loại bỏ điều họ không muốn thấy. Chúng ta có khác gì họ đâu? Cũng vậy thôi, chỉ tiếp nhận phần nào mình thích và phù hợp với mình, và từ chối không chịu hiểu phần còn lại. Không dám đón nhận tất cả thì đời chúng ta cũng không đạt tới điều gì cả.
Dù Đức Giêsu đã báo về cuộc thương khó, nhưng dường như các môn đệ tìm cách hiểu khác đi. Họ đoán biết Thầy sắp kết thúc hoạt động rao giảng, nhưng sẽ kết thúc một cách huy hoàng bằng cuộc cách mạng tái lập lại Israel. Thế nên giữa các ông bắt đầu có một cuộc tranh chấp về địa vị trong vương quốc mới của Thầy. Các ông tranh cãi nhau ngay trong lúc đi đường xem ai là người lớn nhất trong nhóm. Chúng ta biết là các môn đệ ngay từ đầu không phải là những người lành thánh. Họ không bỏ mọi mọi sự mà theo Thầy để rồi không được gì. Dù họ chỉ là những người bình thường, có thể là tầm thường, nhưng khi có dịp thì vẫn mơ ước làm công hầu khanh tướng. Khi biết Thầy định lập vương quốc, thì đương nhiên họ toan tính nắm giữ quyền hành, chỉ có điều là mơ ước đó đi ngược với đường hướng của Thầy.
Khi về đến nhà, Đức Giêsu bảo các môn đệ ngồi xuống, Ngài vờ hỏi xem họ đã bàn chuyện gì khi đi đường. Họ làm thinh không trả lời. Trong bầu khí trầm lắng, Ngài nhẹ nhàng đưa ra cho họ một cách thế để trở nên những con người lớn lao thực sự:“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. Lời này có lẽ làm cho các đồ đệ vừa sượng sùng trước cái ham muốn quyền thế, vừa rơi xuống chiếc mặt nạ ảo tưởng về chính mình. Bởi vì người đứng đầu mà phải sống như người đứng cuối, thì có ai muốn đứng đầu nữa không? Hơn nữa, họ có tài sức gì mà đòi cho mình một vai trò hay vị trí lớn lao trong Nước Chúa. Chúng ta xem ra cũng hay ảo tưởng về mình.
Đức Giêsu còn minh họa bằng một hình ảnh sống động khi đặt đứa bé vào giữa họ rồi ôm lấy nó, và tuyên bố: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy”. Khi nói và làm như thế, Đức Giêsu đã thực hiện một hành động phục hồi mang hai chiều kích: con người và tôn giáo; vừa nhận mình là tôi tớ của mọi người, vừa mở rộng vòng đai khép kín của Giáo hội đến tận những người hèn mọn nhất. Đó chính là sứ vụ của Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ. Để nhấn mạnh thêm bài học quan trọng này, Ngài đã kết luận:“Ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”. Như vậy, ai đón nhận Ngài trong bản thân những kẻ bé nhỏ là đón nhận chính Thiên Chúa. Lạ thay! Thiên Chúa mang khuôn mặt một con trẻ. Đó là sứ điệp rất mới và rất lạ của đoạn Tin Mừng này.
Quả thật, trước giáo huấn của Chúa Giêsu, việc đua đòi danh vọng trở nên cái gì hàm hồ đối với những ai bước theo Ngài. Nhưng dường như ai cũng háo hức về chức tước, địa vị, quyền thế, vì nó không chỉ thỏa mãn được nhu cầu thể hiện bản thân, mà còn vì được công thành danh toại trước mặt người đời:“Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”, hoặc “Không công danh thà nát với cỏ cây”. Chức vụ, địa vị, là điều phải có trong mọi tổ chức xã hội cũng như Giáo Hội. Nó xấu là bởi vì người ta quy về mình, lo chiếm hữu cho mình. Nhưng nó lại rất tốt khi người ta coi đó như một phương tiện phục vụ để đem lại bình an và hạnh phúc cho tha nhân. Tuy nhiên, kẻ ham mê quyền cao chức trọng thì không thể là người tốt được.
Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ và sống trên người khác. Dù có phục vụ đi nữa thì cũng phục vụ như kẻ có quyền. Không mấy ai có được tính cách phục vụ như Đức Giêsu. Nếu phải coi ai là “Người lớn nhất”, thì chắc phải là người phục vụ nhiều nhất, với lòng khiêm nhường và tình yêu vô vị lợi. “Người lớn nhất” không dùng sức mạnh để chỉ huy, nhưng dùng con tim để yêu thương; không đứng trên cao để điều khiển, nhưng xuống dưới thấp để hầu hạ. Không phải chỉ Giáo Hội, mà bất cứ một tập thể hay cộng đoàn nào cũng rất cần những người đứng đầu theo kiểu mẫu của Đức Giêsu. Nhà truyền giáo Albert Schweitzer nói: “Người hạnh phúc nhất trong anh em là người đã tìm thấy con đường hiến thân phục vụ”.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Ngài là Con Thiên Chúa Đấng toàn năng,
nhưng không đến trần gian làm bá chủ,
mà là đến để hiến thân phục vụ,
để đem lại hòa bình cho thế giới,
và trở thành giá cứu chuộc cho đời.
Ai cũng muốn mình nên cao trọng,
nên chạy theo danh vọng quyền hành,
dùng mọi phương kế để đua tranh,
đưa đến bao nhiêu chuyện chẳng lành.
Chúa dạy con muốn nên người lớn nhất,
phải làm người nhỏ nhất giữa anh em,
làm cao phải biết cúi mình phục vụ,
làm lớn phải hành động thật khiêm nhu.
Nhìn ngắm tượng ảnh Chúa Giê-su,
con thấy tay Ngài không chỉ lên đầu
mà chỉ vào trái tim bị đâm thâu,
một trái tim bốc lửa vì yêu dấu.
Điều đó thật đã làm cho con hiểu:
đứng đầu thì phải sống như người hầu,
và vui lòng đón nhận những thương đau,
như chính Chúa đã nêu lên gương mẫu.
Phục vụ nào cũng đòi con xả kỷ,
không tìm mình và cũng chẳng mong chi,
chỉ mong sao ý Chúa được thực thi,
và ai cũng thấy mình được yêu quý.
Xin cho con đừng toan tính điều gì,
nhưng chân thành và phục vụ cho đi,
đặt mình làm tôi tớ của mọi người,
nhận ra vị trí mình là ở dưới,
để góp phần cho cuộc sống đẹp tươi. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Bài cùng chuyên mục:
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (04/10/2024 07:16:40 - Xem: 396)
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời hợt, chưa đi sâu vào chính nội tâm mình, vì đang bị vây bủa bởi những bon chen và lợi lộc vật chất.
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (04/10/2024 07:12:50 - Xem: 296)
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế giới vô vọng, không có niềm vui và tội lỗi này thành một nơi vui tươi và hạnh phúc.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm B -2024 (28/09/2024 04:34:49 - Xem: 603)
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng một phép ẩn dụ tương tự mời gọi chúng ta chặt tay nếu nó khiến chúng ta phạm tội và ngăn cản chúng ta thừa hưởng Nước Trời.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 26TN năm B - 2024 (28/09/2024 04:32:21 - Xem: 473)
Gương xấu làm cớ cho người khác sa ngã, và có khi là nguyên do gây ra một phản ứng quá đà mang tính xã hội, trong đó có trách nhiệm của chúng ta.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024 (19/09/2024 14:59:24 - Xem: 589)
Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ giúp.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 512)
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024 (11/09/2024 14:58:12 - Xem: 485)
Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại.
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 732)
Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024 (04/09/2024 05:14:40 - Xem: 500)
Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 22 TN năm B -2024 (26/08/2024 15:04:21 - Xem: 597)
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết những người Pharisêu đã cảm thấy ức chế như thế nào khi chất vấn Chúa Giêsu về các môn đệ của Người bỏ qua nghi thức rửa tay trước khi dùng bữa.
-
+ Chúa Nhật 06/10/2024 – CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN năm B. – Kính trọng thể ĐỨC MẸ MÂN CÔI. – Tôi tớ Chúa xin vâng.
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN năm B. – Kính trọng thể ĐỨC MẸ MÂN CÔI.
- Thứ Bảy đầu tháng, tuần 26 thường...
- Thánh Phanxicô Assisi. Lễ nhớ.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục: Ô-tô con và Linh mục(1)
Anh em linh mục giáo phận không có lời khấn khó nghèo như linh mục dòng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta muốn tiêu xài tiền bạc thế...
-
Thiên Chúa yêu thích sự bé nhỏ
Sự bé nhỏ không phải là yếu kém hay bất lực, mà là sự nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta “có”, chúng ta “là”, đều phụ thuộc vào Thiên...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 139 - Thủ dâm và hướng dẫn của Giáo hội
Nếu xét theo 10 điều răn thì lỗi luật, nhưng với con, và con nghĩ nếu là Chúa, với tình thương của Người, Người cũng không xét đoán và...
-
10 Ý tưởng giúp các mẹ nạp lại năng lượng
Làm mẹ không bao giờ dễ dàng. Dưới đây là những ý tưởng từ những người mẹ về cách họ nạp lại năng lượng về mặt thể lý, tâm lý và tinh thần.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...