Suy tư - Cảm nghiệm

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 PS năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,472
  • Ngày đăng: 05/05/2022 07:56:55

CHIÊN CỦA TÔI

Chúa Nhật 4 Phục Sinh năm C : Ga 10, 27-30

 

 

Cầu nguyện

Bộ phim Le Bébe Est Une Personne tường thuật lại cuộc thí nghiệm giữa mẹ và con là cậu bé Nicola 5 tháng tuổi như sau: người ta chọn 3 người phụ nữ có giọng nói giống như mẹ của cháu bé để cho cháu nhận ra tiết âm của mẹ bé. Cả 3 người phụ nữ này đều ngồi xa và họ lần lượt gọi tên bé nhiều lần: Nicola! Nicola!…nhưng bé không phản ứng gì! Đến lượt mẹ của cậu bé gọi: Nicola!… Cậu bé liền cựa quậy, nheo mắt, khóc, đòi mẹ... Cuộc thí nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng đều có chung một kết quả. Chắc không phải ngẫu nhiên mà đứa bé nhận ra tiếng tiếng của mẹ nó, nhưng vì giọng nói, hơi thở, tâm tình của người mẹ đối với bé Nicola rất riêng biệt nên bé nhận ra ngay.

 

Hiểu biết về người khác là cả một tiến trình tiếp xúc gần gũi được lặp đi lặp lại nhiều lần với tình yêu mến. Sở dĩ cậu bé Nicola nhận ra tiếng mẹ là do bé đã thường xuyên nghe tiếng mẹ mình, vì mẹ bé vẫn thường gọi tên bé và tỏ tình với bé ngay khi còn là một bào thai trong dạ mẹ. Trước khi nhận ra nhau ở bên ngoài thì đã có sự gặp gỡ nhau ở bên trong. Vì thế, em bé nhận ra tiếng mẹ mình không chỉ bằng đôi tai mà còn phân biệt một cách rõ ràng bằng sự cảm nhận của con tim. Nghe và biết ở đây đều là ngôn ngữ và nhận thức của tình yêu hơn là những dấu hiệu hay ký hiệu thông thường. Sự kỳ diệu của tình yêu là như thế. Con tim tự nó phân biệt và phân định một cách đơn giản chứ không cầu kỳ hay phức tạp như suy luận của lý trí, hoặc khi khi phải vận dụng những khả năng khác. Chúng ta nhớ lại biến cố Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với Maria Mácđala, Chúa chỉ cần gọi một tiếng nhẹ nhàng và ngắn ngủi: “Maria.” Bà nhận ra ngay và kêu lên: “Lạy Thầy!”.

 

Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cũng xác định: “Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Lời Chúa giúp ta nhìn lại tương quan của mình đối với Chúa có sâu đậm không? Mình có dễ nhận ra tiếng Chúa trong lòng mình và trong mọi biến cố không? Có phân biệt được tiếng Chúa với tiếng réo gọi của bản năng và những ham muốn khác không? Tương quan của ta với Chúa có thực sự sâu sắc đến độ cho dù trong hoàn cảnh nào mình cũng nhận ra tiếng Ngài không? Nghe biết được tiếng Chúa là một chuyện, nhưng ta có can đảm để sống theo ý Chúa không? Đây chính là điều quan trọng hàng đầu trong sự tu tập hằng ngày để ta khơi sâu hơn tình yêu của mình đối với Chúa, tình yêu mà Chúa Giêsu đã từng cầu nguyện cho ta nên một với Ngài “như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”.

 

Cuộc sống Kitô hữu của chúng ta chỉ dồi dào và phong phú khi nhận ra tiếng Chúa trong mọi thời điểm, đặc biệt trong cầu nguyện.  Nhưng điều quan trọng là sống sâu sát với Chúa từ bên trong thì mới mong gặp Chúa ở bên ngoài. Chúa chẳng bao giờ hiện ra nói rõ một điều gì, để không gây áp lực và làm ta mất tự do. Chỉ những ai khao khát nghe tiếng Chúa, thì mới dần dần cảm nhận một cách tinh tế lời mời gọi yêu thương của Ngài. Chính vì nhận ra tiếng Chúa gọi mà Giáo Hội Việt Nam hiện có hơn 5.000 linh mục và hơn 20. 000 tu sĩ nam nữ.

 

Trong Chúa Nhật đặc biệt cầu cho ơn thiên triệu, chúng ta nài xin Chúa cho giới trẻ có nhiều tâm hồn quảng đại dám dâng hiến đời mình cho Chúa. Cuộc sống hôm nay có nhiều lôi kéo khiến giới trẻ dần dần mất khả năng phân định, mất hướng sống, chỉ lo sao thành đạt về công danh, thành công về vật chất, chứ không để thành nhân và nhất là thành con hiếu thảo của Thiên Chúa. Ngay như những người đời cũng “không chịu sống đời nhỏ nhoi”. Thế nhưng lại có nhiều bạn trẻ Kitô hữu lại chỉ muốn sống thường tình như người khác, muốn được như người khác, không muốn là chính mình, không hề thao thức để tìm khám phá ra vai trò và ơn gọi của mình trong cuộc sống hôm nay.

 

Nói cách khác, họ không hề đặt ra mục đích sống hay lý tưởng sống, cũng chẳng cần biết Chúa muốn gì cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, Chúa có thể làm sáng lên mọi sự, nếu mỗi người biết đặt mình trước mặt Chúa, biết để cho Ngài đi vào cuộc đời mình. Chúa có thể đổi mới bản thân mỗi người chúng ta trong mọi tình trạng, như đã từng làm cho các tội nhân trở thành những thánh nhân. Chỉ cần chúng ta còn chút lòng yêu mến muốn lắng nghe tiếng Chúa, là Ngài có thể biến đổi chúng ta thành những tông đồ nhiệt thành để sống sứ mạng cao cả của đời mình.  

 

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu, Mục Tử nhân lành,
đã hy sinh đời mình vì nhân thế,
không như kẻ chăn thuê chỉ yên bề,
không kể gì sống chết của đàn chiên.

 

Là Mục Tử Đấng chăn chiên nhân từ,
Chúa dẫn con đến đồng xanh suối mát,
đem lại bình an sự sống cho xác hồn,
chẳng bao giờ chúng con sợ thiếu thốn.

 

Chúa chính là nơi chốn để tựa nương,
cho cả những ai phải sa cơ lỡ bước,
để vượt qua tăm tối của đêm trường,
đón nhận được tình thương và ân sủng.

 

Xin cho đoàn chúng con trong mọi lúc,
biết nhận ra ân phúc của đời mình,
để luôn sống trong ân tình của Chúa,
biết nghe theo tiếng Chúa ở mọi nơi,
biết bước theo chân Chúa ở mọi thời,
đừng để con xa rời tình thương Chúa.

 

Trong kế hoạch yêu thương và cứu độ,
Chúa vẫn chọn một số trong chúng con,
để nên như mục tử giữa gian trần,
đại diện Chúa để phục vụ tha nhân,
để chăm lo dẫn dắt đoàn dân Chúa,
và đưa về những ai đang sa lạc.

 

Xin cho các bạn trẻ biết mở lòng,
nghe được tiếng Chúa đang vang vọng,
biết đáp lại tình Chúa vẫn ước mong,
và góp phần với Chúa cho cuộc sống.

 

Xin cho con có tâm tình của Chúa,
biết quan tâm đến người đang khốn khó,
biết chăm lo cho kẻ bị bỏ rơi,
để tình yêu Chúa sáng lên trong đời. Amen.

 

Lm. Thái Nguyên
 

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 104)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 136)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 566)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 653)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 243)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 500)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 Phục sinh năm B - 2024 (02/04/2024 07:16:18 - Xem: 316)

Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh mời gọi chúng ta suy ngẫm về tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Sự thật là gì? (30/03/2024 10:41:24 - Xem: 297)

Sự thật của Thiên Chúa đi kèm với chống đối và bách hại. Ai muốn sống sự thật này, hãy tự đóng cho mình cây thập giá và lê lết vác nó đi cả kiếp người.

THÁNH GIÁ, nguồn mạch của Lòng Thương Xót (28/03/2024 07:44:50 - Xem: 436)

Yêu với thiện chí vượt trên mọi cản trở, mọi căng thẳng đang có, Để chữ yêu tìm thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó trong mái ấm gia đình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7