Suy tư - Cảm nghiệm

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 21 năm B - 2024

  • In trang này
  • Lượt xem: 633
  • Ngày đăng: 19/08/2024 10:43:32

SỐNG LÀ LỰA CHỌN

Chúa Nhật 21 Thường Niên năm B. Ga 6,54a.60-69

 

Hôm nay vẫn có những câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng, vẫn có những lúc thử thách làm ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ và lôi kéo làm ta bỏ cuộc.

 

Suy niệm

Sống là phải lựa chọn, và cuộc đời là một chuỗi những lựa chọn. Mỗi lựa chọn nói lên tầm nhìn và giá trị nhân cách của một con người, nhất là những lựa chọn quan trọng có tính quyết định về vận mệnh của đời mình, của cộng đoàn hay của dân tộc mình. Cũng như xưa khi Israel đã vào Đất Hứa, Giôsuê triệu tập lại tất cả 12 chi tộc tại Sikhem. Ông nhắc lại tất cả những điều mà Thiên Chúa đã làm cho họ, và kêu gọi họ hãy lựa chọn dứt khoát: một là trung thành thờ Chúa; hai là thờ các thần tượng khác, chứ không thể làm tôi hai chủ, thờ hai Chúa.

 

Trong bài Tin Mừng này, các môn đệ cũng phải làm một sự lựa chọn dứt khoát trước lời tuyên bố của Chúa Giêsu về bản thân Ngài: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”. Nhiều môn đệ phản ứng ngay: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”. Quả thật, đây là điều vượt lên lý trí của con người. Họ không hiểu nổi thì làm sao nghe nổi? Trong Tin Mừng có những trường hợp tương tự như thế, nên Chúa Giêsu cũng từng nói: “Ai có tai nghe thì nghe”, nghĩa là ai hiểu được thì hiểu. Vì là chân lý cao siêu nên không phải ai cũng hiểu và sẵn sàng đón nhận. Nhưng trước tiên vấn đề không phải trí hiểu mà là  lòng tin. Tuy đức tin không loại trừ lý trí, nhưng lý trí không phải là tiêu chuẩn tối cao để có thể quyết định tất cả. Điều sâu xa hơn là sự cảm nhận của con tim. Người ta không hiểu bằng lý trí nhưng có thể hiểu bằng sự yêu mến chân lý. Việc đón nhận chân lý bằng đức tin càng khó hơn,“vì lòng dân này đã ra chai đá.” (Mt 13,14).

 

Một hình thức chai đá của cả tâm và trí là “chấp ngữ”, chỉ nhắm vào từ ngữ mà không tìm hiểu ý nghĩa. “Ý tại ngôn ngoại”: ý ở ngoài lời, nhất là khi lời đó diễn tả những chân lý thâm sâu. Ngoài nghĩa đen, nghĩa vật chất, thì điều quan trọng là ý nghĩa tinh thần, nghĩa tâm linh. Biết các môn đệ bị sốc vì không nắm được ý nghĩa, nên sau đó Chúa Giêsu đã soi sáng thêm: “Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”. Sau này thánh Phaolô cũng cho biết:“Giao ước mới không phải là Giao ước căn cứ trên chữ viết, nhưng dựa vào Thần Khí. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống” (2Cr 3,6).

 

Khi tỏ lộ về mầu nhiệm Thánh Thể, Đức Giêsu biết có những kẻ không tin, nên Ngài cũng đã nói:“Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. Nhiều môn đệ rút lui, không theo Ngài nữa. Thấy vậy, Chúa Giêsu cất tiếng hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”. Ðại diện Nhóm Mười Hai, Phêrô đáp lại ngay: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”.

 

Xác định như thế không phải vì ông và các bạn hiểu được lời Thầy, nhưng vì họ tin vào Thầy, tin vào giáo huấn chân thật của Thầy, vì “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Dù sao thì họ cũng đã thấy được tính cách cao vượt của Thầy, từ lời nói đến hành động, từ giáo huấn uy quyền đến những dấu lạ cả thể. Tin vào Thầy khiến họ chấp nhận cả những lời chướng tai, mà những người chỉ dựa vào lý trí và lý lẽ nên không tài nào vượt qua được.

 

Thật ra, biến cố Nhập thể, Tử nạn và Phục sinh của Con Thiên Chúa, cũng như các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, vẫn là những mầu nhiệm khôn dò. Theo Đức Kitô là bước vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm chứ không phải là sự thể nghiệm qua đường. Dám mạo hiểm trong ơn thánh Chúa, ta mới có thể khám phá ra một Đức Kitô luôn luôn mới trong cách thức hiện diện và hành động của Ngài. Đức tin sẽ cho ta khả năng đi sâu vào những mầu nhiệm, mà qua đó Chúa đem lại ơn cứu độ cho nhân loại, cho những ai dám buông mình theo ân sủng.

 

Dù sao, khủng hoảng đức tin nơi các môn đệ xưa cũng thật gần gũi với mỗi người chúng ta hôm nay. Vẫn có những Lời Chúa không dễ nghe chút nào, vì Lời ấy đòi chúng ta phải thay đổi não trạng và lối sống. Lời Chúa cũng không dễ đón nhận chút nào nếu chúng ta chỉ dựa vào sức mình. Đã tới lúc cái đầu phải nhường bước cho con tim. Phải có tình yêu mến sâu xa ta mới hiểu và chấp nhận được. Đây không còn là lý lẽ mà là lý tưởng để chúng ta vươn tới chính Thiên Chúa.

 

Hôm nay vẫn có những câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng, vẫn có những lúc thử thách làm ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ và lôi kéo làm ta bỏ cuộc. Hãy đưa mắt hướng nhìn lên Chúa, và xác định lại niềm tin của mình như Thánh Phêrô: Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời… bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai?”. Với đức tin mãnh liệt này, chúng ta mới dám dấn thân trọn vẹn để trở nên nhân chứng sống động và hào hùng như các thánh tông đồ xưa.  

 

Lời nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Con đường theo Chúa không phải dễ,
vì cuộc đời đầy dẫy những đam mê,
bản thân con lại yếu đuối nặng nề,
thêm sóng gió trên bước đường dương thế.

 

Theo Chúa như đi vào cuộc phiêu lưu,
nhiều cam go và rủi ro hoạn nạn,
nhiều môn đệ theo Chúa một thời gian,
gặp thử thách đã hoang mang bỏ cuộc.

 

Có những gian nan làm con chao đảo,
những cám dỗ làm con phải lao đao,
để khỏi bỏ cuộc con phải bỏ mình,
không bỏ mình thế nào cũng bỏ Chúa.

 

Xin cho con đừng tính toán hơn thua,
đừng màng tới những tranh đua cao thấp,
nhưng biết sống âm thầm và vô chấp,
để tâm thanh tịnh và phân định rõ ràng.

 

Cho dù có nhiều điều con không hiểu,
nhưng luôn tin vào tình Chúa thương yêu,
để bước đi trong ánh sáng nhiệm mầu,
với trái tim con mới dần cảm thấu.

 

Xin cho con được ơn phúc nhận ra,
chính Chúa mới thật là tất cả,
vì mọi sự trong đời cũng sẽ qua,
Chỉ có Chúa mới làm con no thỏa.

 

Xin cho con chọn Chúa là tất cả,
dám bước đi trên con đường thập giá,
chẳng ngại chi để buông xả mọi điều,
sống đời mình với tất cả tình yêu. Amen.

Lm. Thái Nguyên

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 398)

Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024 (11/09/2024 14:58:12 - Xem: 395)

Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 661)

Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024 (04/09/2024 05:14:40 - Xem: 442)

Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 22 TN năm B -2024 (26/08/2024 15:04:21 - Xem: 543)

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết những người Pharisêu đã cảm thấy ức chế như thế nào khi chất vấn Chúa Giêsu về các môn đệ của Người bỏ qua nghi thức rửa tay trước khi dùng bữa.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 22 TN năm B - 2024 (26/08/2024 07:45:13 - Xem: 560)

Lời Đức Giêsu khiển trách người Do Thái cũng là lời khuyên chúng ta lo tu luyện lại bản thân từ bên trong, chứ đừng lo phê phán người khác.

Cần làm gì khi đối diện với các xung đột nội tâm? (24/08/2024 10:04:30 - Xem: 260)

Bạn hãy mạnh dạn thưa những lời đó với Đức Giê-su và tâm sự với Ngài về tất cả những cảm xúc đang có ở trong tâm hồn.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 21 TN năm B - 2024 (19/08/2024 15:01:39 - Xem: 551)

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thách thức các môn đệ tin vào Người và đón nhận lời hứa của Người về bánh trường sinh.

Đức Trinh nữ Maria có giọng nói như thế nào? (14/08/2024 07:54:41 - Xem: 356)

Người ta có thể tưởng tượng được âm sắc giọng nói của Đức Trinh Nữ Maria không? Nơi Mẹ, người ta nghe thấy sự thanh khiết siêu nhiên của Mẹ

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 20 TN năm B - 2024 (14/08/2024 05:35:03 - Xem: 602)

Những ai nhận ra Chúa Giêsu trong Thánh Thể thì cũng nhận ra Ngài nơi anh chị em đau khổ, đói khát, bệnh tật hay tù đày.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7