Sức mạnh biến đổi của sự tha thứ thầm lặng
- In trang này
- Lượt xem: 578
- Ngày đăng: 01/08/2024 15:15:11
SỨC MẠNH BIẾN ĐỔI CỦA SỰ THA THỨ THẦM LẶNG
Việc chúng ta tha thứ cho ai đó cách công khai có thể xuất phát từ mong muốn buộc người khác phải thừa nhận cái sai của họ, hoặc để sự “cao thượng” của chúng ta được thừa nhận.
Tha thứ là một điều khó. Nó không khó ở việc cho đi và nhận lại, mà trước hết là khó ở việc thấu hiểu. Tại sao phải tha thứ? Tôi nhận được gì từ việc đó? Liệu tha thứ có phải một điều trái ngược với công lý hay không? Còn lòng tự trọng của tôi thì sao? Thêm vào đó, tha thứ không hề xóa bỏ được những tổn thương, nó cũng không có nghĩa là bỏ qua tất cả mọi lỗi lầm.
Sự tha thứ, về bản chất của nó, là một quyết định có ý thức để buông bỏ gánh nặng của sự thù hằn và giận dữ. Khi gánh nặng này được giải gỡ, chúng ta có thể hiên ngang đứng dậy lần nữa. Chúng ta được uốn nắn, biển đổi, và trở nên kiên định.
Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu cho chúng ta một góc nhìn khá đầy đủ về sự tha thứ, dù thoạt nghe đoạn Tin Mừng này dường như không nói về điều ấy: “Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 6, 3-4) Đoạn văn này, vốn thường được gọi là chuyện ngạn ngữ về “tay trái, tay phải”, có thể được áp dụng một cách hoàn hảo vào việc tha thứ. Liệu sự tha thứ cũng là một thứ mà chúng ta “bố thí”? Liệu chúng ta có cần sự tha thứ? Và tại sao lại phải kín đáo?
1. Giải thoát
Hãy tưởng tượng một người bạn phản bội lòng tin của bạn. Lẽ dĩ nhiên, sự tổn thương là điều không tránh khỏi. Dù vậy, tha thứ không có nghĩa là giả vờ như sự phản bội kia chưa từng diễn ra. Tha thứ chính là việc thừa nhận nỗi đau và tiến về phía trước mà không còn dính vào nó nữa – nghĩa là, ngay cả là nỗi đau, là việc chúng ta đã vượt qua, và hay là chính sự tha thứ ấy. Khi chúng ta ngầm tha thứ cho một ai đó, chúng ta không chỉ đang buông bỏ sự hận thù, mà còn cả những cảm xúc phức tạp còn tồn tại âm ỉ và làm “vấy bẩn” sự tha thứ của chúng ta. Đúng vậy, chúng ta đang buông bỏ sự kiểm soát từ hành vi của người kia với sức khỏe tinh thần của chính mình. Nhưng cũng có nhiều điều khác đang đồng thời diễn ra.
Tha thứ trong thầm lặng cũng đồng nghĩa với việc không tìm kiếm sự công nhận từ người ngoài cho những việc tốt chúng ta làm. Sự tha thứ cho ai đó một cách công khai có thể xuất phát từ mong muốn buộc người khác phải thừa nhận cái sai của họ, hoặc để sự “cao thượng” của chúng ta được công nhận. Sự tha thứ đích thực đến từ mong muốn chân thành để buông bỏ những nặng nề cho chính mình và người khác. Mưu cầu công lý và chính trực của chúng ta được gác lại và nó được đánh đổi bằng niềm tin tuyệt đối vào sự công chính của Thiên Chúa.
Có một quan niệm sai lầm cho rằng tha thứ đồng nghĩa với hòa giải. Đúng vậy, tha thứ cho phép chúng ta buông bỏ, nhưng nó không đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục mối quan hệ cũ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi lầm, một số ranh giới có thể cần được thiết lập. Tuy vậy, trọng tâm của việc tha thứ nên nằm ở việc giải gỡ những ưu phiền trong lòng chúng ta và người khác. Đó là một quá trình mà lý tưởng nhất vẫn là một sự chuyển hóa cá nhân – đối với tất cả các bên liên quan.
2. Thực hành Đức Tin
Bằng việc giữ kín sự tha thứ của mình, về cơ bản là chúng ta đang thực hành đời sống đức tin của mình. Trước hết, chúng ta đang làm theo lời Chúa Giêsu đã dạy về sự tha thứ:
“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em.” (Mt 6, 14)
Chúng ta thường quên mất rằng chính chúng ta phải là người chủ động: Nếu chúng ta tha thứ cho người khác, thì Chúa Cha sẽ tha thứ cho chúng ta. Chính chúng ta có trách nhiệm phải đem sự tha thứ đến cho thế gian – và thậm chí phải tha đến 70 lần bảy (một con số mang tính biểu tượng, không phải hiểu theo nghĩa đen).
Tuy nhiên, cũng giống như tất cả những việc thiện khác, việc tha thứ cũng nên được giữ kín. Tha thứ là tin rằng cuối cùng chính Chúa sẽ lo liệu công lý, chữa lành, bồi thường, và hòa giải. Nó không phải là một buổi biểu diễn lòng nhân từ của chúng ta một cách công khai.
Hãy nhớ rằng sự tha thứ là một món quà: for-giving. Chúng ta không lấy được thứ gì từ điều đó cả. Ngay cả sự thỏa mãn vì đã bỏ qua cho một ai đó cũng không. Để sự tha thứ thực sự là tha thứ, chúng ta phải quên đi rằng chúng ta đã từng tha thứ. Chúng ta giữ kín điều tốt lành mình đã làm, thậm chí với chính bản thân mình. Bằng cách thực hành quy tắc “tay trái, tay phải”, chúng ta có thể có được sức mạnh thầm lặng của sự tha thứ và bước tiếp với một trái tim bình an – một trái tim đã được giải thoát hoàn toàn, kể cả khỏi cơn cám dỗ của sự kiêu ngạo về thái độ nhân từ đáng có của chính mình.
Tác giả: Daniel Esparza
Nguồn: Aleteia
Bài cùng chuyên mục:
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 188)
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 177)
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)
Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.
Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 893)
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.
Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)
Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.
Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 386)
Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.
Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 473)
“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).
4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 491)
Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 524)
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,305)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất