Ngôn ngữ tình yêu của bạn là gì?
- In trang này
- Lượt xem: 786
- Ngày đăng: 14/02/2023 07:43:03
NGÔN NGỮ TÌNH YÊU CỦA BẠN LÀ GÌ?
Những gì chúng ta đang làm cho người mình yêu thương không quan trọng bằng việc chúng ta đang làm điều đó cùng nhau.
Làm sao để chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương của mình cho người khác? Làm sao để những người khác có thể biểu lộ tình yêu của họ dành cho chúng ta? Chúng ta dành tình yêu thương cho gia đình, bạn bè, và những người đang gặp khó khăn, nhưng nhiều khi họ không cảm nhận được tình yêu thương của chúng ta vì chúng ta truyền đạt không hiệu quả. Tại sao vậy? Lý do là vì cách mà chúng ta mong muốn mình được yêu thương là cách mà chúng ta có xu hướng thể hiện ra với người khác, ngay cả khi họ không nhận ra cách thế yêu thương của chúng ta.
Chúng ta hãy lấy câu chuyện của Amy làm ví dụ.
Amy là một người phụ nữ hết mực yêu chồng. Cô cố gắng thể hiện mức độ yêu thương mãnh liệt của mình bằng cách thể hiện những hành động tử tế nho nhỏ với anh ấy—giặt, ủi rồi treo quần áo thẳng thắn vào tủ cho anh. Cô thường chuẩn bị những món anh ưa thích để mang đi ăn trưa. Cô luôn dọn sẵn thức ăn nóng hổi trên bàn cho bữa tối khi anh đi làm về. Cô nhanh nhẹn phụ giúp anh mọi việc vào cuối tuần. Tuy nhiên, Amy cảm thấy như tình yêu của mình không được chú ý. Chồng cô, dù yêu cô nhưng không nói lời cảm ơn vì những điều Amy đã làm cho anh, thậm chí, không ít lần anh còn hoài nghi: “Em có thực sự yêu anh không?”
Amy cảm thấy hết sức bối rối trước những nhận xét này cho đến khi cô đọc cuốn sách Năm ngôn ngữ tình yêu: Bí mật để tình yêu bền lâu (The 5 Love Languages: The Secret to Love That Lasts) của tác giả Gary Chapman.
Ngôn ngữ Tình yêu
Trong cuốn sách về Năm ngôn ngữ tình yêu, Gary Chapman viết về việc chúng ta thường có xu hướng yêu thương người khác theo cách chúng ta muốn mình được yêu thương ra sao. Amy đang thể hiện tình yêu với chồng theo lối mà cô nhìn nhận, nhưng điều đó không đáp ứng được nhu cầu của chồng cô.
Amy đang biểu lộ tình yêu của mình với chồng theo cách mà cô ấy mong muốn anh ấy cũng sẽ thể hiện như vậy với cô—đó là bằng những hành động phục vụ. Chapman liệt kê 5 cách khác nhau mà chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương của mình với người khác: Những lời xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa; tặng quà; hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể.
1. Những lời xác nhận
Đây là cách thể hiện tình cảm thông qua những lời yêu thương, khen ngợi hoặc sự đánh giá cao.
Một cách cụ thể, người có ngôn ngữ tình yêu này sẽ thích những lời động viên tinh thần, những câu nói xác nhận tình cảm. Do đó, khi dùng lời xác nhận, chúng ta muốn nói với người khác rằng chúng ta cảm kích họ và họ quan trọng đối với chúng ta như thế nào.
Khi khen ngợi, và động viên bằng lời nói, chúng ta đang giúp người khác trải nghiệm họ được yêu thương, nâng đỡ, đồng thời, cũng cảm nhận được sự tử tế của chúng ta. Hơn nữa, khiêm tốn và đề nghị thay vì đòi hỏi khi chúng ta muốn người khác làm điều gì đó cho mình sẽ rất hữu hiệu đối với người thích ngôn ngữ tình yêu qua những lời xác định. Cuối cùng, viết những lời nhắn yêu thương chân thành, hoặc những lá thư động viên cũng là cách xác minh tình yêu thương của chúng ta đối với người khác.
2. Khoảng thời gian ý nghĩa
Dành thời gian cho người khác là ngôn ngữ tình yêu thứ hai.
Những gì chúng ta đang làm cho người mình yêu thương không quan trọng bằng việc chúng ta đang làm điều đó cùng nhau. Dành sự quan tâm trọn vẹn, thực sự tập trung vào đối phương là điều quan trọng để người kia cảm thấy họ là trung tâm thế giới của chúng ta trong những khoảnh khắc ở bên nhau.
Hơn nữa, lắng nghe cảm xúc của người khác trong cuộc trò chuyện là rất quan trọng; nó cho thấy rằng chúng ta đang chăm chú lắng nghe những gì người kia đang chia sẻ. Khi nghĩ về những hình thức hoạt động mà người kia sẽ thích làm cùng, rồi sắp xếp làm những hoạt động đó, chúng ta đang thể hiện tình yêu thương theo cách mà người đó sẽ hiểu và cảm nhận được.
3. Tặng quà
Chúng ta có thể bộc lộ tình yêu thương của mình bằng cách tặng quà cho người khác, dù là quà vật chất hay chính bản thân mình.
Ngay cả một lời ghi chú đơn sơ trong túi đồ ăn trưa cũng được cảm nhận sâu sắc. Nếu chúng ta tặng món quà là chính mình, sự hiện diện của chúng ta sẽ được trân trọng như một dấu chỉ của tình yêu thương. Sau khi đi mua sắm cả ngày, đi công tác, hoặc đi nghỉ thì việc mang về nhà một món quà, dù rất nhỏ về giá trị vật chất, nhưng lại có thể trở thành món quà hoàn hảo, tuyệt vời, gây bất ngờ của sự tế nhị, quan tâm và yêu thương của chúng ta.
4. Hành động quan tâm
Bất cứ điều gì chúng ta tự nguyện làm để vác đỡ gánh nặng trách nhiệm của người khác là chúng ta đang thực hành ngôn ngữ tình yêu thứ tư, hành động quan tâm.
Khi phục vụ với những hành vi hỗ trợ cụ thể, dù đó là công việc rất nhỏ, cũng khiến người khác có cảm giác được đồng hành và cảm nhận được niềm vui. Đôi khi làm những công việc mà chúng ta không được yêu cầu là một trong những cách chúng ta thể hiện tình yêu thương của mình.
Chúng ta càng có thể làm những công việc nho nhỏ này với tình yêu thương và không phàn nàn bao nhiêu thì tình yêu thương của chúng ta sẽ càng được cảm nhận bấy nhiêu.
5. Những giao tiếp cơ thể
Ngôn ngữ tình yêu thứ năm được thể hiện qua những giao tiếp cơ thể.
Ngôn ngữ cơ thể luôn có sức mạnh rất lớn cả về cảm xúc, tinh thần, và năng lượng. Trong chừng mực cho phép, ngôn ngữ thông qua đụng chạm cơ thể bao gồm những cử chỉ như nắm tay, vỗ về, hoặc ôm để thể hiện sự an ủi khi ai đó đang buồn, đang khóc, hoặc đang gặp khủng hoảng là điều đặc biệt quan trọng. Sự đụng chạm trìu mến này nhiều khi truyền đi nhiều năng lượng và được cảm nhận sâu sắc hơn cả lời nói.
Bây giờ, chúng ta hãy quay trở lại với câu chuyện của Amy.
Sau khi đọc về Năm ngôn ngữ tình yêu, Amy biết được rằng ngôn ngữ tình yêu chính của chồng cô là Những lời xác nhận. Vì vậy, trong khi Amy tiếp tục thực hiện những hành động chăm sóc chồng, chủ yếu là vì điều đó khiến cô ấy cảm thấy hài lòng về bản thân, cô cũng bắt đầu nói những lời xác nhận dành cho anh. Cô thường cảm ơn anh vì tất cả những gì anh đã làm cho cô. Amy cũng bắt đầu nói “Em yêu anh” trước khi anh đi làm và đi làm về mỗi ngày. Ngoài ra, cô khích lệ tinh thần làm việc mạnh mẽ, khen ngợi thành tích trong công việc, và hiệu suất khi phục vụ người khác của anh.
Đối lại, chồng của Amy bắt đầu nói lời cảm ơn vì tất cả những việc mà cô đã làm cho anh. Anh cũng không còn hỏi liệu cô có thực sự yêu anh không. Trên thực tế, anh bắt đầu cảm thấy tự tin hơn, hài lòng hơn về bản than, và về cuộc hôn nhân của họ. Và rồi, chính anh cũng học về ngôn ngữ tình yêu để có thể biểu lộ cho Amy thấy tình yêu mãnh liệt mà anh dành cho cô.
***
Năm ngôn ngữ tình yêu: Những lời xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa; tặng quà; hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể có thể được áp dụng cho bất kỳ mối tương quan nào. Ngoài ra, không nhất thiết là mỗi người phải có đủ 5 ngôn ngữ tình yêu. Do đó, khi cảm thấy dường như người mà chúng ta yêu thương không nhìn nhận những cử chỉ yêu thương của mình, hãy dừng lại để cân nhắc xem họ có thể muốn được yêu thương như thế nào.
Vì thực ra, khi thể hiện tình yêu thương dành cho người khác, điều quan trọng không phải chỉ bằng ngôn ngữ tình yêu mà chúng ta hiểu rõ nhất, nhưng còn bằng ngôn ngữ tình yêu mà họ quan tâm và cảm kích.
Cuối cùng, cho dù chúng ta chọn sử dụng ngôn ngữ tình yêu nào, hãy để tình yêu chân thành của chúng ta tỏa sáng, với sự thấu hiểu, và cách thể hiện phù hợp. Dù có thế nào, chúng ta hãy tin rằng, khi cảm nhận được yêu thương, mỗi người sẽ trở nên an tâm hơn, tự tin hơn, và đến lượt, sẽ mong muốn yêu thương người khác hơn.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicdigest.com (06. 02. 2023)
[1] Lisa Klewicki là bác sĩ tâm lý học lâm sàng, có bằng cấp về tâm lý học và thần học. Hiện bà làm việc tại văn phòng tâm lý trị liệu, và là giáo sư trợ giảng của Viện Khoa học Tâm lý thuộc Đại học Divine Mercy, Hoa Kỳ.
Bài cùng chuyên mục:

Trái tim con trong trái tim Chúa. (02/06/2023 05:27:23 - Xem: 231)
Trái Tim hồng Thiên Chúa trái tim Người Cha, mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca, có ân tình Thiên Chúa trái tim nở hoa…

Đừng thủ thế (27/05/2023 07:30:45 - Xem: 259)
Những lời chỉ trích Giáo hội giúp chúng ta khiêm tốn một cách lành mạnh và thúc đẩy chúng ta phải can đảm thanh lọc nội bộ hơn nữa.

Bình tâm – Thái độ cần có trong cuộc sống nhiều khổ đau (15/05/2023 05:37:53 - Xem: 389)
Phó thác trong tay Chúa là chú ý tới cái đến sau sự chết. Đó là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, Đấng là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.

Hãy theo Thầy lần nữa (04/05/2023 05:42:01 - Xem: 407)
Tiếng gọi của Giêsu mời ta bước theo Ngài luôn vang vọng trong tâm trí ta. Lúc nào ta cũng được thôi thúc để bước đi trên đường lành, làm điều tốt.

Giáo dục lòng tin tưởng (29/04/2023 17:45:24 - Xem: 426)
Giáo dục cảm thức tin tưởng vào chính mình và người khác là một trong những khía cạnh nền tảng mà cha mẹ cần truyền đạt cho con cái.

Đấu tranh để khai sinh hy vọng (15/04/2023 07:38:08 - Xem: 383)
Trong những gì mà sự phục sinh đã khai sinh, một điều nổi bật và vẫn cần được chúng ta làm bà đỡ, chính là hy vọng.

Tôn sùng phép lạ hay tôn sùng Thập Giá ? (07/04/2023 08:26:13 - Xem: 460)
Chúng ta đừng quên rằng, chính khi chịu đóng đinh trên thập giá đớn đau, Chúa đã làm phép lạ cứu linh hồn của anh trộm lành thống hối ăn năn.

Cầu nguyện thế nào cho đúng? (05/04/2023 07:39:01 - Xem: 440)
Kiểu cầu nguyện đích thực là phải giết chết cái tôi của mình. Cái tôi cứng đầu, kiêu ngạo, hống hách, bướng bỉnh, bất tuân, ngang tàng, bảo thủ, khinh chê người khác, tự hào về bản thân…

Quỷ từ đâu đến? (01/04/2023 09:10:59 - Xem: 2,337)
Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc đi đến đâu là tuyên bố có quỷ ở đó, vậy Quỷ đó từ đâu đến? Đó không phải là họ đã chủ động rước nó vô nhà mình sao! Đừng dại mà theo họ bất cứ hình thức nào, nếu không muốn rước quỷ vào thân và bán mạng cho chúng.

Tìm kiếm bình an nội tâm ư? Hãy thử đi xưng tội! (21/03/2023 08:53:43 - Xem: 867)
Trong số những hậu quả của tội lỗi phải kể đến: sự căng thẳng, hỗn loạn, ích kỷ, kiêu ngạo, tự ái và lục đục. Ân sủng của Bí tích giải tội sẽ giúp chống lại những hậu quả tiêu cực này của tội lỗi.
-
Người ngoại đạo chết, linh hồn sẽ đi đâu? Bài 86
Những người chưa được rửa tội, những người không theo đạo Công giáo, vậy sau khi chết, linh hồn họ sẽ ra sao?
-
Cầu nguyện như một tín hữu kitô
Chúng ta được yêu cầu hãy đều đặn cầu nguyện cho thế giới nhờ thiên chức linh mục được truyền cho chúng ta trong phép rửa.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Nếu trên thế giới này còn có rất nhiều điều không thể giải thích được thì làm sao chúng ta có thể mong đợi giải thích được mầu nhiệm về...
-
Trái tim con trong trái tim Chúa.
Trái Tim hồng Thiên Chúa trái tim Người Cha, mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca, có ân tình...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Chúa Ba Ngôi năm A
Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa Tình Yêu, vì Cha trao tất cả cho Con, Con dâng tất cả cho Cha. Thánh Thần là sự thông hiệp giữa Cha và...
-
Thiên Chúa Ba Ngôi: Nguồn mạch tình yêu, ân sủng va bình an
Nơi cuộc sống thường ngày, mỗi lần chúng ta nghiêm trang ghi dấu Thánh Giá trên mình là lúc chúng ta đang tuyên xưng Mầu Nhiệm Một Chúa...
-
Nuôi dạy con cái theo cách thế Công giáo
Khi nuôi dạy con cái với tâm tư của Giáo hội, chúng ta tự vấn xem: có bao nhiêu hoạt động mà con cái có thể tham gia trong khi vẫn duy...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 85 - Con nhà người ta
Khi ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng nơi con, khiến bản thân suy nghĩ lo âu dẫn đến căng thẳng (stress), có cách nào để giúp bớt căng thẳng...
-
Sơ Vọng – Vọng Sợ
Đời tu sẽ trở thành nỗi bất hạnh, khi đi tu: để tìm “Tình”, những tình cảm, sự quý mến từ người khác; để tìm “Tiền”, những của cải, tiện...
-
Đừng thủ thế
Những lời chỉ trích Giáo hội giúp chúng ta khiêm tốn một cách lành mạnh và thúc đẩy chúng ta phải can đảm thanh lọc nội bộ hơn nữa.
-
Tấm lòng thảo hiếu
Con sẽ không bao giờ biết đêm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ. Mẹ yêu con, con trai.”
-
Chú mèo không có miệng
-
Người chồng mù
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin