Mười lời khuyên của Đức Phanxicô để có một lựa chọn đúng đắn
- In trang này
- Lượt xem: 616
- Ngày đăng: 20/02/2023 08:01:05
MƯỜI LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHANXICÔ
ĐỂ CÓ MỘT LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN
Làm thế nào để trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có một lựa chọn đúng đắn và đưa ra một quyết định đúng đắn? Là tu sĩ Dòng Tên truyền thống, Đức Phanxicô rút từ kho tàng phong phú của Thánh I-Nhã để có câu trả lời. Ngài đưa ra 10 chìa khóa giúp chúng ta phân định.
Từ ngày 31 tháng 8 năm 2022 đến ngày 4 tháng 1 năm 2023, Đức Phanxicô đã dành mười bốn buổi tiếp kiến chung để giảng chủ đề Phân định, một nghệ thuật để có một lựa chọn đúng đắn. Suy tư của ngài về phân định dựa trên kinh nghiệm của Thánh I-Nhã (1491-1556) tác giả các bài tập Linh Thao và là người sáng lập Dòng Tên.
Ngài nói: “Phân định là bài tập về trí thông minh, sự khéo léo nhưng cũng là sức mạnh của ý chí, để nắm bắt thời điểm thuận lợi: đó là những điều kiện cần thiết để có được lựa chọn đúng đắn trong những tình huống bất ngờ, trong đó điều quan trọng và khẩn cấp là phải đưa ra quyết định.”
1. Đơn sơ và thân tình cầu nguyện với Chúa
Đức Phanxicô mở đầu bài giảng: “Cầu nguyện là sự trợ giúp không thể thiếu để phân định thiêng liêng” giúp chúng ta “nói với Thiên Chúa cách đơn sơ và thân thuộc, như khi chúng ta tâm tình với một người bạn”. Đó là “đi vào sự thân mật với Chúa, với tâm tình tự phát yêu thương.”
Không cần những lời đao to búa lớn, không cần đọc những lời cầu nguyện “như vẹt”, lời cầu nguyện của chúng ta có thể đơn giản như nụ cười hay lời chào.
Một dấu hiệu không sai lầm: “Khi tôi gặp Chúa trong lời cầu nguyện, tôi vui vẻ. (…) Ngược lại, buồn bã, sợ hãi là dấu hiệu khi chúng ta xa cách Chúa”.
2. Biết mình
Để có thể có một lựa chọn đúng đắn, chúng ta cần hiểu rõ chính mình. “Hiểu mình liên quan đến các khả năng nhân bản của chúng ta: trí nhớ, trí tuệ, ý chí, tình cảm. Chúng ta phải chú ý đến “cách chúng ta làm mọi việc”, đến “những cảm giác sống trong chúng ta”, đến “những suy nghĩ lặp đi lặp lại chi phối chúng ta, thường thường chúng ta không hay biết.”
Làm thế nào để đạt được? Bằng cách cuối ngày ghi lại “hành trình của cảm xúc”: “Điều gì đã đến với tâm hồn tôi hôm nay? (…) Điều gì làm tôi phản ứng? Điều gì làm tôi buồn? Điều gì làm tôi hạnh phúc? Tôi đã làm gì sai và tôi có làm tổn thương người khác không?”
Không phải lúc nào cũng dễ dàng để có thể một mình làm được điều này. Đức Phanxicô khuyên chúng ta có người đồng hành thiêng liêng để giúp chúng ta “thấy rõ những lập lờ nghiêm trọng trong chính những điều chúng ta cân nhắc về mình và trong quan hệ của chúng ta với Chúa. Nó làm sáng tỏ những suy nghĩ tiêu cực đang có trong lòng chúng ta để chúng ta có thể cảm thấy mình được Chúa yêu thương, có thể làm những điều tốt đẹp cho Ngài”.
3. Lướt qua quyển sách đời mình
Đức Phanxicô mô tả một cách thực tế: “Cuộc sống của chúng ta là ‘quyển sách’ quý giá nhất được giao cho chúng ta, một quyển sách mà nhiều người hối tiếc đã không đọc hoặc đọc quá muộn trước khi chết. Tuy nhiên, chính trong quyển sách này, chúng ta lại tìm thấy điều mà chúng ta tìm kiếm một cách vô ích bằng những phương tiện khác.”
Cách đọc này tập trung vào ý nghĩa của các sự kiện. Phân định, là vượt ra ngoài hành động cụ thể để đặt nó trong bối cảnh rộng lớn hơn: “Suy nghĩ này đến từ đâu? Những gì tôi cảm thấy bây giờ, nó đến từ đâu? Điều này dẫn tôi đến đâu? (…) Có điều gì đó mới đến với tôi bây giờ hay tôi đã nhận thấy nó vào lúc khác? (…) Cuộc đời muốn nói với tôi điều gì qua chuyện này?”
Cách này giúp chúng ta đuổi đi “những suy nghĩ làm chúng ta xa rời chính mình” và “những thông điệp rập khuôn làm tổn thương chúng ta” (bạn chẳng là gì, chẳng có gì chạy với bạn, bạn sẽ không làm được đâu).
Đức Phanxicô nói, dừng lại để nhận ra những gì trải qua trong lòng mình giúp chúng ta “để ý đến những phép lạ nhỏ bé mà Thiên Chúa tốt lành đã làm cho chúng ta mỗi ngày”, cũng như “những hướng đi khả dĩ khác giúp chúng ta củng cố nét đẹp nội tâm, bình an và sáng tạo”.
Câu chuyện về các sự kiện trong cuộc đời cũng giúp chúng ta “nắm bắt được những sắc thái và chi tiết quan trọng để có thể thấy những công cụ hỗ trợ quý giá cho đến nay vẫn còn bị giấu kín.”
4. Lắng nghe khát khao sâu thẳm của mình
Đức Phanxicô giải thích, phân định “là hình thức tìm kiếm luôn phát sinh từ những gì chúng ta thiếu. Khát vọng là khao khát viên mãn, dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa bên trong chúng ta. Nó gợi lên một đau khổ, một thiếu hụt, nhưng đồng thời cũng là một căng thẳng để có được điều mình thiếu”. Vì thế hiểu theo cách này, khát khao của chúng ta là “chiếc la bàn để chúng ta hiểu mình đang ở đâu và sẽ đi đâu”. Biết rằng, “trái ngược với mong muốn hay cảm xúc nhất thời, khát khao luôn tồn tại mãi với thời gian và có xu hướng thành hiện thực.”
Để đến được với ước muốn sâu xa nhất của mình, chúng ta để câu Chúa Giêsu nói với người mù ở Giêricô vang vọng trong lòng mình: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” (Mc 10, 51).”
5. Nhận ra sự an ủi đích thực
Trên con đường “tìm kiếm điều tốt đích thực”, người tín hữu biết mình đi đúng đường khi cảm nghiệm được “sự an ủi” thể hiện qua niềm vui và bình tâm lâu dài.
Đức Phanxicô giảng: “An ủi thiêng liêng là kinh nghiệm sâu sắc về niềm vui nội tâm giúp chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự. Đó không phải là loại cố gắng ép buộc ý chí chúng ta, cũng không phải là cảm giác hưng phấn nhất thời. Trên hết, nó liên kết với hy vọng hướng về tương lai. Niềm an ủi thúc giục chúng ta tiến lên (…), bước những bước đầu tiên.”
6. Đừng để bị lừa dối bởi an ủi giả tạo
Chúng ta phải học cách để phân biệt “an ủi giả tạo” thường biểu hiện qua “nhiệt tình thoáng qua, rớt xuống và biến mất”. Điều này để lại sự “trống rỗng” và thường dẫn đến việc “thu vào chính mình và không quan tâm đến người khác”.
Điều nguy hiểm là chúng ta tìm kiếm an ủi “một cách ám ảnh như chính nó là mục đích và quên Chúa.” Khi đó, rủi ro sẽ là sống mối liên hệ với Thiên Chúa “một cách trẻ con, tìm kiếm lợi ích riêng của mình, cố gắng giảm thiểu Chúa thành một đối tượng để chúng ta dùng và tiêu thụ, quên đi món quà đẹp nhất là chính Thiên Chúa.
7. Giải mã kinh nghiệm sầu khổ
“Sầu khổ” ngược với an ủi, đó là trạng thái phiền muộn, lo lắng, bất mãn, buồn bã, nản lòng… Nó có thể ẩn chứa một thông điệp giúp chúng ta điều chỉnh lại con đường của mình. Đức Phanxicô nói: “Sầu khổ đôi khi đóng vai trò đèn đỏ: “Dừng lại, dừng lại! Đèn đỏ rồi. Dừng lại!”.
“Cú sốc tâm hồn” này có thể là “cơ hội để trưởng thành”: “Chúa chạm đến trái tim và một điều gì đó trỗi dậy trong chúng ta, nỗi buồn, hối hận về một chuyện gì đã qua, đó là lời mời bắt đầu cuộc hành trình. “Tại sao tôi buồn? Điều gì làm cho tôi sầu khổ?”
8. Đừng nản lòng
Chúng ta phải luôn cảnh giác khi chúng ta trải qua tình trạng sầu khổ. “Đối với ai (…) có ước muốn làm điều tốt, thì sầu khổ là trở ngại mà kẻ cám dỗ muốn làm chúng ta nản lòng”. Trong trường hợp này, Đức Phanxicô khuyên nên “hành động ngược với những gì đề xuất, quyết tâm làm những gì mình phải làm (…)” Chúng ta không thay đổi hướng đi trong cơn bão: “Một quy tắc khôn ngoan dạy rằng, đừng thay đổi gì khi đang sầu khổ. Thời tiết sẽ tốt, chứ không phải tâm trạng của lúc này, thời gian sẽ cho chúng ta thấy lựa chọn nào của chúng ta là đúng hay không.”
9. Nhận biết các dấu hiệu của một quyết định đúng đắn
Sau khi phân biệt những thuận lợi và khó khăn của quyết định được đưa ra, chú ý đến các chuyển động bên trong (an ủi, sầu khổ), cầu nguyện, đến lúc quyết định.
Quyết định là tốt khi:
→ Nó không thực hiện dưới tác động của “sợ hãi, đe dọa về mặt tình cảm hoặc bị ép buộc”;
→ Nó mang đến “một bình tâm kéo dài với thời gian (..). Một bình an mang lại hài hòa, hiệp nhất, nhiệt thành, sốt sắng”;
→ Nó mang lại cảm giác “ở đúng vị trí của mình trong cuộc sống, trong thanh thản tinh thần” với khả năng đối diện với “khó khăn bằng nghị lực, bằng sức mạnh của một tâm hồn được đổi mới”;
→ Nó để chúng ta “tự do với những gì đã được quyết định, sẵn sàng đặt câu hỏi về nó, thậm chí từ bỏ nó khi đối diện với những phủ nhận có thể có, cố gắng tìm trong đó lời giáo huấn khả dĩ của Chúa”.
10. Luôn cảnh giác
Một khi quyết định được đưa ra, chúng ta phải tiếp tục cảnh giác. Đức Kitô mời gọi các môn đệ hãy tỉnh thức (Lc 12, 35-37). Đức Phanxicô giải thích: “Đó không phải là mối nguy hiểm của một thứ trật tâm lý, nhưng là thứ trật thiêng liêng, một cái bẫy thực sự của thần dữ.”
Cảnh giác là để “quan sát trái tim của chúng ta và hiểu những gì đang diễn ra bên trong”. Đó là “thái độ thông thường cần áp dụng khi cư xử trong cuộc sống, để chúng ta có những lựa chọn tốt sau khi phân định rõ ràng, được thực hiện một cách kiên trì và nhất quán và đơm hoa kết trái”. Vì nguy hiểm đang chực chờ những ai “quá tự tin, mất khiêm nhường để canh giữ lòng mình”, quên trông cậy vào ơn Chúa.
Có ba cách để chúng ta duy trì cảnh giác:
→ Dựa vào Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo hội sẽ giúp chúng ta “đọc được những gì đang xảy ra trong tâm hồn, học cách nhận ra tiếng Chúa và phân biệt với những tiếng khác dường như bắt chúng ta phải chú ý”. Cách tốt nhất để nghe là đọc một đoạn Tin Mừng, năm phút mỗi ngày, dù chỉ một phút cũng đủ… “Hãy để Lời Chúa đến gần trái tim chúng ta”.
→ Hãy sống mối liên hệ với Chúa như mối tương giao bạn bè. “Ngài muốn là bạn với chúng ta (…) Khi chúng ta có kinh nghiệm này, trái tim chúng ta mềm ra, những nghi ngờ, sợ hãi, cảm giác không xứng đáng tan biến. Không gì có thể chống lại với tình yêu khi gặp được Chúa.”
→ Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Đấng hiện diện trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta để khi chúng ta đọc Lời Chúa, Lời sẽ gợi mở cho chúng ta một ý nghĩa mới, mở ra những cánh cửa dường như đã đóng, chỉ ra những nẻo đường xưa cũ dường như chỉ là bóng tối và nhầm lẫn.”
Đức Phanxicô kết luận: “Mục đích của phân định là để nhận ra ơn cứu độ của Chúa thực hiện trên cuộc đời chúng ta, nó nhắc nhở, chúng ta không bao giờ một mình và nếu chúng ta đấu tranh, thành công hay không mới là quan trọng. Chúa Thánh Thần luôn ở cùng chúng ta.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)
Bài cùng chuyên mục:

Tìm kiếm bình an nội tâm ư? Hãy thử đi xưng tội! (21/03/2023 08:53:43 - Xem: 290)
Trong số những hậu quả của tội lỗi phải kể đến: sự căng thẳng, hỗn loạn, ích kỷ, kiêu ngạo, tự ái và lục đục. Ân sủng của Bí tích giải tội sẽ giúp chống lại những hậu quả tiêu cực này của tội lỗi.

Mặt trái tấm thảm (14/03/2023 15:53:40 - Xem: 526)
Dù đã lớn tuổi, người ta vẫn có thể và có cách phục vụ cộng đoàn lớn nhỏ theo ơn gọi và trong khả năng của mình, đặc biệt qua lời cầu nguyện và những hy sinh âm thầm.

Để phân định trước một quyết định (12/03/2023 13:10:46 - Xem: 411)
Bạn đã bao giờ viết ra một ngày của mình sẽ như thế nào nếu bạn có tất cả thời gian, tiền bạc và tự do trên thế giới chưa?

8 cách cầu nguyện trong suốt Mùa Chay (25/02/2023 14:53:46 - Xem: 559)
Số người cầu nguyện trên thế giới nhiều thế nào thì có bấy nhiêu cách cầu nguyện, nhưng một vài phương pháp cầu nguyện có thể giúp chúng ta đặc biệt chuẩn bị tinh thần trong Mùa Chay:

Ngôn ngữ tình yêu của bạn là gì? (14/02/2023 07:43:03 - Xem: 499)
Những gì chúng ta đang làm cho người mình yêu thương không quan trọng bằng việc chúng ta đang làm điều đó cùng nhau.

Thiên Chúa ở đâu trong trận động đất? (10/02/2023 05:51:34 - Xem: 940)
Thiên Chúa có mặt trong nỗi cô đơn, nỗi đau khổ và nỗi âu lo của ta trước cái chết; Người hiện diện ở những nơi mà ta không thể đi xa hơn được để mở cửa sự sống cho ta.” (Youcat 9).

Mối tương quan của bạn với Thiên Chúa sẽ như thế nào? (08/02/2023 16:34:15 - Xem: 551)
Dưới đây là một vài điều đã giúp tôi tìm được mối tương quan với Thiên Chúa của riêng mình.

ChatGPT nói về vai trò của Kinh Thánh (04/02/2023 14:20:58 - Xem: 681)
Các tu sĩ là những người có vai trò là giáo sư hoặc giảng viên tại một tổ chức tôn giáo hoặc trường đại học.

Những nhận thức thiêng liêng từ quyết tâm cho năm mới (20/01/2023 14:31:40 - Xem: 855)
Nếu bạn vững vàng để nâng tầm đời sống thiêng liêng trong năm mới, thì đây là những bài học mà chúng ta có thể học từ những quyết tâm của năm mới để trở nên cân đối và thon thả.

Một năm dù bộn bề cũng ráng về nhà đón giao thừa với mẹ cha (17/01/2023 14:29:09 - Xem: 981)
Khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng, ba mẹ con chẳng ai bảo ai cùng hướng mắt ra phía cổng. Chúng tôi cùng đợi cha về…
-
Suy Tư TM Lễ Lá: Nghịch lý của tình yêu và đau khổ
Bước vào Lễ Lá, bạn và tôi thấy Đức Ki-tô được tôn vinh như là một vị Vua nhưng Ngài là vị Vua không ngai.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Đấng bảo hộ gia đình
Thánh cả Giuse, người thợ mộc, không được Kinh Thánh đề cập nhiều, tại sao lại có thể là người bảo hộ cho các gia đình?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật Lễ Lá năm A
Qua bài Thương Khó, ta cần khám phá ra con người mình qua cách hành xử của Philatô, Hêrôđê, Phêrô, Giuđa, các thượng tế, khách qua đường…
-
Khi Linh mục khóc
Khi bạn nhìn thấy linh mục khóc, hay chính bạn là linh mục đã từng khóc, bạn hãy đi hỏi Chúa, chứ đừng hỏi người trần mắt thịt. Chúa sẽ...
-
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội...
-
Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về...
-
Thầy đến và đánh thức
Khi chứng kiến phép lạ anh La-da-rô sống lại, các môn đệ thấy rõ Đức Giê-su là ai, và biết rõ: Thầy ý thức mọi điều đang xảy ra xung quanh.
-
Đọc Kinh thánh với niềm tin
Giả như ai có còn thiếu lòng tin này, cứ xin Chúa giúp mình đến với Lời của Ngài. “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”
-
Giảng lễ thế nào cho hay?
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê