Văn hóa - Lẽ sống

Một năm dù bộn bề cũng ráng về nhà đón giao thừa với mẹ cha

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,946
  • Ngày đăng: 17/01/2023 14:29:09

MỘT NĂM DÙ BỘN BỀ CŨNG RÁNG VỀ NHÀ

ĐÓN GIAO THỪA VỚI MẸ CHA

 

Khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng, ba mẹ con chẳng ai bảo ai cùng hướng mắt ra phía cổng. Chúng tôi cùng đợi cha về… Đó là đêm giao thừa duy nhất không có cha ở cạnh.

 

 

Cha làm bảo vệ ở công trường. 
Tết năm ấy, cha nhận nhiệm vụ ở lại trực đêm 
giao thừa.

 

Nhà vốn dĩ không neo người, nhưng các chị lấy chồng xa, thành ra dịp Tết nào cũng thiếu người này người kia, chẳng mấy khi đông đủ.

 

Chỉ còn tôi và em gái út chưa lấy chồng nên chị em tôi bảo ban nhau ráng sắp xếp chuyện học hành về đúng dịp Tết để đón giao thừa cùng cha mẹ.

 

Nhưng Tết năm ấy, khi tiếng chuông nhà thờ ngân vang báo hiệu năm mới gõ cửa, ba mẹ con chẳng ai bảo ai cùng hướng mắt ra phía cổng. Chúng tôi cùng đợi cha về…

 

Đợi cha về để xông đất năm mới, khi đó làn hương trầm tỏa lan khắp căn nhà.

 

Đợi cha về cắt chiếc bánh chưng xanh, mang niềm vui đoàn viên. Nhưng cha vẫn chưa về…

 

Công việc đánh bắt cá vào mùa rét không khấm khá, gia đình gặp nhiều khó khăn, người đàn ông trụ cột trong gia đình đành bỏ nghề chài lưới để xin vào công trường kiếm thu nhập.

 

Việc học của mấy chị em tôi trông đợi vào khoản thu nhập bấp bênh, ít ỏi đó của cha. Để có tiền xoay xở cho gia đình, cha đành nhận thêm việc xuyên Tết.

 

Nghĩ đến cha một mình đón giao thừa xa nhà trong cái lán lợp tạm, cơn gió lạnh kéo đến rít lên liên hồi. Đêm giao thừa, ba mẹ con ôm nhau khóc trong căn nhà rộng thênh thang.

 

Đêm giao thừa đáng nhớ đó đã thôi thúc chúng tôi - những người con xa xứ, dù một năm có vất vả, nhọc nhằn đến thế nào cũng phải về nhà những ngày Tết.

Về nhà, để đón Tết đoàn viên bên gia đình, cắt bánh chưng xanh.

 

Về nhà, để cùng mẹ cha đón chào khoảnh khắc thiêng liêng đêm giao thừa, chúc phúc cho nhau trong những ngày đầu năm mới.

 

Hai năm dịch COVID-19 ập đến khiến kinh tế lao đao, những người con xa xứ càng nhọc nhằn hơn bao giờ hết khi nghĩ đến lo lắng, sắm sửa chi tiêu ngày Tết, quà biếu hai bên gia đình nội ngoại. 

 

Có người đã nhiều năm rồi không dám về nhà vì sợ Tết. Đúng hơn là sợ không kiếm đủ tiền để chi tiêu, biếu mẹ cha, tiền lì xì dịp Tết.

 

Chị gái tôi cũng đã mấy năm rồi không về nhà. Nhưng năm nay, chị quyết tâm dành dụm tiền để bắt xe về quê. Chị nói dù khó khăn mấy cũng về.

 

Trong cuộc sống, ai ai cũng vật lộn với công cuộc mưu sinh, nhất là những người trẻ càng mong muốn thể hiện mình bằng cách làm việc chăm chỉ để tăng thu nhập.

 

Nhưng đồng tiền dù có đáng quý đến thế nào cũng không thể nào bằng giây phút đoàn viên.

 

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, điều cha mẹ mong mỏi hơn cả là nhìn thấy những đứa con học tập, làm ăn xa nhà về đoàn tụ trong ngày Tết.

Năm mới sang, tóc mẹ cha ngày một bạc đi, còn những đứa con ngày càng lớn lên, nhắc nhở những người con phải biết trân quý thời gian ở bên gia đình.

 

(thanhan(tuoitreonline)

Bài cùng chuyên mục:

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 195)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 179)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 898)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 387)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 474)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 492)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 525)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,307)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7