Văn hóa - Lẽ sống

Một chút tâm tư của Y Bác sĩ Công giáo nơi tuyến đầu

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,261
  • Ngày đăng: 23/09/2021 09:56:15

MỘT CHÚT TÂM TƯ CỦA Y BÁC SĨ CÔNG GIÁO NƠI TUYẾN ĐẦU

 

"Những người bệnh tôi gặp chính là người thân của tôi, và tôi sẽ là người thân của họ..."

 

 

Bao tháng ngày qua, dịch bệnh hoành hành kéo dài không dứt, với con số người nhiễm bệnh vẫn cứ tăng cao. Trong bao tháng ngày của đại dịch đó, các y bác sĩ phải ngày đêm gồng mình đi phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, tạm xa gia đình người thân, gác lại những dự tính của cá nhân, quên mình vì người khác... Các vị đã hi sinh âm thầm lặng lẽ, chỉ mong sao cứu sống các bệnh nhân mà mình đang chăm sóc.

 

Khi làm thiện nguyện viên, tôi có làm việc chung với nhiều y bác sĩ là người Công giáo tại bệnh viện Hồi Sức Cấp Cứu. Tôi thấy họ vất vả làm việc, không than vãn, cố gắng hết sức để cứu sống bệnh nhân qua cơn nguy kịch, âm thầm cầu nguyện cho các bệnh nhân sắp ngưng thở... Tôi hỏi về tâm tư của các anh chị thì có một nữ bác sĩ trẻ chia sẻ chút tâm tư:

 

“Hôm nay nhận được tin nhắn từ một thầy đã từng tham gia thiện nguyện trong mùa Covid, được hỏi về nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, về tâm tư khi đi chống dịch, bất chợt trong lòng tôi có một chút bâng khuâng. Mỗi người, một nỗi niềm riêng; để trong lòng hay nói ra thì đó cũng là chuyện riêng tư…

 

Với tôi, ở nơi xa ấy có người cha già đau yếu, ngày ngày chống chọi với căn bệnh mãn tính. Anh chị tôi làm công nhân cũng vật lộn với cái khó chung của xã hội. Dù ít nói chuyện, ít gặp gỡ, nhưng có một mối dây vô hình là tình thương bao bọc lẫn nhau.

 

Còn với tính cách của tôi, tôi vẫn lặng lẽ dõi theo, âm thầm quan tâm đến người thân, vì với gia đình, tôi không đủ can đảm và mạnh mẽ như bên ngoài mà mọi người vẫn thấy. Thậm chí có lúc tôi còn làm ra vẻ lạnh lùng. Tôi vẫn mong rằng mọi người sẽ vì thế mà bớt quan tâm tới tôi. Tôi đã nợ họ quá nhiều, nhiều hơn rất nhiều so với những điều tôi làm được cho họ.

 

Dần dần tôi nhận ra, thời gian sẽ qua đi, nên tôi muốn cho tình yêu được thể hiện nhiều hơn theo đúng nghĩa của nó. Vì thế, tôi đã khác, tôi đã cho người thân trong gia đình thấy tôi cười nhiều hơn. Chỉ vậy thôi nhé, tôi xin phép không nhắc đến những mất mát, những thương tích của những người thân yêu ấy.

 

Lần này tôi đi theo tiếng gọi của đất nước, cũng là đi theo tiếng lòng muốn dấn thân của tôi. Tôi đã nguyện dâng và phó thác mọi sự cho Đức Trinh Nữ Maria - Mẹ của đời tôi. Gia đình thân yêu của tôi, chắc chắn Mẹ Maria đã thay tôi chăm sóc và Mẹ còn ban ơn cho gia đình tôi nhiều hơn những gì tôi có thể nghĩ ra được.

 

Tôi cũng không nhớ nhà, chỉ có chạnh lòng mỗi lúc nghe tin cha tôi trở bệnh. Nhưng tôi vẫn tin có Mẹ Maria lo cho cha tôi. Tôi đã nói dối gia đình rằng: tôi không tiếp xúc với bệnh nhân Covid vì sợ mọi người lo lắng. Đó là tôi sợ thôi, chứ biết đâu họ lại rất mong tôi làm việc có ích như thế thì sao nhỉ? Nhưng dù sao, tôi vẫn cứ sợ họ lo lắng…

 

Nhưng vào đây rồi, đã qua một khoảng thời gian không ngắn không dài, tôi xác tín: Những người bệnh tôi gặp chính là người thân của tôi, và tôi sẽ là người thân của họ. Có nỗi đau nào như nỗi đau chia ly: lúc yếu đuối nhất, chính là giờ phút cuối đời, cũng không gặp được người mình thương. Những bệnh nhân covid đã trải qua những nỗi đau thật đau ấy. Vậy nỗi đau, nỗi sợ riêng tư của tôi đâu có là gì. Không là gì cả!

 

Tôi lại nhận ra rằng: Tình yêu thương sẽ là liều thuốc tốt, cùng với các trị liệu khác, sẽ cho bệnh nhân thêm chút an lòng. Tình yêu sẽ lớn hơn mọi nỗi sợ hãi và đớn đau. Tôi cũng học được điều đó nơi những đồng nghiệp, những tình nguyện viên đang trao gửi yêu thương ở đây.

 

Đó là một chút tâm tư cá nhân. Tôi chia sẻ một chút thôi, không đại diện cho tổ chức, không đại diện cho một ai khác, mà chỉ là tâm tư của cá nhân tôi.

 

Hy vọng bầu trời xanh mãi xanh, tình yêu mãi là tình yêu chân thành. Trong mọi biến cố, mọi hoàn cảnh, dù có ra sao, hãy tin rằng một vầng sáng tươi đẹp vẫn ở đâu đó. Nếu bạn thực sự muốn tìm, bạn sẽ thấy. Nguyện chúc bình an của Đức Kitô đến cho tất cả mọi người.”

 

Trong nơi bệnh viện này, các y bác sĩ không phân biệt bệnh nhân là ai, từ đâu đến, họ luôn chăm sóc bệnh nhân như chính người thân của mình. Một chị điều dưỡng chia sẻ:

"Con đang trực đêm tại bệnh viện, có một bác 65 tuổi mới vô, đang ngủ và được theo dõi sát, mà bác đó không ăn cơm, còn mặc đồ lịch sự thắt dây nịt. Tự nhiên con nhớ đến ba con. Xong rớt nước mắt, mong ba mẹ luôn bình an trong sự quan phòng của Chúa.

 

Chỉ cần nhìn thấy các bác lớn tuổi, mà một thân một mình vô bệnh viện vì Covid là lòng con lại nghĩ đến ba mẹ ở nhà. Trong đại dịch này, con cảm nhận được Chúa muốn dùng con làm việc của Chúa, dù con yếu đuối... nên Chúa ơi, Chúa cùng con làm việc của Chúa. Vậy xin Chúa gìn giữ những người con thương yêu, Chúa nhé!”

 

Xin cám ơn tấm lòng, trái tim của các y bác sĩ - đã dành cho bệnh nhân là chính anh em của mình như Chúa đã dạy “hãy yêu thương nhau”.

 

Xin Chúa luôn đồng hành cùng các anh chị trên con đường phục vụ này.

Xin Chúa ra tay ngăn chặn cơn dịch bệnh để các anh chị trở về với gia đình, trở lại cuộc sống bình thường. Cái ‘bình thường cũ’ đã qua đi rồi, chúng ta cùng sống trong cái ‘bình thường mới’...

 

Antôn Chung Chí Tâm, LaSan (TGPSG)

Bài cùng chuyên mục:

Nữ tu và việc đào tạo tri thức (07/05/2024 21:17:17 - Xem: 278)

Ưu tiên của chúng ta là đào tạo những người có khả năng cống hiến hết năng lực của mình, bởi vì bạn không thể cho người khác những gì bạn không có.

Linh mục tốt cần học suốt đời (27/04/2024 22:03:37 - Xem: 401)

Để bước theo Chúa trên mọi nẻo đường bất kể chông gai, việc học là cơ hội để các linh mục có thể theo Chúa sát hơn. Lý do? Ơn gọi là tương quan trực tiếp của đương sự với Thiên Chúa.

Tại sao những người độc thân nên lần chuỗi Mân Côi? (27/04/2024 07:42:28 - Xem: 406)

Dưới đây là một số lý do tại sao việc lần hạt Mân Côi lại tốt cho người độc thân, và tại sao những năm tháng độc thân của bạn là thời điểm lý tưởng để gia tăng lòng sùng kính Đức Mẹ.

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 343)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 382)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 409)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 426)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 596)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 551)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 719)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7