Suy tư - Cảm nghiệm

Luật Chúa truyền và Luật trần gian

  • In trang này
  • Lượt xem: 723
  • Ngày đăng: 28/02/2024 08:09:58

LUẬT CHÚA TRUYỀN VÀ LUẬT TRẦN GIAN

 

Tiền tài, danh vọng, chức tước, địa vị, vật chất sẽ qua đi, nhưng giá trị tinh thần, đời sống đạo đức sẽ còn mãi, và được lưu truyền mãi mãi.

 

 

Bôn ba khắp trốn tìm lời giải đáp cho những vấn nạn cuộc đời, anh Suzuki dừng chân trước một ngôi thánh đường nguy nga, tráng lệ, anh ngỡ ngàng với sự hồ hỡi sống vui tươi, thân thiện của giáo dân vùng Nam Mỹ. Đứng hồi lâu trước khuôn viên nhà thờ, anh tự hỏi mình: tôi là một người Công Giáo, nhưng tâm hồn tôi xa Chúa, dẫu rằng mỗi tuần đến tham dự Thánh lễ Chúa Nhật; biết bao lần tôi cầu nguyện nhưng tâm trí tôi cứ quanh quẩn bởi nhiều điều lo toan với cuộc sống vật chất; biết bao lần tôi phải đối diện với luật đời và luật đạo; và biết bao phen tôi vật lộn với chính sự ương hèn của chính mình, v.v...

 

Thưa quý bà và anh chị em, tâm tư của anh Suzuki phần nào cũng là nỗi trăn trở của chúng ta. Sống trong xã hội bị chi phối với nhiều luật lệ, nguyên tắc, dường như chúng ta bị cuốn vào guồng xoáy giữ luật hơn là sống tinh thần luật; xem trọng luật trần gian hơn luật Chúa truyền qua sứ vụ của Hội Thánh. Đáng buồn hơn nữa, chúng ta rơi vào chủ nghĩa duy luật, và trở nên cứng nhắc với những điều lệ mà quên đi phần cốt lõi của luật, đó là tình yêu và giải thoát. Thậm chí, trong một ý nghĩa nào đó, chúng ta trở nên ‘nô lệ’ của luật lệ, hoặc để cho những điều lệ xã hội trói buộc chúng ta.

 

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến luật Chúa truyền dạy qua Mười Điều Răn (x. Xh 20, 1-17). Nói đến điều răn, chúng ta thường nghĩ ngay đến những điều phải tuân giữ, những điều bắt buộc với ý nghĩ tiêu cực; trái lại, Mười Điều Răn cũng có thể được gọi là Mười Điều Cam Kết giữa Thiên Chúa và con người. Và khi nói đến cam kết, thì chắc hẳn phải có hai bên, và đôi bên đều tự nguyện giao ước và tuân giữ. Quý ông bà và anh chị đã thuộc nằm lòng Mười Điều Răn này, nhưng thiết nghĩ để sống đúng tinh thần của nó lại là một vấn đề khác. Thí dụ, nhiều năm qua đã biết bao lần chúng ta tham dự Thánh lễ với thói quen, hoặc với ý nghĩ: không đi thì Chúa phạt. Hoặc khi tham dự Bàn tiệc Thánh, chúng ta chỉ hiện diện với thân xác, còn tâm trí chúng ta đang lo nghĩ đến điều khác, hay đang suy tính...Dĩ nhiên, chỉ có Chúa và bản thân chúng ta mới biết những gì đang xảy ra trong tâm hồn hay trong tâm trí ta thôi, nhưng nếu ý thức lại thì ắt hẳn chúng ta cũng cảm thấy xấu hổ khi đến với Chúa với thái độ bất xứng này vì như Lời Kinh Thánh chép rằng: “dân này chỉ thờ Ta ngoài môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta” (x. Mt 15, 8). Thiên Chúa mong muốn, mời gọi chúng ta sống cam kết tình yêu với Ngài, vui tươi tuân giữ giới răn yêu thương, quảng đại trao ban, hy sinh cho tha nhân và phụng sự Chúa. Đừng tần tiện thời giờ với Chúa, đừng chôn giấu tài năng, ơn sủng Chúa ban, nhưng hãy dâng lên Chúa tất cả thời gian, cơ hội để phụng sự Chúa và yêu mến tha nhân, cũng như quảng đại cho đi, dân hiến qua việc phục vụ cộng đoàn. Như thế, chúng ta đang sống tinh thần luật, sống những điều chúng ta đã và đang cam kết với Thiên Chúa.

 

Thứ đến, Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy ưu tiên, chăm lo về phần thiêng liêng nữa “người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (x. Mt 4, 4b). Xã hội thực dụng ngày nay đưa chúng ta vào chỗ quy tất cả giá trị tinh thần ra vật chất, những gì có thể ‘cân, đo, đong, đếm’ được; hoặc nhiều lúc, chúng ta cứ để con thuyền đời sống thiêng liêng bị sóng gió, bảo tố ‘danh vọng, tiền tài, địa vị’, những gì có thể nhìn thấy, hay chóng qua đưa đẩy đến chỗ chìm sâu dưới đáy đại dương ‘hư vô’. Để khỏi rơi vào tình trạng bi đát này, chúng ta cần tỉnh thức, cải hối tận căn, sống theo tinh thần luật Chúa truyền dạy tóm lại trong giới răn yêu thương: Yêu Chúa – thương người. Thật vậy, chúng ta không phủ nhận điều này: vật chất cần thiết cho cuộc sống thân xác của con người chúng ta; tuy nhiên, nó không quyết định đời sống hạnh phúc trường tồn của chúng ta. Hơn nữa, nó chẳng phải là tiêu chuẩn đánh giá, khuôn vàng thước ngọc của giá trị tâm linh, đời sống thiêng liêng. Tiền tài, danh vọng, chức tước, địa vị, vật chất sẽ qua đi, nhưng giá trị tinh thần, đời sống đạo đức sẽ còn mãi, và được lưu truyền mãi mãi.

 

Giờ đây, chúng ta hãy đặt mình trước Chúa và tha nhân; trong thinh lặng, chúng ta nhìn lại thái độ, động lực thúc bách chúng ta sống theo luật Chúa truyền, hay chỉ giữ luật Chúa dạy? Chúng ta biết chăm lo, vun trồng đời sống đức tin hay chỉ chạy theo đời sống vật chất chóng qua? Trong niềm tín thác, tin tưởng và nhận mình là kẻ yếu hèn trước Chúa, chúng ta cùng xin Chúa ban cho chúng ta biết can đảm dứt bỏ những gì đang cản trở đời sống đức tin, cắt bỏ những gì khiến chúng ta xa lìa Chúa, xa lìa luật Chúa truyền dạy.

 

Trần gian này chọn đường thênh thang

Chúa dạy con đi qua con đường hẹp

Gian trần này chọn đường vinh quang

Chúa hy sinh bước trọn đường thập hình.

 

Trần gian này chọn đường huênh hoang

Chúa dạy con đi trong khiêm nhường

Gian trần này chọn đường lợi danh

Chúa đưa con bước trọn đường hy sinh.

 

Trần gian này chọn đường khinh chê

Chúa dạy con bao dung nhân hiền

Gian trần này chọn đường âu lo

Chúa đưa con bước vào đường an vui.

 

Trần gian này chọn đường vinh hoa

Chúa dạy con đi qua thập hình

Gian trần này chọn đường hư vô

Chúa đưa con bước vào đường ơn thiêng.

 

                             Lm. Xuân Hy Vọng

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024 (06/12/2024 05:52:18 - Xem: 189)

Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng” để có thể đến với mọi người

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024 (05/12/2024 17:49:23 - Xem: 212)

Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp.

Mầu nhiệm của Mùa Vọng (04/12/2024 07:38:01 - Xem: 194)

Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính Ngài thực hiện chương trình cứu độ nhân loại.

Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024 (30/11/2024 05:29:13 - Xem: 273)

Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần lớn Tân Ước dành cho biến cố cánh chung này.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024 (30/11/2024 05:26:55 - Xem: 257)

Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.

Đức Giesu Kito, một vị Vua khác (23/11/2024 05:51:35 - Xem: 849)

Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là Vua của tình yêu và sự sống” (Thánh Augustinô).

Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 630)

Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 534)

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.

Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 969)

Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?

Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 431)

Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7