Văn hóa - Lẽ sống

Lì xì nhiều là yêu thương nhiều, thật ư?

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,530
  • Ngày đăng: 15/01/2023 14:28:06

LÌ XÌ NHIỀU LÀ YÊU THƯƠNG NHIỀU, THẬT Ư?

 

 

Quan điểm 'lì xì ngày tết là một món nợ' của đạo diễn Lê Hoàng với những phát ngôn đanh thép gây ra nhiều luồng ý kiến tranh cãi trong cộng đồng mạng. Nét đẹp ngày xuân biến thành 'món nợ' từ bao giờ?

 

 

Gần đây, khi nghe trẻ con cạnh nhà xôn xao bàn tán về chuyện lì xì tết, tôi nhận thấy trẻ em thời nay đang dần rời xa giá trị đích thực của phong tục mừng tuổi tốt đẹp lâu nay. Biết bao đứa trẻ đang mặc định lì xì là phải nhiều tiền, càng nhiều tiền càng vui. Đáng tiếc thay!

 

Một bé học lớp 6 trong nhóm hí hửng mách nhỏ với đám bạn rằng đã nghe bố mẹ bảo nhau mừng tuổi hai đứa con tiền triệu, mỗi cháu một triệu đồng vì cả năm mới có được mấy ngày vui nên cho các cháu nhiều tí để tiêu xài thoải mái. Đám bạn còn lại nhao nhao “sướng thế” và ra sức kể khổ vì bố mẹ chỉ mừng tuổi vài chục và nhiều nhất là hai trăm nghìn.

 

Quả thật, với mức thu nhập trung bình của chúng tôi hôm nay, chuyện bỏ phong bao lì xì bao nhiêu mỗi năm là cả một vấn đề đáng suy nghĩ. Bỏ tiền trăm thì không có mà cho tiền chục thì sẽ bị bọn trẻ, thậm chí là ba mẹ các con chê ít, rồi giận hờn, khó chịu ra mặt.

 

Tôi còn nhớ người bạn của mình năm ngoái đi chúc tết, lì xì con nhà người ta 20.000 đồng và đứa bé nhanh chóng xé toạc phong bao, móc tờ polymer ra và bĩu môi thả xuống bàn. Bạn tôi kể lúc đó “đứng hình” và nghẹn cả lời. Còn bố mẹ đứa trẻ cười xuề xòa xem như đó là một chuyện bình thường.

 

Các diễn đàn mạng xã hội gần đây lại ngập tràn những lời than vãn vì bọn trẻ chê người lớn này “kẹo kéo” khi chỉ lì xì vài chục nghìn. Không ít người dùng mạng xã hội kể lại tình huống “đơ người” khi bắt gặp vẻ mặt hờn dỗi của lũ trẻ mỗi khi xé toạc phong bao đỏ có tờ tiền với mệnh giá không như ý.

 

Thậm chí, có những người dùng mạng xã hội hỏi thăm nhau “năm nay nên lì xì bao nhiêu là vừa?” hoặc là đề nghị “nên đưa ra một mức sàn lì xì thống nhất để khỏi mất lòng nhau!”. Điều này cho thấy ý nghĩa tốt đẹp của phong tục mừng tuổi, chúc sức khỏe thông qua những chiếc phong bao đỏ thắm biến tướng và nặng giá trị đồng tiền.

 

Trách ai bây giờ? Trách bọn trẻ vô cảm hay trách chúng ta vô tâm đã quên dạy con bài học về lì xì cả ở phương diện cho và nhận?

 

Con trẻ không thể ngày một ngày hai mà biết khen tiền nhiều chê tiền ít. Phải chăng con đã nghe lời bình phẩm từ người lớn về cách lì xì nhiều-ít, rộng rãi-keo kiệt để rồi bắt đầu định hình về giá trị vật chất của phong bao, giá trị của lời chúc qua mệnh giá của tờ polymer?

 

Bên cạnh đó, người lớn chúng ta đang "tập hư" cho con trẻ bằng cách cố bỏ nhiều tiền vào phong bao để “lấy lòng” con trẻ hoặc “ra oai” với thiên hạ. Quen nhận phong bao nhiều tiền dẫn đến nguy cơ trẻ em sẽ có thái độ chê bai phong bao “tiền lẻ”. Thương trẻ như thế khác nào chúng ta đang tập hư cho các con về giá trị của đồng tiền!

 

Dịp tết, bên cạnh việc dạy con chăm việc nhà và trải nghiệm không khí đón xuân, tôi nghĩ rằng mỗi bố mẹ cần chú trọng dạy con về ý nghĩa tốt đẹp của phong tục lì xì. Những chiếc phong bao đỏ thắm đó ẩn chứa bao lời chúc tốt lành, yêu thương gửi gắm cho nhau và đồng tiền trong ruột chỉ mang giá trị tượng trưng.

 

Đừng bao giờ đánh đồng việc lì xì nhiều tiền là yêu thương nhiều, lì xì ít tiền là keo kiệt! Một chiếc phong bao trao đi, con trẻ cần nhận với thái độ biết ơn và gửi lời chúc năm mới an lành. Đặc biệt, tuyệt đối không bao giờ được mở phong bao và đánh giá nhiều-ít trước mặt khách!

 

Thiết nghĩ bố mẹ đều có thể là người thầy đầu tiên dạy con bài học ứng xử với phong bao lì xì thật tử tế!

 

Trang Hiếu( thanhnien.vn)

 

Bài cùng chuyên mục:

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 195)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 179)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 898)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 387)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 474)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 492)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 525)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,307)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7